Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: eb8c66a1-b91b-90f0-c4c5-012c6feed84d.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông phải thật sự là cơ sở tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục

12/11/2014

Trao đổi về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, ĐBQH Nông Thị Bích Liên (Hà Giang) đề nghị, Nghị quyết của QH về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cần quy định cơ chế, chính sách cụ thể tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động các nguồn lực bảo đảm thực hiện thành công việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015. Và, nếu triển khai một cách đồng bộ và quyết tâm cao thì mục tiêu đến năm 2023 áp dụng đại trà chương trình, sách giáo khoa mới sẽ khả thi.

- Là một người công tác trong ngành giáo dục trong nhiều năm, Đại biểu đánh giá như thế nào về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông Chính phủ trình Quốc hội tại Kỳ họp này, theo tinh thần cụ thể hóa Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo?

- Ngày 4.11.2013, tại Hội nghị lần thứ Tám, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XI đã ban hành Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Ngày 9.6.2014, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị quyết số 44/NQ-CP về chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29. Nghị quyết 44 đã xác định những nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp chủ yếu; chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch hành động, tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát, đánh giá thực hiện Nghị quyết 29, nhằm tạo chuyển biến căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo và phấn đấu đến năm 2030 nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Và trên hết là thực hiện được mục tiêu căn bản nhất: chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.

Tôi cơ bản tán thành với việc Chính phủ trình Quốc hội Đề án tại Kỳ họp thứ Tám này và cũng như tán thành nội dung, chương trình của Đề án là tập trung đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Bởi, theo tôi, sách giáo khoa hiện hành nhìn chung còn nghiêng về trang bị kiến thức lý thuyết; chưa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức; phát triển khả năng sáng tạo, tự học của học sinh. Hình thức giáo dục chủ yếu là dạy học trên lớp; việc tổ chức các hoạt động xã hội; hoạt động trải nghiệm... chưa thực sự được quan tâm, chú trọng. Trong khi đó, đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sẽ là cơ sở để tạo sự chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng và hiệu quả giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phát triển năng lực và phẩm chất người học; chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống đạo đức, lối sống; nâng cao năng lực ngoại ngữ, thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học và phát huy được năng lực học tập suốt đời.

- Có ý kiến cho rằng, việc biên soạn sách giáo khoa cần được xã hội hóa. Quan điểm của Đại biểu về vấn đề này như thế nào? Có nên thực hiện thí điểm trước khi áp dụng Đề án đại trà?

- Việc thực hiện xã hội hóa công tác biên soạn sách giáo khoa là một hướng đi phù hợp, song cần được xem xét và quy định rất cụ thể và chặt chẽ. Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa nên thực hiện trên cơ sở chương trình chuẩn được Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, khi tiến hành biên soạn sách giáo khoa, các tổ chức, cá nhân được giao thực hiện việc biên soạn các sách giáo khoa cần được thẩm định một cách nghiêm túc, khách quan, tránh lợi ích nhóm.

Và trước khi áp dụng đại trà, Đề án cần được thực hiện thí điểm nhằm hạn chế rủi ro, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư trong quá trình triển khai Đề án. Sau khi thí điểm, cần đánh giá, tổng kết một cách cụ thể, chi tiết và đề xuất giải pháp nhằm thực hiện đại trà thực sự có hiệu quả.

Như Đại biểu nói, sẽ dễ xảy ra tình trạng lợi ích nhóm trong việc thẩm định các bộ sách giáo khoa. Vậy theo Đại biểu, quy định tất cả sách giáo khoa phải được Bộ Giáo dục và Đào tạo thẩm định, phê duyệt trước khi sử dụng, liệu có phù hợp?

- Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa sẽ mang lại nhiều sự lựa chọn hơn cho các cơ sở giáo dục, đào tạo thông qua nhiều bộ sách giáo khoa được sử dụng. Do vậy, việc thẩm định chất lượng các bộ sách giáo khoa đóng vai trò rất quan trọng. Theo tôi, việc thẩm định, phê duyệt các bộ sách giáo khoa trước khi đưa vào sử dụng có thể giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thực hiện. Tuy nhiên, để tránh tình trạng lợi ích nhóm, tôi nghĩ Bộ là cơ quan chỉ đóng vai trò cơ quan chủ quản, chủ trì và phối hợp với các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia có kinh nghiệm hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo thực hiện việc thẩm định chất lượng các bộ sách giáo khoa này.

- Cho đến thời điểm báo cáo Đề án trước QH, dường như kinh phí thực hiện vẫn là điểm khiến nhiều ĐBQH băn khoăn nhất?

- Theo Tờ trình số 335/TTr-CP ngày 18.9.2014 của Chính phủ trình QH trong Phiên khai mạc thì tổng kinh phí dự kiến để thực hiện Đề án là 462 tỷ đồng. Kinh phí này phục vụ thực hiện các nhiệm vụ: tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ biên soạn, thẩm định chương trình, sách giáo khoa... nghiên cứu mô hình sách giáo khoa điện tử để từng bước biên soạn, thực nghiệm và sử dụng ở những nơi có điều kiện. Ngoài ra, kinh phí còn được sử dụng để biên soạn tài liệu phục vụ tập huấn giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông; đánh giá, điều chỉnh, hoàn thiện chương trình; tập huấn cho đội ngũ cốt cán về quy trình, kỹ thuật; tổ chức tập huấn qua internet cho giáo viên các cơ sở giáo dục phổ thông...

Các nội dung, hạng mục thuộc các khâu trong quy định biên soạn chương trình, sách giáo khoa phổ thông đã được liệt kê khá chi tiết. Dự toán kinh phí của đề án đã tách riêng các khoản chi trích kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương với nguồn tài chính chi qua ngân sách địa phương và nguồn tài chính xã hội hóa từ các cá nhân, tổ chức khác.

Tuy nhiên, cá nhân tôi vẫn băn khoăn về kinh phí thực hiện Đề án. Kinh phí dự kiến được Chính phủ trình ra lần đầu tiên quá lớn so với tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế, khoảng 34 nghìn tỷ đồng. Sau đó, Chính phủ đã điều chỉnh xuống còn khoảng 800 tỷ đồng và tổng kinh phí dự kiến mới nhất như tôi đã đề cập hiện là 462 tỷ đồng. Tôi đề nghị, Chính phủ cần phải tính toán thật chặt chẽ, cụ thể, chi tiết tổng mức kinh phí phù hợp phục vụ thực hiện Đề án và trích từ nguồn nào; nếu không chỉ với con số 462 tỷ đồng chưa chắc đã làm nên thành công của Đề án.

- Vậy theo Đại biểu, cần làm gì để Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông thực sự khả thi khi áp dụng đại trà?

- Để đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, một trong những nội dung quan trọng, ảnh hướng lớn đến tiến trình thực hiện, hiệu quả của Đề án là việc đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ giáo viên và chuẩn bị kỹ lưỡng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ Đề án. Bởi, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp là hai yếu tố cơ bản cùng với chương trình, sách giáo khoa cấu thành chất lượng giáo dục. Do đó, để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông thành công cần bổ sung hai nhiệm vụ: phát triển đội ngũ giáo viên và chuẩn hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị trường lớp. Các nhiệm vụ này phải được xây dựng thành đề án riêng và triển khai sớm, đồng bộ, thống nhất cùng với việc thực hiện Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Theo đó, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, cán bộ quản lý do ngành giáo dục đảm nhiệm, còn việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường cần sự hợp tác, phối hợp thực hiện của các bộ, ngành liên quan dưới sự chỉ đạo chung của Chính phủ.

Thêm vào đó, tôi đề nghị Nghị quyết của QH về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông cần quy định cơ chế, chính sách cụ thể tạo cơ sở pháp lý cho việc huy động các nguồn lực bảo đảm thực hiện thành công việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015. Tôi cho rằng nếu triển khai một cách đồng bộ và quyết tâm cao thì mục tiêu đến năm 2023 áp dụng đại trà chương trình, sách giáo khoa mới sẽ khả thi.

- Xin cám ơn Đại biểu!

(Theo Đại biểu Nhân dân)