Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 209667a1-2981-90f0-c4c5-07fdf7a7879e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT CÁN BỘ, ĐẢNG VIÊN SẼ ĐẨY LÙI ĐƯỢC THAM NHŨNG

17/01/2020

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (Đoàn ĐBQH tỉnh An Giang) cho rằng: Để phòng chống tham nhũng hiệu quả cần tăng cường công tác giám sát cán bộ, đảng viên và lựa chọn đúng người làm lãnh đạo, quản lý.

Tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, báo cáo trước Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, năm 2019, công tác phòng chống tham nhũng đã có thêm những bước tiến mạnh với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đạt được kết quả tích cực, rõ rệt. Tham nhũng từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm, thể hiện rõ khi hàng loạt cán bộ cấp cao, trong đó có cả ủy viên Trung ương, tướng lĩnh bị xử lý và kỷ luật.

Tham nhũng từng bước được kiềm chế và có chiều hướng thuyên giảm

Báo cáo Thanh tra Chính phủ về công tác phòng chống tham nhũng trong năm 2019 cho thấy: Năm 2019, tòa án nhân dân các cấp thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 344 vụ, 849 bị cáo (tăng 31 vụ so với năm 2018); đã xét xử sơ thẩm 240 vụ, 517 bị cáo về các tội danh tham nhũng. Có 9 bị cáo bị tuyên phạt mức án tử hình, tù chung thân.


Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2019 tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV.

Đặc biệt, trong năm 2019, nhiều vụ án tham nhũng lớn đã được phát hiện, khởi tố, điều tra. Điển hình như vụ án Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) cùng đồng phạm về tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ…

Mới đây, ông Hoàng Trung Hải - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội bị kỷ luật cảnh cáo vì có vi phạm, khuyết điểm trong thời gian giữ cương vị Phó Thủ tướng Chính phủ, đã cho một số ý kiến chỉ đạo đối với Dự án mở rộng sản xuất giai đoạn II - Công ty Gang thép Thái Nguyên.

Trước đó vài tháng, Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông Vũ Văn Ninh, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ, vì đã ký một số văn bản ý trái với kết luận của Bộ Chính trị và nghị định của Chính phủ về cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước gắn với tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước...

Ở cấp Bộ trưởng, tháng 10/2019, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khai trừ Đảng hai cựu Uỷ viên Trung ương, đó là cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son và Trương Minh Tuấn. Ông Nguyễn Bắc Son và ông Trương Minh Tuấn cùng bị xét xử trong vụ án MobiFone mua 95% cổ phần AVG. Cả hai ông đã “Vi phạm quy định của Nhà nước về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng” và “Nhận hối lộ”. Mức án dành cho ông Nguyễn Bắc Son là chung thân, còn ông Trương Minh Tuấn là 14 năm tù.

Ở cấp Thứ trưởng, năm 2019, Bộ GTVT có đến 4 thứ trưởng, nguyên thứ trưởng cùng bị kỷ luật vì có những vi phạm nghiêm trọng, thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra việc cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại một số doanh nghiệp thuộc Bộ GTVT.

Bên cạnh đó, hàng loạt lãnh đạo chủ chốt của các tỉnh, thành phố cũng dính sai phạm và bị kỷ luật nghiêm khắc liên quan gian lận thi cử năm 2019. Như ông Triệu Tài Vinh – Phó trưởng Ban kinh tế Trung ương bị kỷ luật vì vi phạm quy định trách nhiệm nêu gương, khi để người thân tác động nâng điểm cho con.

Nhìn vào việc hàng loạt cán bộ bị kỷ luật thời gian qua cũng như những phát ngôn về quyết tâm chống tham nhũng của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, đông đảo người dân đánh đánh giá cao về việc nhiều vụ án tham nhũng lớn đã được điều tra, khám phá và đưa ra truy tố, xét xử, đáp ứng được công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và tạo sự đồng thuận trong nhân dân.


Cử tri Phạm Văn Phúc, quận Ba Đình, Hà Nội.

Ông Phạm Văn Phúc, phố Sơn Tây, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội nêu quan điểm: Những cán bộ cấp cao đã được Đảng, Nhà nước giáo dục, rèn luyện mà mắc phải những sai lầm, khuyết điểm, có việc làm tham nhũng thì cần phải xử lý nghiêm. Sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đối với việc xử lý cán bộ cấp cao tham nhũng rất đúng đắn, sáng suốt để làm gương cho những người khác và thế hệ sau này không mắc phải.

Góp ý vào việc phòng chống tham nhũng, ông Phạm Văn Phúc cho nêu quan điểm: Trong năm 2020 diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp từ cơ sở tới Trung ương, chúng ta phải lựa chọn, bình bầu những cán bộ từ cấp dưới tới cấp cao không chỉ tài năng mà phải có đức, có tâm, hết lòng phụng sự nhân dân.


Cử tri Đinh Thị Chàm, quận Ba Đình, Hà Nội.

Đồng ý với quan điểm trên, bà Đinh Thị Chàm, phố Sơn Tây, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội cho rằng, việc xử lý cán bộ cấp cao tham nhũng trong thời gian vừa qua là hoàn toàn đúng đắn. Điều này đã góp phần cảnh tỉnh cho những cán bộ khác không được đi theo “vết xe đổ”.

Công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian tới cần được quán triệt sâu sắc hơn nữa thì nước ta mới có được đội ngũ cán bộ lãnh đạo hết lòng vì sự phát triển của đất nước và quyền lợi của nhân dân.

Phải đánh giá, đổi mới công tác cán bộ

Bên cạnh những vụ trọng án tham nhũng, nhiều chuyên gia cho rằng, công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở các địa phương trong năm 2019 có nhiều tiến bộ. Có nhiều vụ việc phức tạp đã thực hiện vượt tiến độ, kế hoạch, khắc phục dần tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”; “tham nhũng vặt” tạo chuyển biến bước đầu trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức.

Ông Nguyễn Đức Hà, Vụ trưởng Vụ Cơ sở (Ban Tổ chức Trung ương) nhận xét: Công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng luôn là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm; được Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cơ quan tập trung chỉ đạo quyết liệt. Công tác này đã được nâng lên ở giai đoạn mới, cao hơn, mạnh mẽ, quyết liệt và hiệu quả hơn. Điều đó được thể hiện rõ khi có vụ án tham nhũng, kinh tế lớn đã xảy ra từ nhiều năm trước đã được đưa ra ánh sáng, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Kể từ đầu nhiệm kỳ khóa XII đến nay, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật hơn 70 cán bộ cao cấp thuộc diện Trung ương quản lý, một số cán bộ đã bị xử lý hình sự. Tuy nhiên, công tác xử lý cán bộ tham nhũng chỉ là bước đầu của công tác phòng chống tham nhũng nên cần phải tiếp thục thực hiện quyết liệt hơn nữa.


Ông Nguyễn Đức Hà, Vụ trưởng Vụ Cơ sở (Ban Tổ chức Trung ương).

Nhắc đến số lãnh đạo cấp cao bị kỷ luật từ đầu nhiệm kỳ, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng nói: “Thật đau xót, nhưng không thể không làm, không có cách nào khác! Tất cả là vì sự nghiệp chung của Đảng, của đất nước, của nhân dân”. Lời nói của người đứng đầu Đảng, Nhà nước ta tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí để làm trong sạch bộ máy của Đảng, ngày càng củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng.

Đấu tranh phòng chống tham nhũng phải thực sự quyết liệt, nghiêm minh nhưng cũng phải có tình, có lý, phải được “tâm phục, khẩu phục. Trong thời gian qua, chúng ta thấy rõ, việc giải quyết các vụ tham nhũng rất cam go nhưng đã được làm rõ đến đâu và đều được kết luận, xử lý đến đó. Việc xử lý các vụ tham nhũng không để lọt tội phạm nhưng cũng không để oan cho ai.

Để công tác phòng chống tham nhũng ngày càng hiệu quả hơn, chúng ta phải thực hiện đổi mới công tác cán bộ, rà soát và đánh giá một cách kỹ lưỡng để đội ngũ cán bộ không bị tha hóa, không bị lợi ích vật chất tầm thường mua chuộc. Do đó, Đảng, Nhà nước, các Bộ ngành, địa phương phải chọn cán bộ một cách đúng người, đúng việc, những người có đức, có tài. Muốn làm tốt được việc này thì chúng ta phải dựa vào nhân dân để lựa chọn, tham gia xây dựng đội ngũ cán bộ.

Đánh giá cao việc nhiều vụ án tham nhũng lớn đã được điều tra, khám phá và đưa ra truy tố, xét xử trong năm qua, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng không nên chủ quan, cần quyết tâm chống tham nhũng với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai” như lời khẳng định của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.

Để tiếp tục đáp ứng được công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng và tạo sự đồng thuận trong nhân dân, trong năm 2020 đòi hỏi Chính phủ, các Bộ, ban ngành cần tiếp tục thực hiện những giải pháp đồng bộ hơn nữa. Phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc phỏng vấn đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh An Giang:


Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang.

Phóng viên: Thưa đại biểu, những sai phạm trong các vụ án kinh tế, tham nhũng và xử lý các cán bộ lãnh đạo cấp cao trong thời gian qua đã nói lên điều gì?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ: Việc xử lý cán bộ cấp cao tham nhũng khẳng định quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước cũng như sự vào cuộc của các cơ quan có thẩm quyền trong công tác phòng chống tham nhũng.

Việc xử lý cán bộ cấp cao cũng khẳng định việc xử lý tham nhũng là “không có vùng cấm”, không có chuyện “hạ cánh an toàn” đối với cán bộ công chức. Mặt khác, công tác phòng chống tham nhũng đã được khẳng định trên 4 phương diện: xử lý được đúng người đúng tội, đúng hành vi; thu hồi được khối tài sản tương đối lớn; hành vi tham nhũng trong thời gian gần đây đã giảm và đã củng cố lòng tin của nhân dân, cán bộ đảng viên của cử tri đối với Đảng, Nhà nước trong công tác phòng chống tham nhũng.

Phóng viên: Đại biểu có thể đưa ra nhận định về sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác phòng chống tham nhũng và xử lý tham nhũng trong thời gian qua?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ: Phải khẳng định, sự chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian qua rất quyết liệt và kiên quyết. Việc xử lý những người tham nhũng và liên quan cũng có lý, có tình, đúng người, đúng tội. Qua đó cũng nâng cao hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng.

Phóng viên: Để công tác phòng chống tham nhũng thực sự được thực hiện rộng khắp, không chỉ ở trong các cơ quan, đơn vị Nhà nước mà còn tới tận từng địa phương, trong nhận thức của cán bộ, nhân dân. Theo đại biểu, chúng ta cần có thêm giải pháp đồng bộ nào?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ: Để công tác phòng chống tham nhũng thực sự được thực hiện rộng khắp, chúng ta cần thực hiện đồng bộ 4 giải pháp:

Thứ nhất, chúng ta cần thực hiện tốt hơn công tác quản lý cán bộ, đảng viên và tăng cường kiểm tra, giám sát những người có dấu hiệu vi phạm.

Thứ hai, để thực hiện được việc giám sát và phòng chống tham nhũng, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên, nhân dân địa phương cần tăng cường trách nhiệm giám sát cán bộ, đảng viên.

Thứ ba, phải đẩy nhanh quản lý giao dịch liên quan đến tài chính không bằng tiền mặt mà phải qua tài khoản. Việc tăng cường giám sát giao dịch thông qua tài khoản ngân hàng cũng sẽ biết được dòng tiền được chuyển-nhận đi đâu.

Thứ tư, phải thực hiện tốt nghiêm túc chế độ giải trình tài sản của cán bộ, đảng viên và cán bộ ở cơ quan, tổ chức. Thứ năm là phải thực hiện công khai minh bạch chế độ, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ, công chức.

Phóng viên: Công tác chống tự chuyển hóa, tự diễn biến, chống tham nhũng lãng phí trong cán bộ lãnh đạo, đảng viên, người có chức vụ cần phải được triển khai trong thời gian tới như thế nào để thực sự có hiệu qủa, thưa đại biểu?

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ: Để phòng chống tham nhũng, chúng ta phải quản lý, giám sát tất cả cán bộ, đảng viên. Trong năm 2020 diễn ra Đại hội Đảng bộ các cấp từ cơ sở tới Trung ương, việc giám sát phải đặc biệt chú trọng tới công tác tuyển chọn cán bộ, cơ cấu và bầu cán bộ từ cấp ủy đến cấp Trung ương. Mặt khác, chúng ta phải có biện pháp xử lý người đứng đầu cơ quan, tổ chức khi giới thiệu, bố trí cán bộ không đúng.

Ngoài ra, cần tăng cường việc giám sát từ Mặt trận Tổ quốc các cấp, các tổ chức thành viên và đặc biệt và từ phía nhân dân.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn đại biểu!

Sự chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về công tác phòng chống tham nhũng trong thời gian qua đã mang lại niềm tin cho nhân dân, góp phần quan trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Định hướng cho những năm tiếp theo về đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng, Chính phủ cần đề ra những nhiệm vụ trọng tâm. Theo đại biểu Quốc hội Nguyễn Mai Bộ, cần tăng cường công tác giám sát cán bộ, đảng viên và lựa chọn đúng người có tài, có tầm, có đức, có tâm làm lãnh đạo, quản lý./.

Bích Lan - Ánh Dương