Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 8b4767a1-c9d0-90f0-c4c5-09c29c1a8a9c.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CẦN CHUYỂN TỪ TƯ DUY SẢN SUẤT NÔNG SẢN SANG TƯ DUY KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

29/10/2018

Ngày 26/10, Quốc hội dành cả ngày để thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, đa số các đại biểu phấn khởi trước thành công to lớn trong phát triển kinh tế xã hội với những bước đột phá ngoạn ngục của Chính phủ. Tuy nhiên, các đại biểu cũng chỉ ra các tồn tại, hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới nhằm phát triển một cách toàn diện và bền vững.

Báo cáo trước Quốc hội về tình hình kinh tế năm 2018 và kế hoạch phát triển kinh tế năm 2019 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định với kết quả bản lề đạt được năm 2018 dự báo sẽ đạt được các mục tiêu kế hạch 5 năm năm 2016-2020, mà Nghị quyết Đại hội Đảng và Nghị quyết Quốc hội đã đề ra. Kết quả nổi bật là tăng trưởng sản phẩm quốc nội GDP 9 tháng đạt 6,98% ước cả năm vượt chỉ tiêu Quốc hội đề ra là 6,7%. Bình quân 3 năm 2016-2018 tăng 6,57%, năm nay là năm thứ 3 liên tiếp lạm phát đươc kiểm soát dưới 4%. Cổng Thông tin điện tử đã ghi nhận một số ý kiến cảu các Đại biểu Quốc hội.

Đại biểu Nguyễn Thanh Hiền, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An

Theo đại biểu Nguyễn Thanh Hiền, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An: Sau 3 năm thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ đã có nhiều biện pháp chỉ đạo cụ thể và có sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng doanh nghiệp và cả hệ thống chính trị. Nền kinh tế có nhịp độ tăng trưởng tốt, năm sau cao hơn năm trước, đầu tư công đã được siết chặt quản lý, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Các doanh nghiệp tiếp tục được cổ phần hóa và hoạt động hiệu quả hơn. Các tổ chức tín dụng, hệ thống ngân hàng được tái cơ cấu tạo ra sự ổn định cho thị trường tài chính.

Việt Nam thực hiện tốt 3 đột phát trong nên kinh tế. Thứ nhất là đột phá về thể chế, trong năm vừa qua rất nhiều văn bản luật và dưới luật được tập trung ban hành nhằm tháo gỡ những khó khăn trong kinh tế xã hội. Thứ hai, đột phá về phát triển đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, tổ chức nhiều hệ thống đào tạo nâng cao chất lượng. Thứ ba, đột phá tập trung về hạ tầng cơ sở vật chất, đây là một điểm nhấn trong năm qua.

Thời gian qua, cả hệ thống chính trị đã thực hiện tốt công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, nên hiệu quả tác động đến kinh tế xã hội là rất lớn, tạo niềm tin cho nhân dân.

Bên cạnh những thành tựu về đà tăng trưởng của các lĩnh vực, các đại biểu cũng đánh giá cao việc Chính phủ xử lý tốt khoản nợ xấu của 12 tập đoàn kinh tế tại Bộ Công thương. Ngoài ra, việc nợ Chính phủ giảm hay tăng trưởng kinh tế có thể đạt hoặc vượt chỉ tiêu 6,7% trong năm nay cũng là những dấu hiệu rất tích cực. Bên cạnh đó những vấn đề liên quan trực tiếp đến đời sống người lao động như công nhân, nông dân cũng được Chính phủ chú trọng giải quyết.

Đại biểu Bùi Văn Cường, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai 

Đại biểu Bùi Văn Cường, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai: Đời sống của nhân dân ngày càng được tăng cao. Từ những Nghị quyết, chủ trương đúng đắn của Quốc hội và sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ đã thể chế hóa, Thủ tướng Chính phủ thường xuyên gặp gỡ, đối thoại với công nhân về những vấn đề thiết yếu của công nhân, giúp Thủ tướng Chính có những quyết sách sáng suốt và kịp thời.  

Tuy nhiên, những tồn đọng chưa được giải quyết triệt để sau 3 năm tái cơ cấu kinh tế, như việc nguồn lực chưa được phân bổ lại theo hướng nâng cao hiệu quả. Ngoài ra các dòng chảy lớn trong nền kinh tế như nhà nước sang tư nhân hay khu vực chính thức thành phi chính thức còn diễn ra chậm. Để kinh tế phát triển một cách bền vững, Chính phủ cần đưa ra nhiều giải pháp hơn nữa để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, đặc biệt nâng cao đời sống cho bà con dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo.

Đại biểu Nguyễn Phi Long, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định

Đại biểu Nguyễn Phi Long, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Định: Trong thời gian tới, khi thống nhất lại còn một chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các nguồn lực sẽ đầu tư tập trung hơn để triển khai đồng bộ cho các địa phương này. Ngoài ra Chính phủ cần phải tập trung các biện pháp giảm nghèo bền vững và chống tái nghèo cho người dân. Đây là một trong những việc cần ưu tiên đầu tư nguồn lực và Chính phủ cần đề ra những chương trình cụ thể để hỗ trợ cho khu vực này.

Trong thời gian qua, tín dụng đen diễn biến phức tạp gây bất ổn cho xã hội. Để đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, Chính phủ cần có nhiều giải pháp chỉ đạo quyết liệt hơn nữa nhằm đảm bảo an toàn xã hội, đảm bảo cho người dân sống và làm việc, tạo động lực phát triển kinh tế một cách bền vững.

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình

Đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình: Kết quả kinh tế cho thấy đã đạt được mục tiêu đề ra, kinh tế vĩ mô giữ được ổn định, tăng trưởng phục hồi và đạt mức tương đối cao, chất lượng tăng trưởng tương đối rõ rệt.. Tuy nhiên chúng ta cũng lưu ý, nền kinh tế đất nước còn nhiều việc phải làm như thay đổi tư duy, phân bổ nguồn vốn, quan trọng nhất là cần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Tái cơ cấu nền kinh tế đã có đề án và được Chính phủ chỉ đạo quyết liệt, bước đầu đi đúng hướng. Tuy nhiên muốn tái cơ cấu tốt cần hoàn thiện hệ thống pháp luật tốt, nếu chỉ dựa vào quyết tâm chính trị và các nguồn lực tài chính thì sẽ không bền vững và gặp rủi ro rất lớn. Chính vì vậy vấn đề đặt ra cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Để tạo động lực cao và bền vững, cũng như tạo điều kiện cho các tổ chức cá nhân tham gia vào quá trình tái cơ cấu nên kinh tế cần thay đổi khác biệt về tư duy, cải cách thể chế, nâng cao sử dụng nguồn lực nhà nước, và tạo cực tăng trưởng cho nền kinh tế.

Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang

Đại biểu Nguyễn Thanh Thủy, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang: Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng và biến đổi khí hậu phức tạp, để phát triển kinh tế tại địa phương cần xác định tái cơ cấu nông nghiệp là con đường duy nhất để nâng cao sức cạnh tranh chuyển từ tư duy sản suất nông sản sang tư duy kinh tế nông nghiệp dựa vào hợp tác xã và doanh nghiệp để phát triển. Quốc hội, Chính phủ sẽ phải có nhiều giải pháp cụ thể, căn cơ hơn để tháo gỡ các khó khăn như việc giải quyết các vấn đề nông sản cho đồng bào khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, tìm thêm nhiều nguồn xuất khẩu sang thị tường nước ngoài,… có  như vậy mới nâng cao được giá trị của nông sản Việt nam, người dân mới yên tâm sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.

 

Mai Trang