Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 6c2467a1-5921-90f0-c4c5-0b3119ac2185.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH VƯƠNG VĂN SÁNG-LÀO CAI: GIẢI PHÁP CHO TÌNH TRẠNG BỎ HỌC GIỮA CHỪNG Ở VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ?

15/08/2018

Ngày 22/6/2018, Bộ Giáo dục và Đạo tạo đã có văn bản trả lời chất vấn của Đại biểu Quốc hội Vương Văn Sáng - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai, về những giải pháp nhằm thúc đẩy học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số đi học ở các cấp cao hơn.

 
Đại biểu Quốc hội Vương Văn Sáng - Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai chất vấn Bộ Giáo dục và Đào tạo
 
Nội dung chất vấn của Đại biểu như sau:
 
Hiện nay, việc vận động học sinh ra lớp ở cấp mầm non, cấp tiểu học ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt tỷ lệ cao. Tuy nhiên, đến cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông thì lại thấp. Lý do là họ nhận thức học chữ chỉ cần biết đọc và biết viết. Nếu học cao hơn như học nghề, học đại học thì rất tốn kém cả về vật chất và thời gian, ra trường lại khó kiếm được việc làm. Đề nghị Bộ trưởng cho biết Bộ trưởng có giải pháp gì để giải quyết tình trạng trên, để học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số tích cực đi học cũng như có cơ hội tìm kiếm việc làm?
 
Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV
 
Thời gian qua, giáo dục dân tộc luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc và ngày càng toàn diện của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Do đó, giáo dục và đào tạo vùng DTTS, miền núi, vùng kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn đã có những tiến bổ rõ rệt, tỷ lệ HS đến trường tăng cao, HS lưu ban, bỏ học ngày càng giảm, tỷ lệ HS hoàn thành và tốt nghiệp các cấp học tăng; việc thực hiện các chính sách đối với người dậy, người học nhìn chung đầy đủ, kịp thời, đạt hiệu quả trong việc khuyến khích HS học tập, thực hiện công bằn trong tiếp cận giáo dục.
 
Trong nhiều năm qua, Nhà nước có nhiều chính sách, bằng nhiều hình thức như cử tuyển, dự bị đại học, xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển, chính sách đào tạo cho vùng Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ, chính sách hỗ trợ học phí; ưu tiên trong tuyển sinh, đào tạo đối với người học vào học các ngành các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ… cho người học sinh sống tại các vùng kinht ế đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào DTTS nhằm đảm bảo nhu cầu nhân lực của địa phương, tính công bằng giữa các vùng miền. Tuy nhiên, nhìn chung giáo dục vùng DTTS, miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập, trong đó có những hạn chế và nguyên nhân như Đại biểu đã nêu.
 
Thời gian tới, Bộ GDDT sẽ tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp nhằm huy động và hỗ trợ trẻ em, học sinh vùng DTTS, miền núi tíhc cực đi học và được tham gia học tập ở những cấp học/trình độ cao hơn, cụ thể là:
  • Tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt các chủ trương, chính sách dân tộc của Đnagr và Nhà nước đối với giáo dục đào tạo vùng đồng bào DTTS, miền núi, vùng KT - XH đặc biệt khó khăn, thực hiện công bằng tròn tiếp cận giáo dục.
  • Chỉ đạo các địa phương hoàn thiện quy hoạch mạng lưới trường, lớp học phù hợp với điều kiến kinh tế, về biến đổi khí hậu và thiên tai, quy mô phát triển giáo dục của địa phương làm cơ sở cho việc đầu tư phát triển hệ thống trường, lớp, cơ sở giáo dục phù hợp với điều kiện của mjieefn núi, vùng DTTS, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh đến trường và tham gia học tập chất lượng. 
  • Đổi mới chương trình giáo dục, bảo đảm việc dạy học, kiểm tra, thi và đánh giá kết quả giáo dục phải đáp ứng yêu cầu phát triển phẩm chất và năng lực học sinh. Chỉ đạo thực hiện có hiệu quả QĐ số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông gia đoạn 2018 - 2025”.
  • Phối hợp với các bộ, ngành trình Chính phủ ban hành mộ số chính sách đặc thù để hỗ trợ phát triển giáo dục vùng đặc biệt khso khăn, vùng đồng bào DTTS: Đề án củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTBT và trường phổ thông có HSBT;  tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống trường PTDTNT; các chính sách ưu tiên, khuyến khích cho con em người DTTS vùng đặc biệt khó khăn…
  • Tiếp tục rà soát các chính sách phát triển giáo dục đào tạo vùgn DTTS, miền núi, từ đó đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và phối hợp với các bộ, ngành liên quan sửa đổi, bổ sung, ban hànhg mới các chính sách phát triển giáo dục đào tạo vùng DTTS, miền núi giai đoạn mới…
  • Phối hợp với các bộ, ngànnh, địa phươgn xây dựng quy hoạch dài hạn pahst triển nguồn nhân lực, dự báo nhu cầu về số lượng, chất lượng nhân ljwc, cơ cấu ngành nghề, trình độ. Trên cơ sở đó, đặt hàng và phối hợp với các cơ sở giáo dục, đào tạo tổ chức thực hiện./.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội