Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 026567a1-895e-90f0-c4c5-0f4c5dd99b6b.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ TRẢ LỜI CHẤT VẤN CỦA ĐẠI BIỂU TĂNG THỊ NGỌC MAI VỀ CHỦ TRƯƠNG TINH GIẢN BIÊN CHẾ TRONG NGÀNH GIÁO DỤC

05/01/2019

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân vừa có Công văn trả lời chất vấn của đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh, liên quan đến chủ trương cải cách hành chính, tinh giản biên chế khiến nhiều địa phương thiếu giáo viên, ảnh hưởng đến hoạt động dạy và học của các em học sinh.

Đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh

Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Tăng Thị Ngọc Mai, Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh đã chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ với nội dung: “Chủ trương cải cách hành chính là một chủ trương đúng, tạo động lực mới cho đội ngũ công chức, viên chức và toàn hệ thống chính trị. Đi kèm chủ trương là giảm biên chế, qua thực tiễn sẽ giúp Trung ương thấy rõ hơn để có giải pháp, biện pháp tác động điều chỉnh đồng bộ các lĩnh vực nhằm tạo hiệu quả, tăng năng suất, phát huy sự chủ động sáng tạo của từng cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, nhìn cụ thể từng ngành thì các quy định của Bộ Nội vụ, của Chính phủ ban hành còn nhiều bất cập cần nhanh chóng điều chỉnh để không để lại những hậu quả nghiêm trọng về sau.

Cụ thể đối với ngành giáo dục, đặc biệt vùng khó khăn, vùng sâu xa, vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, nơi dân cư phân tán. Hiện thiếu giáo viên mầm non theo báo cáo của Bộ trưởng trả lời chất vấn cần hơn 70.000 giáo viên. Đồng nghĩa với việc mấy triệu học sinh không có người dạy hoặc không có môi trường học đảm bảo. Hậu quả của việc này như thế nào, ai chịu trách nhiệm? Làm như vậy có vi phạm quyền trẻ em không? Chưa kể hiện nay đã phát sinh: Địa phương hợp đồng giáo viên mẫu giáo không có nguồn vì các em chỉ được hợp đồng 9 tháng, nên các em giáo sinh thà đi làm công nhân chứ không đi dạy”.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân

Ngày 4/12/2018, Bộ Nội vụ đã có Công văn số 5939 trả lời chất vấn về nội dung đại biểu nêu:

1. Thực hiện quy định của Luật Viên chức và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, theo chức năng, nhiệm vụ được phân công, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành các văn bản quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của giáo viên các cấp học và giảng viên cơ sở giáo dục đại học công lập, làm cơ sở pháp lý để thực hiện việc tuyển dụng viên chức ngành giáo dục; quy định về danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lượng người làm việc của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông công lập để các địa phương, các cơ sở giáo dục thực hiện xây dựng Đề án vị trí việc làm và xác định số lượng người làm việc.

2. Về quản lý số lượng người làm việc (sau đây gọi chung là biên chế sự nghiệp)

a) Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ngày 19/6/2003 về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước và Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số 89/2003/TT-BNV ngày 24/12/2003 hướng dẫn thực hiện về phân cấp quản lý biên chế hành chính, sự nghiệp nhà nước, trong đó quy định rõ: “Đối với cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân báo cáo Hội đồng nhân dân cùng cấp để quyết định tổng biên chế sự nghiệp ở địa phương phù hợp với yêu cầu phát triển và khả năng ngân sách của địa phương”. Như vậy, đến hết năm 2015 (trước khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016) thì thẩm quyền quyết định biên chế sự nghiệp của địa phương do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

b) Khi Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 có hiệu lực thi hành, để tiếp tục phân cấp cho địa phương trong việc quản lý và sử dụng biên chế sự nghiệp, Bộ Nội vụ đã tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị quyết số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016 tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2016; trong đó xác định rõ: Đối với đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ thì Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong tổng số người làm việc được cấp có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật, bảo đảm thực hiện tinh giản biên chế theo Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị. Trường hợp tăng thêm số lượng người làm việc so với tổng số người làm việc được cấp có thẩm quyền giao, các địa phương gửi Bộ Nội vụ thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

c) Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày 24/1/2018 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW, trong đó đối với lĩnh vực giáo dục và đạo tạo đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho Bộ Giáo dục và Đào tạo và các địa phương trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp để thực hiện chủ trương tinh giản biên chế nhưng phải đảm bảo nguyên tắc “có học sinh thì có giáo viên”, cụ thể:

- Bộ Giáo dục và Đào tạo:

+ Xây dựng, hoàn thiện Chính phủ Nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành giáo dục và đào tạo để đẩy mạnh chuyển các đơn vị sự nghiệp giáo dục và đào tạo công lập sang tự bảo đảm chi thường xuyên và tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học.

+ Xây dựng cơ chế, chính sách để chuyển đổi mô hình các cơ sở giáo dục mầm non, trung học phổ thông từ công lập ra ngoài công lập ở những nơi có khả năng xã hội hóa.

+ Rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy định, hướng dẫn về việc sắp xếp, tổ chức lại để hình thành trường phổ thông nhiều cấp học phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể theo đúng tinh thần Nghị quyết số 19-NQ/TW của Nghị quyết số 08/NQ-CP.

+ Rà soát định mức quy định hiện hành về chế độ làm việc của giáo viên phổ thông, giáo viên mầm non và định mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế và giảm biên chế gián tiếp, giảm số lượng lãnh đạo, ưu tiên số lượng người làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ, bảo đảm phù hợp với chủ trương đổi mới tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập là “cơ cấu viên chức phải đảm bảo tỉ lệ ít nhất 65% vị trí là chuyên môn, nghiệp vụ”.

- Đối với địa phương:

+ Tập trung rà soát, sắp xếp lại tổ chức các đơn vị sự nghiệp công lập ngành giáo dục đào tạo gắn với việc nâng cao chất lượng theo đúng chủ trương của Đảng và Chính phủ.

+ Hình thành trường phổ thông nhiều cấp phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi địa phương, địa bàn cụ thể. Rà soát, điều chỉnh lại quy mô lớp học, học sinh/lớp thu gọn các điểm trường đảm bảo thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

+ Cân đối, tự điều chỉnh số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn được cấp có thẩm quyền giao để bố trí giáo viên tại những trường thành lập mới, những trường tăng lớp, tăng số học sinh; thực hiện điều động, bố trí viên chức từ nơi thừa sang nơi thiếu, bảo đảm sử dụng hiệu quả.

+ Thực hiện việc tuyển dụng ngay đối với số biên chế sự nghiệp được giao nhưng chưa sử dụng, trong đó ưu tiên các trường hợp giáo viên đã ký hợp đồng lâu năm, có năng lực, phù hợp với vị trí cần tuyển dụng. Sau khi đã tuyển dụng đủ số chỉ tiêu được giao mà vẫn dôi dư thì phải thực hiện chấm dứt hợp đồng. Đối với trường hợp tuyển dụng thừa viên chức so với biên chế được giao, địa phương phải đánh giá, rà soát, thực hiện điều chuyển, sắp xếp lại. Nếu không thể bố trí được thì thực hiện giải quyết tinh giản biên chế theo Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20/11/2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và Nghị định số 113/2018/NĐ-CP ngày 31/8/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2014/NĐ-CP.

+ Đẩy mạnh xã hội hóa các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông ở các địa bàn có khả năng xã hội hóa./.

Lan Hương