Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: bfd466a1-c989-90f0-c4c5-00635ea19010.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Ý KIẾN ĐBQH TỈNH HÀ NAM: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở NƯỚC TA

25/04/2018

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Phùng Đức Tiến tỉnh Hà Nam về vấn đề thực trạng chất lượng giáo dục đại học ở nước ta.

Đại biểu Quốc hội Phùng Đức Tiến, tỉnh Hà Nam chất vấn Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ngày 01/11/2017, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đã có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Phùng Đức Tiến tỉnh Hà Nam về vấn đề thực trạng chất lượng giáo dục đại học ở nước ta.

Nội dung chất vấn của Đại biểu Quốc hội Phùng Đức Tiến, đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam như sau: 

Thực trạng chất lượng giáo dục đại học ở nước ta?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản trả lời chất vấn như sau:

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn

  1. Thời gian vừa qua, chất lượng giáo dục đại học đã có những chuyển biến tích cực như sau:
  • Thực hiện quyền tự chủ theo Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ về thí điếm đối mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017, những mô hình quản lý giáo dục đại học mới đã bắt đầu hình thành như Câu lạc bộ Hiệu trưởng của một số khối trường theo ngành đào tạo. Những mô hình này bước đầu hoạt động hiệu quả trong việc xây dựng chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy, bồi dưỡng giảng viên,..  Một số trường đại học có uy tín đã thể hiện trách nhiệm trong việc cơ cấu lại hệ thống cao đẳng, đại học và chứng tỏ sự lan toả uy tín trong toàn hệ thống.
  • Các chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao, đào tạo kỹ sư, cử nhân tài năng, chương trình tiên tiến được nhiều trường đại học quan tâm phát triển. Đến nay, đã có 35 chương trình tiên tiến ở 23 cơ sở đào tạo; 16 chương trình kỹ sư chất lượng cao theo tiêu chuẩn của Cộng hoà Pháp ở 04 cơ sở đào tạo; 50 chương trình đào tạo theo định hướng ứng dụng nghề nghiệp (POHE) vả gần 200 chương trình chất lượng cao ở các cơ sở đào tạo khác. Ngoài ra, các trường đại học còn có hơn 500 chương trình Liên kết đào tạo quốc tế với các trường đại học uy tín trên thế giới.

Giáo dục đại học ở nước ta

  • Công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với giáo dục đại học tiếp tục được chú trọng với sự nỗ lực và hoạt động tích cực của 4 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục và một số cơ sở giáo dục đại học. Đến nay, có 04 trường đại học được đánh giá ngoài và được công nhận kết quả kiểm định theo tiêu chuẩn đánh giá cơ sở giáo dục của Hội đồng cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo đục đại học Pháp (HCERES) và 01 trường hiện được đánh giá ngoài bởi AUN- QA. Bên cạnh đó, nhiều chương trình đào tạo đã đăng ký đánh giá ngoài với tổ chức kiểm định có uy tín trên thế giới như ABET, AUN, CTI, ACBSP và FIBAA,...
  • Nhiều trường đại học Việt Nam có tên trong bảng xếp hạng top 300, 400 trường của khu vực Châu Á do tổ chức xếp hạng QS (Quacquarelli Symonds) đánh giá. Cụ thể, năm 2017, Đại học Quốc gia Hà Nội xếp hạng 139, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh xếp hạng 142, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội xếp trong nhóm 291-300, Trường Đại học cần Thơ xếp trong nhóm 301-350 và Đại học Huế xếp trong nhóm 351-400. Sự xuất hiện ngày càng nhiều trường đại học Việt Nam trong các bảng xếp hạng đại học quốc tế và khu vực cho thấy những chuyển biến tích cực về chất lượng đào tạo và nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc xếp hạng đại học.
  • Các cơ chế chính sách về đào tạo, khởi nghiệp được xây dựng và hoàn thiện để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao như: Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp; ban hành một số văn bản để nâng cao chất lượng giáo dục đại học như quy định về mở ngành đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ; liên kết đào tạo; đào tạo liên thông; quy chế đào tạo vừa học, vừa làm; quy chế đào tạo từ xa; quy chế đào tạo tiến sĩ.
  1. Tuy nhiên, giáo dục đại học Việt Nam còn tồn tại một số hạn chế sau:
  • Chuyển biến về chất trong giáo dục đại học chưa đồng đều, chưa mang tính hệ thống. Một số cơ sở đào tạo, đầu tư cho các điều kiện đảm bảo chất lượng không tương xứng với quy mô đào tạo; nhiều cơ sở chưa nghiên cứu nhu cầu nhân lực của thị trường lao động để đào tạo những ngành xã hội cần, chủ yếu đào tạo dựa vào khả năng của cơ sở đào tạo dẫn đến tình trạng mất cân đối giữa cung và cầu.
  • Việc minh bạch các thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng, công bố chuẩn đầu ra của các trường còn mang tính hình thức, chưa được xem là cam kết của trường đối với người học.
  • Tự chủ đại học mới được thực hiện thí điểm trên cơ sở hệ thống pháp lý chưa hoàn thiện và thiếu dồng bộ nên việc triển khai còn nhiều lúng túng, chưa thống nhất. Việc triển khai ngay trong những trường được giao thí điểm vẫn hạn chế do cơ chế quản trị chưa hoàn thiện (nhiều trường chưa thành lập Hội đồng trường) và cách hiểu về tự chủ còn nhiều quan điểm khác nhau (chủ yếu thiên về tài chính).
  1. Sự gắn kết giữa đào tạo và nhu cầu xã hội

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản trả lời chất vấn như sau:

Ở Việt Nam, việc hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp còn nhiều hạn chế. Rào cản lớn nhất của hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay là sự thiếu hụt thông tin từ cả hai phía. Bên cạnh đó, phần lớn các hoạt động hợp tác đều xuất phát từ các mối quan hệ cá nhân giữa cán bộ, giảng viên trong trường đại học với đại diện doanh nghiệp, làm giảm tính bền vững và chuyên nghiệp trong quản lý, tổ chức các hoạt động. Hình thức hợp tác phổ biến hiện nay là: tuyển dụng trực tiếp từ trường đại học, một số doanh nghiệp tạo điều kiện cho sinh viên thực hành, thực tập, làm quen với môi trường thực tế trước khi tốt nghiệp.

Chương trình hợp tác giữa hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp

Để khắc phục tình trạng này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT ngày 14/6/2015 quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp đối với mỗi trình độ đào tạo của giáo dục đại học, trong đó yêu cầu Hội đồng thẩm định chương trình đảo tạo có đại diện của cơ quan sử dụng lao động tham gia. Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tích cực tuyên truyền nhằm thay đổi tư duy về việc hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp: cả hai bên cần nhận thức rõ ràng về những lợi ích và giá trị gia tăng thông qua sự hợp tác.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có các văn bản nhằm đẩy mạnh đào tạo gắn với nhu cầu xã hội trong các ngành, lĩnh vực cụ thể như áp dụng cơ chế đặc thù đào tạo các ngành về du lịch, công nghệ thông tin; đồng thời sẽ tạo điều kiện đế các cơ sở giáo dục đại học tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp trong những lĩnh vực được Đảng và Nhà nước chủ trương phát triển trong thời gian tới.

  1. Đến bao giờ Việt Nam có trường đại học xếp ở top 100 trường đại học hàng đẩu thế giới?

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản trả lời chất vấn như sau:

Hiện nay, trên thế giới có một số tổ chức xếp hạng các trường đại học như QS World Universities Ranlcing, THE - Times Higher Education, Tổ chức Tư vấn xếp hạng Thượng Hải của Trường Đại học Giao thông Thượng Hải, Webometrics... Mỗi một tổ chức đều xây dựng hệ thống các tiêu chí và cách tính điểm phù hợp mục đích xếp hạng của tổ chức xếp hạng. Nhìn chung, theo kết quả của các tổ chức xêp hạng công bố thì các trường ở nhóm đầu (top 100, top 200) đều là các trường đại học lớn, lâu đời của các nước có nền kinh tê phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Thuỵ Sĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức...

Với mức học phí đại học thấp; chi phí đào tạo bình quân cho một sinh viên còn thấp; nguồn lực đầu tư cho giáo dục đại học, nghiên cứu khoa học còn nhiều hạn chế. Trong những năm vừa qua, được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, một số trường đại học của Việt Nam với sự nỗ lực cố gắng đã phấn đấu được xếp hạng trong nhóm top 200, 300, 400 trường của khu vực Châu Á. Đây là kết quả đáng khích lệ khi các trường đại học của Việt Nam chủ động đăng ký xếp hạng khu vực và thế giới để khẳng định uy tín, chất lượng. Tuy nhiên, để phấn đấu có một số trường của Việt Nam lọt vào top 100 trường đại học trên thế giới là điều khó khả thi trong giai đoạn hiện nay. Với mong muốn có các trường đại học của Việt Nam có thứ hạng cao so với các trường đại học trên thế giới, cần có sự đầu tư đồng bộ cho hệ thống giáo dục đại học nói chung và một số trường đại học hàng đầu của Việt Nam nói riêng cả về cơ chế, chính sách cũng như các nguồn lực cần thiết.

Triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 (Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 22/7/2016 của Chính phủ), Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng dự thảo Đề án Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và đào tạo giáo viên giai đoạn 2017- 2025, định hướng đến năm 2030, trong đó có tiêu chí phấn đấu đến năm 2025 có ít nhất 05 cơ sở giáo dục đại học nằm trong nhóm 200 đại học hàng đâu của Châu Á theo bảng xếp hạng QS.

Toàn bộ nội dung văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

File đính kèm