Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 739c67a1-e9c0-90f0-c4c5-02e7f1fbcf7a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM THÀNH TÂM: MỘT SỐ QUAN ĐIỂM HOÀN THIỆN DỰ ÁN LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ LUẬT ĐÊ ĐIỀU

26/02/2020

Phát biểu ý kiến ở Hội trường tại Kỳ họp thứ 8 vừa qua, đại biểu Phạm Thành Tâm- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hậu Giang, đã đưa ra số quan điểm để hoàn thiện dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều.

 

Đại biểu Phạm Thành Tâm phát biểu tại Hội trường

Đại biểu Phạm Thành Tâm bày tỏ đồng tình với sự cần thiết ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều như Tờ trình của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Để góp phần hoàn thiện dự Luật, đại biểu đã đóng góp một số nội dung cụ thể:

Về giải thích từ ngữ, Khoản 1 Điều 3 dự Luật quy định "thiên tai" là hiện tượng tự nhiên bất thường có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm bão, áp thấp nhiệt đới, gió mạnh trên biển, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy, nước dâng, xâm nhập mặn, nắng nóng, hạn hán, rét hại, mưa đá, sương mù, sương muối, động đất, sóng thần và các loại thiên tai khác. dự Luật

quy định về thiên tai và đã bổ sung thêm hiện tượng tự nhiên bất thường gồm: Gió mạnh trên biển và sương mù. Theo đại biểu, Ban soạn thảo cần phải xem xét, nghiên cứu và làm rõ thêm là nếu gió mạnh trên biển thì phải gió mạnh đến đâu, đến cấp độ nào để chặt chẽ và phù hợp hơn. Còn sương mù thì cần phải quy định cụ thể là sương mù dày đặc đến mức độ nào thì mới được xem là thiên tai, để tránh tùy tiện khi vận dụng.

Về nguồn nhân lực cho phòng, chống thiên tai, Khoản 2 Điều 6 dự Luật quy định “lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai cấp xã với nòng cốt là lực lượng dân quân tự vệ và các tổ chức, đoàn thể khác tại địa phương là lực lượng tại chỗ thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai theo phương án phòng, chống thiên tai của địa phương và sự điều động của người có thẩm quyền”.

Đại biểu cho rằng, dự Luật sửa đổi, bổ sung xác định lực lượng dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt cùng với tổ chức, đoàn thể khác tại địa phương là lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai là hết sức cần thiết và phù hợp với tình hình phòng, chống thiên tai trong thời gian qua, nhưng chưa đầy đủ. Do đó đại biểu đề nghị bổ sung thêm “lực lượng võ trang đóng quân trên địa bàn”. Tuy nhiên, để khi luật có hiệu lực thi hành, có tính khả thi trong thực tiễn, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ thêm việc quy định thống nhất về vị trí, vai trò của lực lượng dân quân tự vệ trong dự Luật với quy định của Luật Quốc phòng, đồng thời quy định đối tượng được điều động, thẩm quyền được điều động cũng như chế độ, chính sách cho lực lượng này cho phù hợp.

Về dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai, tại Khoản 1 Điều 24 dự Luật sửa đổi, bổ sung quy định “thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai phải kịp thời, đủ độ tin cậy, phù hợp với nhu cầu của nhiều đối tượng được chuyển tải bằng ngôn ngữ phổ thông (tiếng Việt), đặc biệt quan tâm đến đối tượng dễ bị tổn thương và trong trường hợp cần thiết được chuyển tải bằng ngôn ngữ dân tộc”. Đại biểu chỉ ra rằng, so với luật hiện hành thì dự Luật đã thay đổi cụm từ “chính xác” bằng cụm từ “đủ độ tin cậy”. Tuy nhiên cần phải làm rõ "độ tin cậy" là như thế nào, đến mức nào thì mới được gọi là "đủ độ tin cậy". Đại biểu cũng chỉ ra rằng, thời gian qua, luật hiện hành sử dụng cụm từ “chính xác”. Tuy nhiên, cũng có trường hợp dự báo lại chưa chính xác đã làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, đời sống của nhân dân. Bên cạnh đó, khi dự báo sai thì phải chịu trách nhiệm như thế nào hay không cũng chưa được làm rõ trong dự Luật. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo cần cân nhắc nghiên cứu làm rõ nội dung này trong dự Luật để bảo đảm tính khả thi khi luật được ban hành.

Ngoài ra, về nội dung Quỹ phòng, chống thiên tai, Khoản 1 Điều 10 dự Luật sửa đổi, bổ sung quy định “Quỹ phòng, chống thiên tai là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được tổ chức ở Trung ương và ở cấp tỉnh. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập, quản lý quỹ ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập, quản lý quỹ này ở cấp tỉnh”. Theo đại biểu, việc dự Luật quy định bổ sung nội dung Quỹ phòng, chống thiên tai ở trung ương là hết sức cần thiết, để phù hợp với tình hình thực tế thời gian qua, để có thêm nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, đặc biệt là nguồn lực quốc tế cho công tác phòng, chống thiên tai ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu xem xét và cần làm rõ nguồn thu của quỹ, cơ chế sử dụng Quỹ phòng, chống thiên tai ở Trung ương để không trùng lặp, chồng chéo với nguồn tài trợ, hỗ trợ quốc tế quy định trong Luật Ngân sách nhà nước; việc điều chuyển giữa quỹ trung ương và quỹ địa phương để đảm bảo quyền lợi của các Quỹ phòng, chống thiên tai tại địa phương./.

Hồ Hương

Các bài viết khác