Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: d2b367a1-a910-90f0-c4c5-05b82ee4c134.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÊ TẤN TỚI CHẤT VẤN VỀ VIỆC BAN HÀNH CƠ CHẾ XỬ LÝ NỢ BỊ RỦI RO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

30/03/2020

Trả lời chất vấn bằng văn bản của đại biểu Lê Tấn Tới - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu liên quan đến việc xử lý nợ bị rủi ro tại Ngân hàng chính sách xã hội theo hình thức xóa nợ đối với trường hợp người vay vay bị “chết, mất tích” hoặc “coi như chết, mất tích”, Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ đề nghị Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Đại biểu Lê Tấn Tới - Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu

Trả lời ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội Lê Tấn Tới nêu tại văn bản số 1449/TTKQH-GS ngày 20/11/2017 của Tổng Thư ký Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: Bộ Luật dân sự năm 2005 và Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định: khi một người biệt tích 02 năm trở lên vẫn không có tin tức xác thực người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

Để tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách được thụ hưởng đầy đủ các ưu đãi về tín dụng chính sách của Đảng và Nhà nước, Quy chế xử lý nợ rủi ro tại Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) ban hành kèm theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg ngày 28/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định hồ sơ pháp lý để xử lý nợ bị rủi ro theo hình thức xóa nợ đối với trường hợp người vay, học sinh sinh viên, người đi lao động nước ngoài chết, mất tích hoặc bị coi là chết, mất tích phải có giấy chứng tử hoặc văn bản công bố chết, mất tích của cơ quan có thẩm quyền hoặc xác nhận của chính quyền cấp xã, Quy định này được Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể tại Điểm c, Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 161/2010/TT-BTC ngày 20/10/2010 và NHCSXH quy định cụ thể tại Điểm c, Khoản 2, Điều 8 Quyết định 15/QĐ-HĐQT ngày 17/01/2011.

Việc quy định chính quyền cấp xã có thể xác nhận đối với trường hợp khách hàng vay bị “chết, mất tích” hoặc “coi như chết, mất tích” nhằm mục đích tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho người nghèo và đối tượng chính sách khác được thụ hưởng kịp thời chính sách ưu đãi về xử lý nợ bị rủi ro do thủ tục để Tòa án có thể tuyên bố một người mất tích mất nhiều thời gian và phát sinh án phí, trong khi người có quyền và lợi ích liên quan đều là người nghèo và đối tượng chính sách.

Do việc ban hành cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính nên Ngân hàng nhà nước đề nghị Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xử lý vấn đề Đại biểu chất vấn cho phù hợp.

* Theo ghi nhận của phóng viên, hiện nay cơ chế xử lý nợ bị rủi ro tại NHCSXH được thực hiện theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg và Thông tư hướng dẫn số 161/2010/TT-BTC. Tuy nhiên, thực tế triển khai đã phát sinh một số nguyên nhân khách quan dẫn đến rủi ro cho người vay vốn nhưng chưa được quy định tại Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg. Do đó, thời gian qua Thủ tướng Chính phủ đã phải ban hành một số quyết định cá biệt để chỉ đạo và xử lý riêng cho các khoản nợ bị rủi ro chưa có cơ chế. Theo thống kê, tổng số nợ ngoài cơ chế do liên Bộ Tài chính - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thẩm định trình Thủ tướng xem xét quyết định 9 năm qua là 795 tỷ đồng, bằng gần 40% số tiền được xử lý nợ theo Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg. 

Vì vậy, việc sửa đổi Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg là cần thiết để đảm bảo căn cứ pháp lý, đồng thời giảm chi phí và thời gian khi liên bộ phải tiến hành thẩm định các khoản nợ này trước khi trình Thủ tướng. Tại dự thảo Tờ trình về việc sửa đổi Quyết định số 50/2010/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã đề xuất bổ sung một số nguyên nhân khách quan gây rủi ro tín dụng hiện nay chưa có cơ chế xử lý tại NHCSXH. 

Cụ thể là các trường hợp: Người đi lao động ở nước ngoài về nước trước hạn do không đủ sức khỏe, tay nghề làm việc, không được làm đúng công việc trong hợp đồng; khách hàng là cá nhân bị rủi ro trước thời điểm năm 2014 do các nguyên nhân khách quan nhưng không thực hiện xử lý rủi ro kịp thời. Hộ gia đình vay vốn hoặc học sinh sinh viên (HSSV) và người đi lao động ở nước ngoài vay vốn thông qua hộ gia đình bỏ đi khỏi địa phương không có thông tin gì từ 2 năm trở lên không có người có nghĩa vụ liên đới trả nợ hoặc người có nghĩa vụ liên đới trả nợ chưa có khả năng trả. HSSV vay vốn trực tiếp, vay vốn thông qua hộ gia đình bị bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định của Bộ Y tế, HSSV sau khi ra trường chưa có việc làm hoặc có việc làm nhưng thu nhập dưới mức thu nhập bình quân đầu người của hộ có mức sống trung bình, gia đình chưa có khả năng trả nợ. Hộ gia đình vay vốn có thành viên khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi…

Ngoài ra, Bộ Tài chính cũng trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số nguyên nhân được xem xét xử lý rủi ro theo quy định tại Quyết định số 976/QĐ-TTg vào quy chế này để đảm bảo căn cứ pháp lý. Đó là các trường hợp hộ gia đình vay vốn có thành viên trong hộ gia đình bị tuyên án tù giam từ 12 tháng trở lên không còn tài sản để trả nợ, không có người có nghĩa vụ liên đới trả nợ hoặc người có nghĩa vụ liên đới không có khả năng trả nợ. Các khoản nợ phải thu hồi theo phán quyết của tòa án nhưng không có khả năng thi hành án; các khoản nợ bị chiếm dụng mà người chiếm dụng chết, mất tích, bị tuyên án tù giam từ 12 tháng trở lên không còn tài sản để trả nợ. Hộ gia đình vay vốn có người mắc bệnh hiểm nghèo dẫn tới không có khả năng trả nợ. Khách hàng là cá nhân, bị thua lỗ, mất vốn trong sản xuất kinh doanh do các nguyên nhân khách quan, có hoàn cảnh khó khăn và không có khả năng trả nợ. Các khoản nợ nhận bàn giao từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Công thương Việt Nam và Kho bạc Nhà nước mà NHCSXH đã áp dụng các biện pháp thu hồi nhưng không thu hồi được. 

Việc sửa đổi các nội dung này, bên cạnh những tác động tích cực về cơ chế pháp lý, hỗ trợ người vay nợ như đã nêu, thì cũng không gây tác động nhiều đến ngân sách nhà nước./.

Bảo Yến

Các bài viết khác