Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 2b3d67a1-c965-90f0-c4c5-0db643962dff.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC CHẬM BAN HÀNH VĂN BẢN HƯỚNG DẪN THI HÀNH LUẬT?

03/10/2018

Thời gian qua, tình trạng chậm trễ trong ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật còn diễn ra phổ biến; thậm chí có trường hợp ban hành văn bản quy định chi tiết trái pháp luật. Nhiều đại biểu quốc hội cho rằng, để tránh được tình trạng luật “chờ” nghị định, nghị định “chờ” thông tư thì Chính phủ cần có nhiều giải pháp sớm đưa luật vào cuộc sống.

Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã Hà Nội, trực thuộc Liên minh Hợp tác xã thành phố Hà Nội là một trong hàng chục quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã trong cả nước. Từ nguồn vốn này, hàng ngàn thành viên hợp tác xã đã được vay vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Thế nhưng, sau một thời gian hoạt động, Quỹ Hỗ trợ phát triển hợp tác xã thành phố Hà Nội nói riêng cũng như cả nước nói chung đã bộc lộ nhiều khó khăn, hạn chế. Nguyên nhân do chưa có hành lang pháp lý thống nhất cho tổ chức và hoạt động của các quỹ này.

Theo quy định tại Điều 6, Luật Hợp tác năm 2012, thì Hợp tác xã được Nhà nước hỗ trợ, ưu đãi nhiều nội dung trong đó có tiếp cận vốn và quỹ phát triển hợp tác xã. Tuy nhiên, đã 6 năm kể từ khi Luật hợp tác xã được Quốc hội thông qua, một số văn bản hướng dẫn thi hành luật vẫn chưa được ban hành, trong đó có quy định về tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển Hợp tác xã.

Tình trạng nợ đọng các văn bản hướng dẫn thi hành luật không chỉ xảy ra ở Luật Hợp tác xã mà còn ở nhiều luật khác và đã diễn ra trong thời gian dài, nhưng vẫn chưa được khắc phục triệt để. Thống kê của Bộ Tư pháp, đến cuối năm 2016 Chính phủ và các bộ, cơ quan ngang bộ nợ 35 văn bản, cuối năm 2017 nợ 10 văn bản. Theo kế hoạch 6 tháng đầu năm nay, Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ phải xây dựng, trình ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền 151 văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh. Trong đó, có 60 văn bản đã có hiệu lực và 91 văn bản chưa có hiệu lực. Tuy nhiên, tính đến ngày 30/6, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ mới ban hành được 93/151 văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh.

Ông Ngô Văn Trung, Phó Trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cho biết, việc chậm ban hành hướng dẫn thi hành luật gây không ít khó khăn, ảnh hướng đến tiến độ công việc cũng như chất lượng việc giải quyết các vấn đề liên quan. “Đối với ngành lao động thương binh và xã hội, cũng có một số văn bản hướng dẫn thi hành ban hành chậm ảnh hưởng không nhỏ khi tổ chức triển khai thực hiện luật. Có những văn bản ban hành nhưng chưa được tổ chức hướng dẫn triển khai mà có những vấn đề phát sinh trong thời điểm đó nhưng không có căn cứ và khung pháp lý nào để áp dụng. Bên cạnh đó, có những văn bản khi ban hành đã chậm nhưng chỉ một thời gian ngắn sau lại có một văn bản khác thay thế dẫn đến việc thực hiện luật ở cơ sở khó khăn khi giải quyết công việc”, ông Ngô Văn Trung nói.

Ông Ngô Văn Trung, Phó trưởng phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang

Không chỉ chậm trễ ban hành văn bản hướng dẫn luật, chất lượng nhiều văn bản ban hành không cao, tình trạng ban hành văn bản trái pháp luật vẫn còn phổ biến và thậm chí có chiều hướng gia tăng. Thống kê của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) cho thấy, so với năm 2016, tổng số văn bản được kiểm tra theo thẩm quyền năm 2017 tăng 45% và số văn bản phát hiện trái pháp luật về nội dung, thẩm quyền tăng trên 20%.

Điều đáng nói là không phải đến giờ, tình trạng nợ đọng văn bản mới được nhắc đến. Ngay từ nhiệm kỳ QH Khóa XIII, nhiều đại biểu quốc hội cũng đã lên tiếng về vấn đề này trong các phiên họp Thường vụ cũng như kỳ họp Quốc hội. Một trong những tình trạng khá phổ biến, là luật sau khi được ban hành còn phải chờ nghị định, nghị định lại chờ thông tư. Đây chính là lý do dẫn đến một số luật chậm đi vào cuộc sống.

Sau 3 năm thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và 5 năm thi hành Nghị quyết số 67/2013/QH13 “về việc tăng cường công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành”, tiến độ ban hành các văn bản dưới luật đến thời điểm này ra sao? Nguyên nhân và giải pháp nào dẫn tới tình trạng chậm chễ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật? Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội ghi nhận ý kiến của một số đại biểu Quốc hội về nội dung này:

Phóng viên: Thưa đại biểu, đại biểu có đánh giá như thế nào về tình trạng nợ đọng văn bản hướng dẫn thi hành luật diễn ra trong thời gian qua?

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre: Với sự quyết tâm của Quốc hội, Chính phủ tình trạng nợ văn bản hướng dẫn thi hành luật cũng được cải thiện. Tuy nhiên, theo tôi điều đáng lo hiện nay là việc hướng dẫn thi hành luật chất lượng chưa cao. Tình trạng chờ các văn bản hướng dẫn thi hành luật vẫn còn, nên phát sinh các thủ tục hành chính, làm mất đi nhiều cơ hội cho người dân và doanh nghiệp.

Đại biểu Bùi Thị An nêu thực trạng luật được thông qua và có hiệu lực 2 năm đến 3 năm mới có nghị định hướng dẫn thi hành

Đại biểu Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII: Theo quy định, khi ban hành luật thì đồng thời nghị định, thông tư cũng phải ban hành và điều này đã được Quốc hội khóa XIII quy định trong Nghị quyết số 67/2013/QH13, trong đó nhấn mạnh khi Chính phủ trình dự thảo luật thì phải kèm theo dự thảo nghị định. Thời gian qua một số luật khi trình Quốc hội đã thực hiện được điều này, tuy nhiên vẫn còn một số luật khi trình vẫn thiếu các dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành. Có tình trạng luật được thông qua được 2 năm, thậm chí 3 năm mới có nghị định hướng dẫn thi hành. Khi đó các quy định trong luật lại không phù hợp với thực tiễn. Điều này gây lãng phí lớn, bởi luật không đi vào cuộc sống, hệ lụy là tình trạng nhờn luật, làm suy giảm lòng tin của nhân dân vào sự nghiêm minh của pháp luật.

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang: Thời gian qua, hầu như không có luật nào không có một số điều khoản giao cho Chính phủ hoặc giao bộ ngành cụ thể hướng dẫn thi hành chi tiết điều luật. Tuy nhiên luật đã có hiệu lực pháp luật nhưng nghị định lại chưa ra đời.

Phóng viên: Để đẩy nhanh tiến độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện, theo đại biểu cần có những giải pháp quyết liệt như thế nào?

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre: Theo tôi, điều căn bản nhất là tinh thần làm luật phải đảm bảo tính khả thi. Luật cần rõ ràng, chi tiết, có khả năng thực thi trong thực tế, tránh xây dựng luật chung chung, mang tính lý luận cao. Khi ban hành luật, nếu có văn bản hướng dẫn thi hành thì cơ quan soạn thảo phải trình ngay văn bản hướng dẫn. Các đại biểu Quốc hội và Quốc hội cũng có quyền và trách nhiệm phải xem xét các văn bản hướng dẫn thi hành luật. Làm được điều này phải đảm bảo không xảy ra tình trạng chậm trễ trong ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật.

Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng, đại biểu Quốc hội tỉnh Bến Tre 

Bà Bùi Thị An, Đại biểu Quốc hội khóa XIII: Tôi cho rằng, nếu luật được ban hành mà chưa có nghị định thì không hiệu quả gây tâm lý không tốt trong thực tế. Tôi nghĩ rằng, Quốc hội khóa XIV sẽ khắc phục bằng cách yêu cầu khi Chính phủ trình dự thảo luật phải kèm theo dự thảo nghị định hướng dẫn. Nếu ban hành luật rồi Chính phủ mới ra nghị định, các bộ ra thông tư thì sẽ chậm trễ. Tôi cho rằng, Chính phủ nên coi việc ban hành các nghị định hướng dẫn thi hành luật là mục tiêu, là một trong những tiêu chí trong công tác thi đua, đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ.

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ cho rằng, tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật là tiêu chí khi đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của Chính phủ và các bộ cơ quan ngang bộ

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang: Tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật chính là một kênh để đại biểu Quốc hội đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của Chính phủ, các bộ ngành. Đây cũng có thể coi là tiêu chí để khi tiến hành lấy phiếu tính nhiệm để đại biểu căn cứ vào đó Chính phủ và các bộ có hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chính phủ cũng cần thông tin rõ từ đầu nhiệm kỳ, mỗi bộ ngành được Chính phủ giao ban hành bao nhiêu văn bản hướng dẫn thi hành để đại biểu đánh giá chất lượng, hiệu quả. Bên cạnh đó cần quy trách nhiệm cụ thể đối với người đứng đầu nếu để chậm trễ trong ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn các Đại biểu!

Lan Hương