Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: bad666a1-39f3-90f0-c4c5-0425797d7566.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Ý KIẾN ĐBQH TỈNH LÂM ĐỒNG: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT, HẠN CHẾ THÔNG TIN XẤU, ĐỘC HẠI TRÊN MẠNG XÃ HỘI

25/04/2018

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng về các giải pháp kiểm soát, hạn chế thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội và chiến lược của ngành trong tương lai nhằm khắc phục tình trạng trên.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng

Ngày 15/11/2017, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn đã có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng về các giải pháp kiểm soát, hạn chế thông tin xấu, độc hại trên mạng xã hội và chiến lược của ngành trong tương lai nhằm khắc phục tình trạng trên.

Nội dung chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng như sau:

Hiện nay, cùng với sự phát triển của Internet, mạng xã hội đang là một trong những cách thức lan truyền thông tin rất nhanh, bên cạnh những kênh truyền thông, báo chí chính thống thông tin đúng đắn, kịp thời tình hình chính trị, kỉnh tế và mọi mặt đời sổng của xã hội đến các tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội. Bên cạnh đó nhiều thông tin phản động, độc hại, phản cảm vẫn đang tồn tại và lan truyền trên mạng xã hội, nhất là những trang mạng xã hội có máy chủ đặt ở nước ngoài. Bộ Thông tin và Truyền thông đã có nhiều cổ gắng trong việc quản lý, kiểm soát tình trạng này nhưng hiệu quả đạt được vẫn chưa như mong muốn. Kính đề nghị Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết Bộ đã có những giải pháp gì đế kiếm soát, hạn chế thông tin xẩu, độc hại trên mạng xã hội, nhất là những trường hợp máy chủ đặt ở nước ngoài; chiến lược của Ngành trong tương lai nhằm khắc phục dần thực trạng nêu trên?

Về vấn đề Đại biểu nêu, Bộ Thông tin và Truyền thông trả lời như sau:

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn

Nội dung thông tin trên mạng hiện nay được cung cấp bởi hai nguồn: Thứ nhất là từ các cơ quan báo chí chính thống (gồm báo chí in, báo chí điện tử và phát thanh, truyền hình) và thứ 2 là từ truyền thông xã hội. Với hai nguồn cung cấp như trên, tác động của từng nguồn đối với xã hội cũng khác nhau.

Việc quản lý cơ quan báo chí chính thống có các quy định của pháp luật, cụ thể là Luật Báo chí, các văn bản hướng dẫn và các văn bản liên quan.

Đối với các thông tin được cung cấp bởi loại hình truyền thông xã hội thì được chia làm hai loại:

  • Thứ nhất: do tổ chức, cá nhân trong nước cung cấp, được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp phép hoạt động. Các trang này phần lớn đều tuân thủ quy định của pháp luật hiện, hành của Việt Nam.
  • Thứ hai: do tổ chức, cá nhân tại nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam, trong đó Facebook và Google là những nền tảng dịch vụ mạng xã hội được người dùng Việt Nam sử dụng nhiều nhất.

Các thông tin tiêu cực như thông tin sai lệch, xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân, thông tin phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam, kêu gọi kích động biểu tình, chống phá nhà nước... chủ yếu tồn tại trên các mạng xã hội nước ngoài gây thiệt hại về kinh tế, tổn hại danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân và gây hoài nghi, hoang mang trong dư luận xã hội. Nguyên nhân là do nhận thức của người sử dụng cho rằng mạng xã hội là môi trường ảo nên có thể tự do phát ngôn mà không phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra, trước đây các trang mạng xã hội nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam gần như chưa bị điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật Việt Nam dẫn đến tình trạng việc theo dõi, xử lý các thông tin vi phạm còn gặp khó khăn do có sự khác biệt về môi trường pháp lý.

  1. Các biện pháp Bộ đã triển khai:

Trong thời gian qua, Bộ Thông tin và Truyền thông đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường quản lý nội dung thông tin trên mạng, đấu tranh ngăn chặn các thông tin xấu độc, vi phạm pháp luật, như:

  • Tham mưu Quốc hội, Chính phủ ban hành, sửa đối, bổ sung một số văn bản quy phạm pháp ỉuật nhằm tăng cường quản lý Internet và thông tin trên mạng. Các văn bản quy phạm pháp luật gồm:
  • Luật An toàn thông tin mạng được Quốc hội thông qua ngày 19/11/2015;
  • Nghị định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng;
  • Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện;
  • Thông tư số 09/2014/TT-BTTTT ngày 19 tháng 8 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chi tiết về hoạt động quản lý, cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử và mạng xã hội;
  • Thông tư số 38/2016/TT-BTTTT ngày 26 tháng 12 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc cung cấp thông tin công cộng qua biên giới.

Hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đang tham mưu Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 72/2013/NĐ-CP về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, thay thế Nghị định số 159/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, xuất bản và Nghị định số 174/2013/NĐ-CP 'quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.

  • Tăng cường xử lý các đổi tượng có hành Vỉ sai trái, phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội.

Từ năm 2016 đến nay, Bộ Thông tin và Truyền thông đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường xử lý các đối tượng có hành vi sai phạm, phát ngôn thiếu chuẩn mực trên mạng xã hội.

Trong trường hợp xác định được nhân thân của đối tượng cung cấp thông tin vi phạm các quy định hiện hành thì tuỳ theo mức độ, Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ áp dụng hình thức xử lý kịp thời thông qua việc xử phạt vi phạm hành chính và biện pháp kỹ thuật, áp dụng theo quy định tại Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện. Trường họp vi phạm mức độ nhẹ thì nhắc nhở, rút kinh nghiệm, trường hợp vi phạm ở mức độ nặng có thể xem xét xử phạt vi phạm hành chính, thu hồi giấy phép, thu hồi tên miền, v.v...

Trong trường hợp không xác định được nhân thân của tố chức, cá nhân vi phạm thì Bộ gửi yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ như Google, Youtube, Facebook,... thực hiện các biện pháp ngăn chặn, gỡ bỏ theo quy định tại Thông tư số 38/2016/TT-BTTTT.

  • Tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các công ty truyền thông, quảng cáo lớn trong nước nhằm chấn chỉnh hoạt động quảng cáo trên môi trường mạng, nhất là hoạt động quảng cáo trên các trang mạng nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam như Facebook và Google, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 17/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo.
  • Chỉ đạo các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường tuyên truyền, nâng cao ý thức, trách nhiệm cho người sử dụng Internet và mạng xã hội; phê phán các hành vi sai phạm khi sử dụng mạng xã hội; vạch trần âm mưu, thủ đoạn lợi dụng Internet và mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước của các thế lực thù địch; làm rõ những hoạt động kinh doanh vi phạm pháp luật Việt Nam của các trang mạng nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam, đặc biệt là Google và Facebook.
  • Chủ động đàm phán, đẩu tranh quyết ỉỉệt với Googỉe và Facebook, buộc 02 doanh nghiệp này phải cam kết và nghiêm túc triển khai việc ngăn chặn, gỡ bỏ các thông tin phản động, xấu độc trên hai mạng xã hội này khi có yêu cầu từ phía Chính phủ Việt Nam.
  • Các cơ quan chức năng của Bộ Thông tin và Truyền thông đã sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ về kỹ thuật nhằm xử ỉỷ các nguồn phát tản thông tin sai lệch, xuyên tạc, nói xấu, bôi nhọ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của tổ chức, cá nhân, thông tin phản cảm, vi phạm thuần phong mỹ tục Việt Nam, kêu gọi kích động biểu tình, chống phá nhà nước..., cụ thể đã chỉ đạo, điều phối các ISP tổ chức xây dựng và vận hành hệ thống kỹ thuật “chặn lọc” thông tin trên mạng Internet để đồng bộ điều phối các ISP về mặt kỹ thuật, thống nhất ngăn chặn các nguồn phát tán thông tin vi phạm.
  1. Kết quả cụ thề:
  • Năm 2016, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính 04 trường hợp với tổng số tiền xử phạt là 135 triệu đồng. Năm 2017, đã tiến hành xử phạt 24 trường hợp, với tổng sổ tiền xử phạt là 937 triệu đồng (hành vi vi phạm: hoạt động mạng xã hội không phép; thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức khác sai mục đích theo quy định của pháp luật; cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ sử dụng thông tin dịch vụ có nội dung vi phạm thuần phong mỹ tục, cờ bạc và lô đề trên mạng xã hội; cung cấp nội dung xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân).
  • Đối với công tác đấu tranh, ngăn chặn thông tin xấu độc trên Facebook và Youtube: Kết quả đạt được bước đầu khá tích cực. Các cơ quan báo chí vào cuộc mạnh mẽ, tuyên truyền đậm nét về chủ đề này. Các nhãn hàng, công ty quảng cáo lớn trong nước đều thực hiện đúng cam kết với Bộ Thông tin và Truyền thông: không quảng cáo trên nhũng vỉdeo clip, tài khoản vi phạm pháp luật trên 02 trang mạng xã hội Facebook và Youtube, trên các trang web vi phạm bản quyền. Một số công ty công nghệ trong nước tích cực tham gia hỗ trợ Bộ trong việc phát hiện và cảnh báo sai phạm trên mạng.

Google và Facebook đồng ý thiết lập cơ chế riêng cho phép Bộ Thông tin và Truyền thông được quyền yêu cầu gỡ bỏ nhiều nội dung vi phạm trong một lần thông báo; Google cam kết dừng trả tiền quảng cáo cho chủ sở hữu các video clip đăng tải trên trang Youtube bị Chính phủ Việt Nam thông báo vi phạm.

Tính đến tháng 10 năm 2017, Google đã ngăn chặn, gỡ bỏ được 4466 video clip xấu độc trên trang Youtube trong tổng số khoảng 5000 video clip theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông (chiếm tỷ lệ 90%, thuộc nhóm các nước được Google đáp ứng yêu cầu cao nhất trên toàn thế giới); Facebook đâ gỡ bỏ 107/107 tài khoản giả mạo, 394 link rao bán, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ bất hợp pháp, 159 tài khoản nói xấu, bôi nhọ lãnh đạo, tuyên truyền chống phá Đảng, Nhà nước.

Để tạo nên một số kết quả bước đầu trong việc đàm phán với Google, Facebook như đã nêu trên, một phần không nhỏ là do sự hỗ trợ của truyền thông. Song song với việc quyết liệt triển khai các giải pháp khi phát hiện vi phạm về quảng cáo trên Youtube, thì việc cung cấp, định hướng thông tin kịp thời cho các cơ quan báo chí đã tạo được hiệu ứng truyền thông trong và ngoài nước, tạo nên sức ép khiến công ty mang tính toàn cầu như Google, Facebook phải nhượng bộ, thỏa hiệp, thể hiện rõ thiện chí hợp tác với Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ Thông tin và Truyền thông thường xuyên báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ban Bí thư. Bộ đã nhận được quan tâm sát sao, chỉ đạo kịp thời của Thủ tướng Chính phủ, Ban Bí thư để đạt được kết quả khả quan ban đầu như đã nêu trên.

Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an để xác định hành vi, đối tượng và ngăn chặn, xử lý các trường hợp vi phạm ẩn danh tính hoặc đối tượng chống phá Đảng, Nhà nước.

  1. Các giải pháp trong thời gian tới

3.1. Giải pháp về cơ chế chính sách:

  • Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, đảm bảo môi trường pháp lý bình đẳng, minh bạch, kịp thời bổ sung, xây dựng các văn bản mới và xây dựng cơ chế chính sách về thông tin điện tử cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn, đáp ứng hiệu quả quản lý, bổ sung các chế tài xử lý sai phạm nghiêm khắc hơn;
  • Xây dựng chính sách quản lý nội dung thông tin trên mạng theo kịp với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là sự phát triển của các công nghệ mới;
  • Tổ chức họp định kỳ, đột xuất nhằm định hướng, chấn chỉnh kịp thời hoạt động của các trang mạng xã hội trong nước;
  • Xây dựng chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước phát triển, tạo ra những “đơn vị tiên phong” đủ mạnh để cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.
  • Nâng cao năng lực quản lý, đẩy mạnh công tác kiểm tra, rà soát, kiên quyết xử lý thông tin sai phạm trên mạng Đối với các trường hợp vi phạm nhiều lần, mức độ nghiêm trọng có thể xem xét rút giấy phép; tăng cường hướng dẫn, phối hợp với Sở TTTT các địa phương và các đơn vị chức năng có liên quan xử lý hoạt động sai phạm về thông tin điện tử trên mạng.
  • Hiện nay, Bộ Công an đang chủ trì xây dựng Luật An ninh mạng, Bộ Thông tin và Truyền thông ủng hộ những nỗ lực của Bộ Công an và mong muốn Luật này sớm được ban hành.

3.2. Các giải pháp kỹ thuật:

  • Nghiên cứu phương án xây dựng công cụ quản lý, thu thập, phòng ngừa và cảnh báo; công cụ đánh giá truy cập website để làm căn cứ thực hiện các chính sách quản lý nhà nước về thông tin trên Internet;
  • Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đơn vị quản lý và doanh nghiệp; nghiên cứu, định hướng trong việc xây dựng bộ lọc và có cơ chế cập nhật khi có yêu càu để các doanh nghiệp thực hiện; kịp thời ngăn chặn truy cập, chia sẻ, tạm ngừng hiển thị nội dung trên mạng internet khi phát hiện thông tin vi phạm;
  • Chuẩn bị các phương án kỹ thuật phù hợp để có thể chủ động ngăn chặn các thông tin vi phạm trong trường hợp khẩn cấp với quyết tâm, thống nhất cao và sự phối hợp đồng bộ của các bộ, ngành, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet;
  1. Giải pháp truyền thông, nâng cao nhận thức:
  • Tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức cho người sử dụng về các quy định của pháp luật có liên quan nội dung thông tin trên mạng.
  • Tăng cường việc tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu với các thế hệ học sinh, sinh viên và các bậc phụ huynh nhằm cung cấp, trao đổi thông tin về những mặt tích cực và tiêu cực của Internet.
  • Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương, phối hợp trách nhiệm giữa các cơ quan chức năng với các tổ chức, đoàn thể, giữa gia đình và nhà trường, giữa ý thức cá nhân với các phong trào mang tính cộng đồng hướng tới một văn hóa Internet lành mạnh, đóng góp ngày càng tích cực và hiệu quả vào sự phát triển của toàn xã hội.
  • Khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội chủ động tổ chức các phong trào, chiến dịch cổ động nhằm phát triển các hoạt động mang tính nhân văn, hỗ trợ cộng đồng, đồng thời cũng họp tác với các cơ quan nhà nước, đặc biệt các tổ chức về tuyên truyền để cùng đẩy mạnh các hoạt động truyền thông phục vụ định hướng phát triển của Đảng, Nhà nước và Chính phủ.
  • Đối với các cơ quan nhà nước, đặc biệt là các cơ quan hoạt động trong lĩnh vực tuyên truyền, cần coi mạng xã hội cũng là một kênh truyền thông tương tự như báo, đài, truyền hình để tiến hành các hoạt động tuyên truyền.
  • Đối với các ban, ngành hoạt động tiếp xúc với người dân nhiều thì càng cần coi mạng xã hội cũng như Internet là một kênh quan trọng và cần có kế hoạch truyền thông của riêng mình, cần khuyến khích các cơ quan nhà nước bên cạnh website của mình cần mở thêm một kênh thông tin giới thiệu về chuyên ngành và lĩnh vực mình quản lý qua đó tiếp cận và đưa thông tin dễ dàng đến người dân.
  1. Giải pháp thúc đẩy mạng xã hội do doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp dịch vụ:

Hiện nay tại Việt Nam, một số mạng xã hội của nước ngoài như Facebook, Youtube vẫn đang chiếm phần lớn thị trường, chính vì vậy trong ngắn hạn, các giải pháp quản lý và tuyên truyền vẫn cần tiến hành đối với mạng xã hội này. Tuy nhiên về dài hạn, Việt Nam cần có những mạng xã hội tương đương, có khả năng thay thế hoặc cạnh tranh được với Facebook tại Việt Nam và do doanh nghiệp tại Việt Nam cung cấp dịch vụ. Do đó, cần có các giải pháp, cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ, thúc đẩy mạng xã hội trong nước phát triển.

  1. Hợp tác quốc tế:

Trong thời gian tới, Bộ sẽ tăng cường hợp tác quốc tế, thiết lập các đầu mối và cơ chế phối hợp giữa Bộ với các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới vào Việt Nam trong việc ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin xấu độc, vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam. Hiện nay, Bộ đã thiết lập được đầu mối với Google và Facebook. Đây là hai dịch vụ của nước ngoài có khá đông người Việt Nam sử dụng. Tới đây, Bộ sẽ thiết lập đầu mối, cơ chế hợp tác với một số doanh nghiệp khác như Apple (quản lý AppStore), Twitter, Microsoft...

Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong khu vực và trên thế giới để tăng cường trao đổi, họp tác quốc tế trong việc quản lý nội dung thông tin trên mạng nói chung và đối với việc xử lý thông tin vi phạm trên mạng nói riêng.

Tham khảo thông lệ quốc tế trong việc phối hợp, xử lý thông tin vi phạm của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ qua biên giới.

3.6 Tham gia phối hợp của các bộ, ngành:

Hiện nay, lĩnh vực quản lý của hầu hết các bộ, ngành đều được cung cấp trên mạng thông qua ứng dụng chuyên ngành, như mua bán trực tuyến, thanh toán trực tuyến, khám chữa bệnh trực tuyến, giáo dục - đào tạo trực tuyến, xem phim trực tuyến .. Do đó, việc quản lý hoạt động cung cấp, sử dụng thông tin, dịch vụ trên mạng liên quan đến nhiều bộ, ngành. Vì vậy, để việc quản lý nội dung, dịch vụ trên mạng một cách hiệu quả cần sự phối họp chặt chẽ giữa các bộ, ngành có liên quan. Theo đó, phân cấp trách nhiệm của các bộ, ngành có liên quan như sau:

  • Bộ TTTT: Là cơ quan chịu trách nhiệm đầu mối quản lý, xử lý thông tin vi phạm nói chung theo quy định về quản lý, cung cấp và sử dụng thông tin trên mạng;
  • Bộ Công an: Điều tra, phối hợp để xác định hành vi, nhân thân vi phạm, chuyển Bộ TTTT để xử lý vi phạm hành chính đối với những trường hợp xác định không xử lý hình sự.
  • Sở TTTT các tỉnh, thành phố: Phối hợp với Bộ TTTT và các Sở chức năng tại địa phương để xử lý với vi phạm xuất phát tại địa phương hoặc cá nhân vi phạm ở địa phương.
  • Các bộ, ngành khác căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình cần phối hợp với Bộ TTTT để xử lý các thông tin vỉ phạm chuyên ngành liên quan đến thuế, thanh toán trực tuyến, thương mại điện tử.

Toàn bộ nội dung văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

File đính kèm