Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 450a68a1-19b3-90f0-c4c5-076884b4e3ad.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH K`NHIỄU GÓP Ý DỰ THẢO LUẬT BIÊN PHÒNG VIỆT NAM

24/06/2020

Dự án Luật Biên phòng Việt Nam được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIV. Trong phiên thảo luận tại hội trường, đại biểu K`Nhiễu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng đề nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục hoàn thiện và làm rõ một số nội dung tại dự thảo luật.

Đại biểu K`Nhiễu, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng

Về phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật, đại biểu K`Nhiễu đề nghị làm rõ phạm vi điều chỉnh là hoạt động biên phòng; bổ sung vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức hoạt động, chế độ chính sách đối với bộ đội biên phòng được quy định tại Chương IV và Chương V vào phạm vi điều chỉnh. Cụ thể, đại biểu đề xuất chỉnh lý lại Điều 1 như sau: “Luật này quy định chính sách, nguyên tắc, nhiệm vụ, lực lượng phối hợp và hợp tác quốc tế trong hoạt động biên phòng, lực lượng bộ đội biên phòng, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân thực thi nhiệm vụ biên phòng”.

Theo đại biểu K`Nhiễu khái niệm "biên phòng" được giải thích tại khoản 1, Điều 2 chưa thực sự thuyết phục. Đại biểu cho rằng, thực tế trên các đảo gần bờ có dân cư sinh sống thường có đồn biên phòng và dọc các tỉnh Duyên hải miền Trung nước ta cũng được bố trí các đồn biên phòng tại các cửa sông, cửa biển, nhưng đây không phải là khu vực biên giới. Do đó, dự thảo luật cần phải bổ sung các đảo trong vùng lãnh hải và các khu vực bờ biển cho đầy đủ. Đại biểu đề nghị thể hiện lại khoản 1, Điều 2 như sau: “Biên phòng là tổng thể các biện pháp để bảo vệ độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia, trật tự an toàn xã hội, khu vực ở biên giới vùng biển”.

Đối với phương châm xây dựng nền biên phòng toàn dân của chúng ta là toàn dân toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường, chủ động và linh hoạt. Đại biểu K`Nhiễu cho rằng, đây là một chủ trương lớn của Việt Nam, không thể thiếu trong hoạt động biên phòng. Vì vậy, cần bổ sung nội dung chủ động, linh hoạt vào phương châm xây dựng nền biên phòng toàn dân là thống nhất với nội dung quy định tại điểm c, khoản 2, Điều 9. Đại biểu đề nghị bổ sung khoản 2, Điều 2 dự thảo luật như sau: “Nền biên phòng toàn dân là sức mạnh biên phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần và các nguồn lực với phương châm toàn dân toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường, chủ động và linh hoạt.”

Về trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp quy định tại Điều 31, đại biểu K`Nhiễu đề nghị cần chỉnh sửa, bổ sung điểm a, khoản 1, Điều 31 cho phù hợp với thẩm quyền của Hội đồng nhân dân quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Ngoài ra, tại điểm c, khoản 1, Điều 31 dự thảo luật quy định Hội đồng nhân dân các cấp nơi có biên giới quốc gia có trách nhiệm kiểm tra, giám sát thực hiện các biện pháp về biên phòng và ở địa phương. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị bỏ từ "kiểm tra" tại điểm này vì Hội đồng nhân dân chỉ thực hiện nhiệm vụ, chức năng giám sát. Tương tự, đề nghị bỏ cụm từ “kiểm tra” tại điểm a khoản 3 Điều 31.

Đại biểu K`Nhiễu  cho rằng, trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp được quy định tại khoản 1 điều này đối chiếu với thẩm quyền của Hội đồng nhân dân được quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành chủ yếu là thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Trách nhiệm của Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp xã là không rõ. Do đó, nếu thiết kế tên gọi điều này là trách nhiệm của Hội đồng nhân dân các cấp đề nghị Ban soạn thảo nêu cụ thể trách nhiệm của Hội đồng nhân dân từng cấp trong việc thực thi nhiệm vụ biên phòng để Hội đồng nhân dân từng cấp thấy trách nhiệm cụ thể của mình và để Chính phủ quy định hướng dẫn điều này.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị, ngoài các hành vi bị cấm được quy định tại Điều 4 cần bổ sung thêm các hành vi sau: Một là, cung cấp, phân tán, chia sẻ dưới mọi hình thức những thông tin, hình ảnh sai lệch về chủ quyền lãnh thổ biên giới Quốc gia Việt Nam nhằm mục đích chống phá, gây mất ổn định chính trị của đất nước. Hai là, hình thành các đường mòn, lối mở, khu vực biên giới trái pháp luật để phục vụ việc vận chuyển, đi lại hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật./.

Lê Anh