Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: dfe867a1-0923-90f0-c4c5-08a6bc00e5a6.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM VĂN HÒA CHẤT VẤN VỀ CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỐI VỚI HƯỚNG DẪN NỘP CHỨNG TỪ CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ ĐỂ ÁP DỤNG THUẾ SUẤT ƯU ĐÃI ĐẶC BIỆT

26/05/2020

Liên quan đến căn cứ cứ pháp lý đối với thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt cho hàng hóa xăng dầu nhập khẩu, đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp đã có chất vấn gửi đến Bộ trưởng Bộ Tài chính đề nghị làm rõ nội dung này.

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa về căn cứ pháp lý đối với thời điểm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D để áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt cho hàng hóa xăng dầu nhập khẩu, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, theo quy định, hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước có thoả thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì để được hưởng các chế độ ưu đãi đó, người khai hải quan cần phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ (C/O) cho cơ quan hải quan. Như vậy, để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, C/O là chứng từ bắt buộc phải nộp cho cơ quan hải quan để xem xét áp dụng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Đại biểu Phạm Văn Hòa - Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Về quá trình xử lý các kiến nghị của doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu, Bô trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết ngay sau khi nhận được kiến nghị, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến các Bộ, ngành có liên quan và gửi báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề xuất xử lý theo đúng quy định của pháp luật và thẩm quyền của Bộ Tài chính.

Tại thông báo số 433/TB-VPCP ngày 20/11/2018, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ chỉ đạo Bộ Tài chính tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến các đại biểu dự họp, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan giải quyết dứt điểm đến C/O xăng dầu nhập khẩu trong giai đoạn từ 14/9/2016 đến 8/3/2017 theo đúng quy định của pháp luật về hải quan, xuất nhập khẩu, luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật...và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì xử lý theo đúng quy định của pháp luật và thẩm quyền, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan hải quan tiến hành truy thu số tiền thuế chênh lệch giữa mức thuế suất ưu đãi đặc biệt với mức thuế MFN đối với các tờ khai nhập khẩu xăng dầu không đủ điều kiện áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Căn cứ pháp lý về thời điểm nộp C/O, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, theo cam kết quốc tế về thời điểm nộp C/O thì Quy tắc 13 Phụ lục 8 Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN thì thời hạn nộp C/O được quy định như sau: “1. Để được hưởng ưu đãi thuế quan, tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu, người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu tờ khai, C/O kèm các chứng từ chứng minh (như hóa đơn thương mại và vận đơn chở suốt được cấp trẻn lãnh thổ của nước thành viên xuất khẩu khi được yêu cầu) và các tài liệu khác theo quy định của pháp luật nước thành viên nhập khẩu.”

Về thời hạn hiệu lực của C/O: Quy tắc 14, Phụ lục 8 của Hiệp đại ATIGA quy định: “C/O có hiệu lực trong trong vòng mười hai (12) tháng kể từ ngày cáp, và phải được nộp cho cơ quan Hải quan Nước thành viên nhập khẩu trong thơ hạn đó”.

Theo đó, thời điểm nộp C/O được quy định cụ thể trong cam kết quốc tế là tại thời điểm làm thủ tục hải quan. Hiệu lực C/O là 12 tháng kể từ ngày cấp. C/O cần phải nộp tại thời điểm làm thủ tục hải quan và phải còn giá trị hiệu lực tại thời điểm nộp.

Chương quy tắc xuất xứ của Hiệp định ATIGA được nội luật hóa tại Thông tư số 21/2010/TT-BCT ngày 17/5/2010 (được thay thế bởi Thông tư số 22/2016/TT-BCT ngày 3/10/2016), cụ thể: “Để được hưởng ưu đãi thuế quan, tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu, Người nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan nước nhập khẩu tờ khai, C/O mẫu D, kèm các chứng từ chứng minh....” (Điều 13, Phụ lục 7)

C/O có hiệu lực trong trong vòng mười hai (12) tháng kể từ ngày cấp, và phải được nộp cho cơ quan Hải quan Nước thành viên nhập khẩu trong thời hạn đó...” (Điều 14, Phụ lục 7) .

Căn cứ quy định trên, để được áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt, thời điểm nộp C/O là tại thời điểm làm thủ tục hải quan và C/O phải còn giá trị hiệu lực tại thời điểm nộp.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng

Về việc áp dụng Điều ước quốc tế, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Khoản 1 Điều 5 Luật Hải quan quy định: “1. Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó”.

Điều 4 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP ngày 20/2/2006 của Chính phủ hướng dẫn Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa về việc thực hiện quy tắc xuất xứ ưu đãi theo các điều ước quốc tế: “Việc xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa nhập khẩu để được hưởng chế độ ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan được áp dụng theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan quy định chi tiết việc thi hành các Điều ước này.”

Điều 13 Nghị định số 19/2006/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn Luật Thương mại về xuất xứ hàng hóa quy định chứng nhận xuất xứ hàng hoá nhập khẩu phải nộp cho cơ quan hải quan: “Trong những trường hợp sau, Giấy chứng nhận xuất xứ đối v hoá nhập khẩu phải nộp cho cơ quan Hải quan tại thời điểm quan:

1. Hàng hoá có xuất xứ từ nước hoặc nhóm nước được Việt Nam cho hưởng các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan theo quy định của pháp luật Việt Nam và theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập, nếu người nhập khẩu muốn được hưởng các chế độ ưu đãi đó.”

Căn cứ quy định trên, Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải nộp cho cơ quan hải quan tại thời điểm làm thủ tục hải quan để được hưởng mức thuế suất ưu đãi đặc biệt.

Về thẩm quyền hướng dẫn xác định xuất xứ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng làm rõ, Khoản 3 Điều 27 Luật Hải quan: “Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định thủ tục, thẩm quyền, thời hạn xác định xuất xứ hàng hóa.”

Khoản 4 Điều 24 Luật Hải quan: “Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai hải quan, việc sử dụng tờ khai hải quan và chứng từ thay thế tờ khai hải quan, các trường hợp phải nộp, xuất trình chứng từ có liên quan quy định tại khoản 1 Điều 24”.

Căn cứ quy định trên, Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền hướng dẫn thời điểm nộp, xuất trình C/O.

Điểm a, khoản 2, Điều 26 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định về thủ tục hải quan trong đó điểm a, khoản 2, Điều 26 quy định về thời điểm nộp C/O để áp dụng ưu đãi đặc biệt như sau: “Người khai hải quan nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu cho cơ quan hải quan theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 16 Thông tư này tại thời điểm nộp bộ hồ sơ hải quan hoặc trong thời hạn theo quy định tại các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.....”

Bên cạnh đó, trong trường hợp cần thiết để kịp thời áp dụng chính sách quản lý phù hợp phục vụ điều hành chính sách để ổn định nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo đúng thẩm quyền, Bộ Tài chính căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao sẽ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện ngay. Đây là thực tế quản lý phát sinh trong quản lý điều hành và các nội dung hướng dẫn thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ Tài chính, phù hợp với cam kết quốc tế và quy định trong nước. Nội dung này hiện nay được quy định tại khoản 2, Điều 26 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 và khoản 1, Điều 4 Thông tư số 38/2018/TTBTC ngày 20/4/2018.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, mặt hàng xăng dầu là hàng hóa thuộc hoạt động điều tiết giá, mức thuế suất thuê nhập khẩu được sử dụng tính giá cơ sở để điều hành giá bán lẻ xăng dầu là mức thuế suất bình quân gia quyền căn cứ trên số tiền thuế xác định tại thời điểm nhập khẩu. Do vậy, giai đoạn từ 14/9/2016 – trước 9/3/2017 để phù hợp với chính sách quản lý điều hành về cơ sở, Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn riêng đối với mặt hàng xăng dầu phải nộp C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng khẳng định như vậy, nội dung hướng dẫn tại công văn số 12802/BTC-TCHQ là đúng thẩm quyền của Bộ Tài chính, tuân thủ cam kết trong Hiệp định ATIGA và quy định pháp luật trong nước. Theo đó, cơ quan hải quan tiến hành truy thu số tiền thuế đối với các lô hàng xăng dầu nhập khẩu không nộp C/O tại thời điểm làm thủ tục hải quan là đúng quy định./.

Bảo Yến

Các bài viết khác