Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: b1cc67a1-69e4-90f0-c4c5-0d06be346333.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH VŨ THỊ NGUYỆT: CHẤT VẤN BỘ TRƯỞNG BỘ NN & PTNT VỀ GIẢI PHÁP ỔN ĐỊNH ĐẦU RA SẢN PHẨM OCOP

25/04/2020

OCop là chương trình lớn của Chính phủ, là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới mà mục tiêu là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị... Nhưng thực tế đầu ra sản phẩm OCop chưa ổn định, giá trị kinh tế chưa cao, chưa đồng đều giữa các địa phương. Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIV, Đại biểu Vũ Thị Nguyệt, Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên, đã chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường về giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản phẩm OCop cũng như mở rộng thị trường.


 

Chương trình mỗi xã một sản phẩm – Sức bật cho nông thôn mới

Năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 490/QĐ-TTg, phê duyệt Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018-2020 (gọi tắt là Chương trình OCop). Mục tiêu của chương trình này nhằm hỗ trợ, phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn. Chương trình OCop - mỗi xã, phường một sản phẩm, được xác định là một giải pháp cụ thể và hiệu quả nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế ở nông thôn.

Xã Bát Tràng (huyện Gia Lâm, Tp.Hà Nội) có hàng nghìn hộ làm nghề gốm sứ, doanh thu từ sản xuất của cả xã ước đạt hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. Sản phẩm gốm Bát Tràng với nhiều kiểu dáng, chủng loại được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng. Sản phẩm gốm sứ đã và đang xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động...

Nghệ nhân Trần Đức Tân - Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh gốm xứ Tân Thịnh, huyện Gia Lâm, Tp.Hà Nội cho biết: Khi tham gia sản phẩm Ocop thì có lợi thế để chứng nhận được sản phẩm của mình có một chỗ đứng trên thị trường, và sản phẩm này được nhiều tổ chức kinh tế, thương mại trong nước hay ngoài nước sẽ biết đến sản phẩm. Việc phát triển và tôn vinh được sản phẩm Ocop cũng là điều tốt cho doanh nghiệp nói riêng và nói chung cho làng nghề bởi vì mỗi một làng nghề có một sản phẩm được chứng nhận Ocop, đó cũng là thương hiệu chung cho làng gốm Bát Tràng trên thị trường.

Nghệ nhân Trần Đức Tân, Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh gốm xứ Tân Thịnh, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội 

Ông Phạm Huy Khôi, Bí thư Đảng uỷ xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Tp. Hà Nội nhấn mạnh: Đối với Bát Tràng, việc triển khai sản phẩm Ocop thực hiện rất tích cực, vì Bát Tràng có đặc thù có trên 1000 hộ sản xuất mặt hàng gốm sứ, do đó việc thực hiện mỗi xã một sản phẩm là rất thuận lợi cho Bát Tràng. Nguồn sản phẩm cho Bát Tràng rất dồi dào. Trong dịp cuối năm, xã có 2 cơ sở sản xuất đăng ký 5 sản phẩm và đạt Ocop 4 sao. Đây chính là thước đo cho sản phẩm về chất lượng. Từ đó, người dân cũng như khách trong và ngoài nước cũng có nhìn nhận và đánh gía về sản phẩm của Bát Tràng cụ thể hơn, thiết thực hơn và giá trị của sản phẩm sẽ được nâng lên khi tham gia.

Về sản phẩm tham gia OCop, huyện Gia Lâm đã lựa chọn được 80 sản phẩm tham gia chương trình đến năm 2020. Đặc biệt, huyện Gia Lâm chú trọng phát triển các sản phẩm gốm sứ của làng nghề Bát Tràng đạt tiêu chuẩn 5 sao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Hà Nội được biết đến với hàng nghìn làng nghề truyền thống và nhiều mặt hàng nông sản, đặc sản cấp quốc gia, cấp vùng miền... Với 1.350 làng nghề và làng có nghề, trong đó có trên 300 làng nghề đã được UBND thành phố công nhận theo tiêu chí, nếu khai thác, phát huy tốt sẽ góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy xây dựng nông thôn mới.

Ông Chu Mạnh Hùng, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội bày tỏ: "Cứ mỗi đầu xuân hàng năm, tôi và gia đình hay lên đây thăm quan và tôi thấy mỗi năm có sự thay đổi, kể cả trong chợ Bát Tràng cũng như trong các quầy bán. Tôi thấy là mặt hàng rất đa dạng và nhiều sản phẩm rất phong phú. Về mặt mỹ thuật thì rất là đẹp, nên đã hấp dẫn được cả du khách và người tiêu dùng. Tôi thấy là gốm Bát Tràng hiện nay so với trước đây tiến bộ hơn rất nhiều. Bởi vì với công nghệ hiện đại, được áp dụng vào sản xuất nên về mặt mỹ thuật được nâng lên rất nhiều, đặc biệt là men gốm, men sứ rất đẹp".

Ông Chu Mạnh Hùng, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội

Mục tiêu của thành phố Hà Nội sẽ tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% sản phẩm làng nghề, nông nghiệp hiện có; đồng thời củng cố, hoàn thiện tổ chức sản xuất theo hướng liên kết giữa hộ sản xuất với hợp tác xã và doanh nghiệp; triển khai thực hiện từ 10 đến 20 làng văn hóa, làng nghề du lịch... Hà Nội đang triển khai các giải pháp để đẩy nhanh tiến độ  thực hiện chương trình "mỗi xã một sản phẩm", phấn đấu hoàn thành mục tiêu đã đề ra vào năm 2020.

Thực hiện chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCop), UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 3629 về việc Kế hoạch triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm đến năm 2020. Theo đó, Hà Nội sẽ kiện toàn hệ thống quản lý, điều hành chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCop) đồng bộ từ cấp xã , huyện đến thành phố.  Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ phát triển, đánh giá, xếp hạng sản phẩm từ 800 đến 1.000 sản phẩm; trong đó, có từ 500 sản phẩm tham gia được đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp thành phố, 100 sản phẩm được tham gia đánh giá và xếp hạng sản phẩm cấp quốc gia; tập trung vào 2 nhóm sản phẩm chính đang có lợi thế lớn là thực phẩm và lưu niệm – nội thất – trang trí. Về lâu dài, Thành phố sẽ đầu tư cho 3 làng nghề: Bát Tràng (huyện Gia Lâm), Vạn Phúc (quận Hà Đông) và Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) phát triển OCop gắn với du lịch bởi đây là những địa phương có khả năng tạo nên nhiều sản phẩm OCop đạt tiêu chuẩn 5 sao của Hà Nội.

Xây dựng chương trình Ocop theo 3 trụ cột

Theo thông tin từ Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, sau hơn 1 năm triển khai, tính đến nay, cả nước có 59/63 tỉnh, thành ban hành quyết định thực hiện đề án Chương trình Ocop, tổng số sản phẩm dự kiến được chuẩn hoá OCop đến năm 2020 là 3.800 sản phẩm, dự kiến nguồn lực huy động đạt hơn 9.800 tỷ đồng. Hiện đã có 11 tỉnh tổ chức đánh giá phân hạng và có quyết định công nhận 533 sản phẩm OCop. Trong đó, đã có 1.579 sản phẩm có khả năng được “gắn sao” (các sản phẩm sẽ được gắn từ 1 đến 5 sao; sản phẩm 1-3 sao phục vụ thị trường trong nước, sản phẩm 4-5 sao có khả năng cạnh tranh, xuất khẩu).

Phát huy lợi thế từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xác định hướng phát triển Chương trình OCop theo 3 trụ cột: Nông nghiệp thông minh, nông dân thông minh và công chức thông minh. Tập trung vào sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân, đẩy mạnh Chương trình OCop là giải pháp hiệu quả để phát triển nhóm sản phẩm cấp xã, huyện; các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương được hỗ trợ phát triển theo chuỗi giá trị, đưa nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.

Sản phẩm nông nghiệp tham gia chương trình OCop của thành phố Hà Nội 

Thực tế triển khai thời gian qua cho thấy, chương trình đã mang lại những hiệu quả rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân từ sản xuất theo tập quán lạc hậu sang sản xuất, kinh tế thị trường, tạo ra hướng đi mới trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm truyền thống ở khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, tạo việc làm, góp phần xóa đói, giảm nghèo, tăng chất lượng đời sống cho nhân dân.

Điểm nổi bật sau hơn một năm thực hiện, chương trình OCop đã tạo động lực cho phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Nhiều sản phẩm đẹp, chất lượng tốt từ chương trình này không chỉ tiêu thụ ở địa phương mà còn thu hút người tiêu dùng cả nước, được phân phối rộng rãi ở các chuỗi siêu thị, giúp kinh tế vùng nông thôn phát triển. Trong chương trình OCop, người dân đóng vai trò chính khi tự quyết định lựa chọn và phát triển các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của địa phương, đáp ứng nhu cầu thị trường.

Đâu là giải pháp ổn định đầu ra cho sản phẩm Ocop ?

Dù nhiều sản phẩm ở các địa phương hiện nay đã “vang danh” ở thị trường trong nước và được người dân ưa chuộng nhưng hành trình lên kệ hàng ở siêu thị đối với các sản phẩm nông sản vẫn khá gian nan. Đó cũng là những băn khoăn của các Đại biểu Quốc hội khi nhìn nhận về vấn đề này. Chính vì vậy, việc đưa các sản phẩm OCop tiêu thụ và mở hướng vào siêu thị đang được các bộ, ngành, địa phương quan tâm thực hiện. Hiện nay, các sản phẩm OCop của Hà Nội đang triển khai giới thiệu, tiêu thụ qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có hệ thống siêu thị.

Trước thực tế đầu ra của sản phẩm OCop, tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV, đại biểu Vũ Thị Nguyệt, Đoàn ĐBQH tỉnh Hưng Yên đã chất vấn của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường. Nội dung chất vấn của đại biểu nêu rõ: “Xét về mặt tổng thể, sản phẩm OCop chưa có đầu ra ổn định, giá trị kinh tế chưa cao như kỳ vọng và không đồng đều giữa các địa phương, trình độ sản xuất kinh doanh của các hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất còn rất nhiều hạn chế. Xin hỏi Bộ trưởng, Bộ trưởng có thấy trách nhiệm của mình trong vấn đề này như thế nào? Giải pháp gì để nâng cao giá trị sản phẩm OCop, cũng như mở rộng thị trường đầu ra cho sản phẩm trong thời gian tới?”

Ngay sau khi đại biểu chất vấn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã có phần giải trình trước Quốc hội, trong đó Bộ trưởng khẳng định: Đây là chủ chương lớn đúng nhưng mà cũng rất cần thời gian. 18 tháng qua, các tỉnh phải khẳng định một loạt việc, hệ thống quản lý điều hành của chương trình đồng bộ, hình thành từ trung ương tỉnh đến huyện. Thủ tướng chính phủ đã ban hành bộ tiêu chí phân định tiêu chuẩn chất lượng sản xuất hàng hóa, 58/63 tỉnh thành đã phê duyệt được đề án chương trình.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường 

“Đây là sự cố gắng rất lớn khi đã huy động 6.100 đơn vị doanh nghiệp và các hợp tác xã tham gia cùng với bà con nông dân, đã tổ chức được 3 cấp trung ương, tỉnh huyện cho trên 20.000 CEO được tập huấn kỹ thuật để hình thành những chủ nhân sản xuất chuỗi, đã có 10 tỉnh tổ chức đánh giá, phân hạng công nhận 494 sản phẩm OCop”, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Qua phần trả lời của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, có thể thấy Bộ đã có sự quan tâm tới trục sản phẩm OCop. Tuy nhiên, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường chưa đưa ra được giải pháp cụ thể và hữu hiệu để có thể nâng cao được giá trị sản phẩm cũng như tìm được đầu ra thực sự ổn định cho sản phẩm OCop.

Vậy thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ triển khai những giải pháp cụ thể để giúp cho sản phẩm OCop thực sự có chỗ đứng cũng như là mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân? Đại biểu Quốc hội và người dân kỳ vọng gì vào những giải pháp thực tế của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong thơi gian tới? Phóng viên Cổng thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với đại biểu Vũ Thị Nguyệt, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên, về vấn đề này.

Đại biểu Vũ Thị Nguyệt, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên

Phóng viên: Xuất phát từ thực tế nào, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khoá XIV, đại biểu đã có câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Và cụ thể nội dung đại biểu chất vấn được tập trung vào khía cạnh nào?

Đại biểu Vũ Thị Nguyệt, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên: Trong kỳ họp thứ 8 vừa qua, trong chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại Nghị trường Quốc hội, trong đó có một nội dung hết sức quan trọng đó là vấn đề xây dựng nông thôn mới cũng như các biện pháp nâng cao đời sống của nhân dân. Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, có nội dung liên quan tới phát triển kinh tế ở nông thôn là chương trình hiện nay đang được các địa phương quan tâm và triển khai thực hiện, đó là chương trình mỗi xã phường một sản phẩm OCop.

Do đó, tôi nhận thấy rằng sự phát triển kinh tế ở các địa phương đã khác nhau và sự tham gia của các địa phương với chương trình này cũng khác nhau; đầu ra của sản phẩm OCop vẫn mang tính chất xuất phát từ các địa phương là chủ yếu và xuất phát từ các hộ nông dân cũng như các hợp tác xã, các xã mà chưa thực sự có sự vào cuộc của các cơ quan có chức năng giống các trục sản phẩm khác của quốc gia.

Tôi cũng đặt nội dung này tới Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trong thời gian sắp tới, Bộ sẽ có những giải pháp quyết tâm như thế nào đối với sản phẩm OCop.

Phóng viên: Trước nghị trường Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã đăng đàn trả lời chất vấn của đại biểu về vấn đề này. Quan điểm của Đại biểu về phần nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng?

Đại biểu Vũ Thị Nguyệt, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên: Qua phần trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường thì tôi nhận thấy rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như bản thân Bộ trưởng đã có sự quan tâm tới trục sản phẩm này. Tuy nhiên, so với 2 trục sản phẩm còn lại, đó là sản phẩm mang thương hiệu quốc gia cũng như sản phẩm mang thương hiệu của tỉnh thì Bộ cũng chưa thực sự có những giải pháp hữu hiệu có thể nâng cao được giá trị sản phẩm cũng như tìm được đầu ra thực sự ổn định cho các sản phẩm OCop. Và tôi cũng hy vọng là với sự đào xới lên như vậy thì thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ có sự quan tâm xát xao hơn cũng như có giải pháp thực tế hơn để giúp cho sản phẩm OCop thực sự có chỗ đứng, mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân.

Phóng viên: Qua chia sẻ của Bộ Trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường, theo đại biểu, đâu là nguyên nhân dẫn đến thị trường sản phẩm OCop chưa ổn định, đồng đều giữa các địa phương hiện nay?

Đại biểu Vũ Thị Nguyệt, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên: Hiện nay, các sản phẩm OCop vẫn mang tính chất tự phát của các địa phương, của các hợp tác xã, từ quy trình sản xuất cho tới tìm đầu ra cho sản phẩm, vẫn là những người nông dân họ tự tìm kiếm, họ tự giới thiệu sản phẩm của mình ra thị trường.

Theo tôi, yếu tố khiến sản phẩm này chưa vươn ra được rộng rãi ra thị trường một phần là do quy mô sản xuất, cũng như phương thức sản xuất của người nông dân hiện nay vẫn chưa tiếp cận được sát với các tiêu chuẩn kỹ thuật mà thị trường yêu cầu.

Thứ hai là chưa có sự vào cuộc của các đơn vị doanh nghiệp cũng như nhà khoa học để giúp cho sản phẩm gắn được những thương hiệu rõ ràng hơn và uy tín hơn, gần hơn với người tiêu dùng. Đặc biệt là công tác tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm tại các hội chợ cũng như tại các Trung tâm Thương mại và các diễn đàn để sản phẩm có thể được giới thiệu rộng rãi tới người tiêu dùng. Do đó, giá trị của sản phẩm cũng như đầu ra của sản phẩm chưa thực sự ổn định.

Còn vấn đề giữa các địa phương chưa có sự phát triển đồng đều thì cũng xuất phát từ chương trình xây dựng nông thôn mới vẫn chưa thực sự đồng đều giữa các địa phương, chưa có sự đồng đều giữa cac tỉnh miền núi cũng như các tỉnh đồng bằng. Bản thân chiến lược xây dựng của mỗi tỉnh có sự khác nhau. Cũng như là ưu thế của mỗi địa phương cũng có sự khác nhau, dẫn tới hình thành sản phẩm OCop có sự khác nhau giữa các địa phương. Và tôi cũng muốn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm tới nội dung này hơn để thúc đẩy các địa phương cùng có những định hướng cũng như có những con đường khác nhau nhằm phát triển sản phẩm OCop.

Phóng viên: Thời gian tới, ngành nông nghiệp và công thương cũng như các bộ, ngành cần có sự phối hợp như thế nào trong công tác này để đảm bảo đồng đều, ổn định thị trường sản phẩm tại các địa phương cũng như thực hiện mục tiêu nông thôn mới, thưa đại biểu?

Đại biểu Vũ Thị Nguyệt, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên: Tôi cho rằng trong thời gian tới, trước mắt là với Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cần quan tâm hơn tới phương thức sản xuất cũng như kỹ thuật sản xuất của các địa phương, có sự hỗ trợ về mặt kỹ thuật, về mặt cách thức làm, tổ chức ở các hợp tác xã để có thể tiếp cận với các tiêu chuẩn, các sản phẩm OCop khi đưa ra thị trường.

Đối với Bộ Công thương, tôi cũng hy vọng rằng trong thời gian tới Bộ sẽ có những chương trình cụ thể hơn để xúc tiến thương mại, để giới thiệu sản phẩm, cũng như tạo được thương hiệu sản phẩm khi giới thiệu ra thị trường, không chỉ trong nước mà có thể vươn ra thị trường nước ngoài để nâng cao giá trị cũng như nâng cao cuộc sống cho người nông dân.

Phóng viên: Để những giải pháp thực sự quyết liệt hơn trong việc thực hiện chương trình, nâng cao giá trị sản phẩm OCop cũng như mở rộng thị trường, trách nhiệm của ngành nông nghiệp cần được nhìn nhận như thế nào, thưa đại biểu?

Đại biểu Vũ Thị Nguyệt, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hưng Yên: Đối với sản phẩm này, ngành nông nghiệp vẫn là chủ đạo trong vấn đề làm sao nâng cao giá trị cũng như thương hiệu sản phẩm OCop. Tuy nhiên, do đây là sản phẩm xuất phát từ yếu tố nông nghiệp tự phát của người dân. Do đó, ngành nông nghiệp cũng cần phải bắt tay cùng các địa phương để chúng ta xây dựng rõ được. Đặc biệt, những sản phẩm này phải mang tính chất liên kết từ các hợp tác xã, cho tới các vùng khác nhau, nhất là các vùng khác nhau có chung một sản phẩm để liên kết được với nhau. Bởi tính chất mỗi xã phường một sản phẩm, nên mở rộng ra những vùng khác nhau và khi có sự liên kết rồi thì các yếu tố liên quan tới phương thức sản xuất, các thức tổ chức cũng như yếu tố tuyên truyền, yếu tố giới thiệu sản phẩm được chuyên nghiệp hơn. Tôi cũng mong Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đặc biệt là Bộ trưởng sẽ quan tâm hơn nội dung này.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu

Tham gia vào OCop sẽ thúc đẩy sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp chính quyền trong việc tuyên truyền, hỗ trợ người dân, các chủ thể sản xuất sẽ nhận được rất nhiều hỗ trợ tùy theo điều kiện của từng địa phương, như: Đăng ký nhãn hiệu, thương hiệu, mã số mã vạch; chi phí về kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm; được tập huấn, đào tạo nâng cao năng lực về quản trị kinh doanh, nâng cao năng lực sản xuất với quy mô lớn hơn, công nghệ tiên tiến.

Về lâu dài, Chương trình OCop giúp người tiêu dùng nhận biết các sản phẩm chất lượng, mang đặc sắc văn hóa của các vùng miền. OCop đặt ra mục tiêu đến năm 2020, sẽ thực hiện tiêu chuẩn hóa ít nhất 50% số sản phẩm hiện có, tương ứng khoảng 2.400 sản phẩm; củng cố, kiện toàn 100% doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia; phát triển mới khoảng 500 doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã tham gia chương trình. Để làm được điều đó, đại biểu Vũ Thị Nguyệt mong muốn Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm có lời giải cho bài toán ổn định đầu ra, nâng cao giá trị kinh tế của các hợp tác xã, hộ sản xuất, doanh nghiệp tham gia OCop tại các địa phương./.

Kim Yến

Các bài viết khác