Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: b24d67a1-9991-90f0-c4c5-0d98c011b4dc.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH CỦA CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC

08/11/2018

Tự chủ đại học là xu thế tất yếu để nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Nhưng để thực hiện hiệu quả tự chủ cần gắn liền với trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học thì cần phải chỉnh lý nhằm cụ thể hóa nội dung về tự chủ đại học, trong đó có quy định rõ nét hơn về trách nhiệm giải trình tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học

Tự chủ đại học ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 1990, được luật hóa và thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014-2017. Tuy nhiên, đến nay việc thực hiện tự chủ đại học chưa tạo ra bước chuyển biến mang tính đột phá. Hạn chế trong thực hiện tự chủ đại học do nhiều nguyên nhân. Trước hết, do những nội dung cơ bản của tự chủ đại học còn có nhiều quan điểm, nhận thức khác nhau. Bên cạnh đó, vấn đề trách nhiệm giải trình của nhà trường trước các cơ quan quản lý nhà nước, người học và xã hội hầu như chưa được đề cập đến một cách rõ nét.

Theo GS.Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội, thực tế thực hiện tự chủ đại học phải đi liền với trách nhiệm giải trình nhưng nếu đi sâu vào phân tích các văn bản thì có nhiều quy định không thực hiện được trên thực tế. Vừa qua, các cơ sở giáo dục đại học của ta cũng chưa thực hiện tốt trách nhiệm giải trình, chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm giải trình trước người học, trước xã hội. Việc thực hiện ở một số trường mang tính hình thức, đối phó, chưa đi vào thực chất.

GS.Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội

Hiện nay, trách nhiệm giải trình hầu như còn được nhìn nhận và thực hiện rất khác nhau giữa các trường đại học tư thục và công lập. Chẳng hạn như đối với trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, trách nhiệm này luôn được nhà trường quan tâm, chú trọng với tư thế “người phục vụ”.

PGS.TS Trần Văn Tớp - Phó Hiệu trường, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ: Đại học Bách khoa Hà Nội là một trong những cơ sở giáo dục đại học đầu tiên thực hiện đề án thí điểm tự chủ đại học của Chính phủ. Ngay từ khi triển khai, trường đã luôn coi trọng việc thực hiện trách nhiệm giải trình. Cụ thể: Trường triển khai thực hiện “3 công khai”, công khai giải trình với xã hội, người học, cơ quan quản lý Nhà nước về các nội dung tự chủ của trường. Ngay cả trong những hoạt động thuần tuý phục vụ lợi ích của người học như trao học bổng, trường cũng phải trả lời hàng loạt câu hỏi của sinh viên, phụ huynh về nguồn gốc học bổng, cách chia các suất học bổng, cách chọn lựa sinh viên nhận học bổng.

Trong khi đó, tại một số trường đại học, giải trình dường như chỉ là “báo cáo” với các cấp quản lý. Không phải Việt Nam chưa có quy định về công khai thông tin với các cơ sở giáo dục đại học. Từ năm 2009, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 09. Theo đó, các trường đại học sẽ phải định kỳ công khai thông tin theo các nội dung: cơ sở vật chất, nhân sự và tài chính. Tuy nhiên, trong thực tế hoạt động này dường như chưa thật nghiêm túc, nhiều trường không làm hoặc làm mang tính đối phó, chưa có bước thẩm định dữ liệu để bảo đảm tính tin cậy, cần thiết; bản thân các chỉ số công khai theo Thông tư 09 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng mới chỉ dừng ở các chỉ số hoạt động, thiếu vắng hoàn toàn các chỉ số về kết quả đầu ra như tỷ lệ sinh viên có việc làm, mức thu nhập của sinh viên sau tốt nghiệp hay đánh giá của nhà tuyển dụng.

Đại học Bách Khoa Hà Nội là một trong những cơ sở đầu tiên thực hiện thí điểm tự chủ đại học 

Để khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học thời gian qua, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học đã bổ sung nhiều quy định chi tiết về nội dung này. Dự thảo Luật quy định các cơ sở giáo dục đại học phải có trách nhiệm giải trình đối với người học, xã hội, cơ quan quản lý và các bên liên quan gồm: giải trình về việc thực hiện các quy định, các cam kết về đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Cùng với đó là giải trình các yêu cầu của cơ quan quản lý, cơ quan thanh tra, kiểm tra; thực hiện công khai về chất lượng Giáo dục đại học trên trang thông tin điện tử của trường; công bố công khai mức thu học phí, mức thu thu phí dịch vụ tuyển sinh và các khoản thu dịch vụ khác cho từng năm học và cho cả khóa học cùng với thông báo tuyển sinh. Đồng thời, Dự thảo quy định các cơ sở giáo dục đại học phải chịu trách nhiệm trước pháp luật, bồi thường cho người học nếu không thực hiện các quy định, cam kết đảm bảo chất lượng hoạt động.

Vậy quy định về trách nhiệm giải trình tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học liệu đã đáp ứng yêu cầu và cần phải bổ sung gì ở quy định này? Để làm rõ vấn đề, phóng viên Cổng thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với một số đại biểu Quốc hội.

Phóng viên: Thưa đại biểu, trách nhiệm giải trình là một trong những nội dung quan trọng gắn liền với việc thực hiện tự chủ đại học. Vậy trên thực tế, thời gian qua các cơ sở giáo dục đại học đã thực hiện trách nhiệm giải trình như thế nào?

Đại biểu Ngô Thị Minh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh: "Tự chủ cần gắn liền với trách nhiệm giải trình. Đây cũng là vấn đề đặt ra trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học. Trên thực tế trách nhiệm giải trình thời gian vừa qua chưa thực hiện được như mong muốn. Vì vậy, trong lần sửa đổi này quy định về giải trình cần được làm rõ, chi tiết hơn và Chính phủ sẽ phải có chỉ đạo các cơ sở giáo đục đại học phải thực hiện một cách nghiêm túc vì tự chủ không đi kèm giải trình thì sẽ rất khó giám sát. Cách giải trình không phải chỉ là báo cáo như hiện nay phải có những bước làm kỹ hơn; cách thức giải trình cũng cần có sự thay đổi để cung cấp cho công luận một cách minh bạch, tường minh vai trò, hiệu quả hoạt động của các trường đại học hiện nay".

Đại biểu Ngô Thị Minh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh

Đại biểu Phan Thị Bình Thuận, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh: "Thời gian qua, việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các trường đại học chưa được như mong muốn. Một số trường thực hiện mang tính hình thức, chủ yếu dưới dạng “báo cáo” mang tính thủ tục. Trong khi đó thực chất trách nhiệm giải trình là việc nên làm của các nhà trường vì thực tế có thực hiện trách nhiệm giải trình thì các trường mới có ý thức tốt trong việc thực hiện các quy định, các cam kết về đảm bảo chất lượng giáo dục đại hoc. Việc thực hiện trách nhiệm giải trình cũng là thúc đẩy trách nhiệm của các trường trong việc thực hiện đầy đủ các quy định về chế độ báo cáo công khai chỉ số kết quả hoạt động hàng năm của trường, để người học, xã hội cùng có những đánh giá khách quan và chính xác. Đây chính là lý do mà Luật sửa đổi, bổ sung một số diều Luật Giáo dục đại học đưa yêu cầu trách nhiệm giải trình vào nội dung sửa đổi. Đây là trách nhiệm luật định bắt buộc các nhà trường thực hiện nhằm bảo đảm quyền lợi của người học và xã hội".

Đại biểu Dương Minh Tuấn, Đoàn  đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: "Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục Đại học đang được Quốc hội thảo luận và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV. Dự án luật lần này tập trung sửa đổi nhiều nội dung như vấn đề tự chủ đại học. Cụ thể như: tự chủ tài chính, tự chủ tổ chức, tự chủ học thuật,… Trong quá trình đó, đi đôi với tự chủ phải nâng cao trách nhiệm giải trình. Thực tiễn thì việc thực hiện trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học thời gian qua chưa được hiệu quả. Một số trường đã chú trọng, bước đầu thực hiện việc giải trình trước học sinh, phụ huynh và xã hội nhưng đa số các trường, vấn đề giải trình chưa được quan tâm. Dự thảo luật lần này trình Quốc hội đã bố sung nhiều điều, khoản cụ thể quy định rõ về trách nhiệm giải trình của các trường đại học".

Đại biểu Dương Minh Tuấn, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu

Phóng viên: Thưa đại biểu, tại dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học đã bổ sung nhiều điều, khoản về trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học. Đại biểu đánh giá như thế nào về quy định này tại dự thảo?

Đại biểu Ngô Thị Minh, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh: "Tôi nghĩ rằng quy định về trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục là rất cần thiết. Cơ sở giáo dục phải có trách nhiệm giải trình cho người học, cho xã hội thấy được công tác tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học này. Quy định này đã được các đại biểu quan tâm tham gia góp ý. Quy định tại dự thảo Luật lần này đã có nhiều ưu điểm, nhằm khắc phục bất cập trong thơi gian qua. Tuy nhiên, cụ thể hóa việc thực hiện này để triển khai một cách tốt nhất, cụ thể nhất thì rõ ràng Chính phủ phải xây dựng lộ trình và chúng ta cũng phải có những bước đi và cũng cần xây dựng quy chế hoạt động trong mỗi cơ sở giáo dục một cách thiết thực, hiệu quả nhất để vừa xây dựng được thương hiệu vừa phát huy vai trò tự chủ theo luật định".

Đại biểu Phan Thị Bình Thuận, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh: "Trong việc sửa đổi Luật Giáo dục đại học Quốc hội đang thảo luận thì cũng cần đưa ra nội dung rõ ràng cụ thể hơn về trách nhiệm giải trình của các trường đại học. Đây là một nội dung rất là cần thiết và nên được luật hóa làm cơ sở để thực hiện, phát huy trong thực tiễn. Trong quy định của luật cũng như trong thực tế phải đảm bảo được yêu cầu: ngay từ chương trình đào tạo cho đến cách thức đào tạo, phương pháp giảng dạy của các trường; kinh phí hoạt động các nguồn thu của nhà trường phải có giải trình rõ ràng và cũng là 1 sự công khai, minh bạch hoạt động của nhà trường cho sinh viên,phụ huynh được biết. Tôi cho rằng thực hiện giải trình tốt là một trong những nội dung quan trọng góp phần vào việc thực hiện tốt hoạt động tự chủ của các trường đại học tại vì khi tăng trách nhiệm giải trình tức là tăng trách nhiệm của nhà trường đối với việc đào tạo của mình và từ đó thể hiện tính công khai, minh bạch trong hoạt động của nhà trường về việc đào tạo".

Đại biểu Phan Thị Bình Thuận, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh

Đại biểu Phạm Tất Thắng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Long: "Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Giáo dục đại học được tiếp tục thảo luận và dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 6. Những vướng mắc trong thực hiện tự chủ đại học đã được cơ quan soạn thảo chú ý và đưa vào nhiều hơn, rõ nét hơn cùng với những điều kiện nhất định để thực hiện. Liên quan đến trách nhiệm giải trình, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng quy định chi tiết các nội dung mà nhà trường phải thực hiện công khai, minh bạch với người học, xã hội, cơ quan quản lý và các bên có lợi ích liên quan. Trong dự thảo cũng nhấn mạnh đến trách nhiệm thực hiện kiểm toán độc lập về tài chính, thực hiện công khai về chất lượng, công khai mức học phí, các khoản thu dịch vụ của nhà trường. Điều đặc biệt quan trọng là nhà trường sẽ phải chịu trách nhiệm nếu không thực hiện các quy định, cam kết bảo đảm chất lượng hoạt động".

Liên quan đến trách nhiệm giải trình, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng quy định chi tiết các nội dung mà nhà trường phải thực hiện công khai, minh bạch với người học, xã hội, cơ quan quản lý và các bên có lợi ích liên quan. Đặc biệt là trách nhiệm thực hiện kiểm toán độc lập về tài chính, thực hiện công khai về chất lượng, công khai mức học phí, các khoản thu dịch vụ của nhà trường cũng như việc chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thực hiện các quy định, cam kết bảo đảm chất lượng hoạt động. Hy vọng rằng, với những điều chỉnh này tại dự thảo Luật sau khi được Quốc hội thảo luận, thông qua sẽ tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động giải trình nói riêng và tự chủ đại học nói chung tại nước ta có những bước chuyển biến mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục đại học. /.

 

Lê Anh