Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: cc2d68a1-2903-90f0-c4c5-071c688d80f3.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN TẠO GÓP Ý NGHỊ QUYẾT VỀ THÍ ĐIỂM TỔ CHỨC MÔ HÌNH CHÍNH QUYỀN ĐÔ THỊ TẠI TP. ĐÀ NẴNG

30/07/2020

Thảo luận tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Tạo - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng đóng góp một số ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Đà Nẵng và một số cơ chế, chính sách đặc thù khác.

Đại biểu Nguyễn Tạo - Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng phát biểu từ điểm cầu trực tuyến.

Thảo luận tại phiên họp trực tuyến, đại biểu Nguyễn Tạo bày tỏ sự đồng thuận và thống nhất cao đối với dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội. Nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo nghị quyết, đại biểu tham gia một số ý kiến cụ thể như sau:

Thứ nhất, về vấn đề chung, theo tinh thần của Nghị quyết số 43 ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị, đại biểu tán thành với sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm mô hình chính quyền đô thị và một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045. Với những lý do được nêu trong Tờ trình số 195 ngày 12/5/2020 của Chính phủ, làm sao để đưa thành phố Đà Nẵng trở thành hạt nhân, tạo sự phát triển lan tỏa cho khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong tương lai. Tuy nhiên, đối với những đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương tương ứng như thành phố Hải Phòng của vùng Đông Bắc, thành phố Cần Thơ của vùng Tây Nam, những thành phố này cũng đã được các cơ quan có thẩm quyền của Đảng và Nhà nước đồng ý với chủ trương thí điểm xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, cũng cần được quan tâm đúng mức với những cơ chế, chính sách đặc thù đặc biệt trong thời gian tới bằng những nghị quyết của Quốc hội tương ứng. Ngoài ra còn có một số đô thị loại 1 thuộc tỉnh trong thời gian qua được Thủ tướng Chính phủ và Chính phủ đồng ý cho phép xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, nhưng trong thực tiễn đã có những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện với những cơ chế chính sách đặc thù đã giao.

Do đó đại biểu đề nghị Chính phủ cần có sự đánh giá, sơ kết vấn đề này trên cơ sở tương ứng yêu cầu phát triển đổi mới, từng bước hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị nói chung và các thành phố trực thuộc Trung ương nói riêng, nhằm bảo đảm tính đồng bộ và thống nhất về pháp luật trong quá trình triển khai thực hiện, bảo đảm tính tương quan, tương đồng giữa các đô thị trong cả nước được tổ chức theo mô hình chính quyền đô thị với các đô thị theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương hiện hành, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ và thống nhất trong quá trình thực hiện và hoạt động giám sát.

Thứ hai, về nội dung cụ thể, đại biểu đóng góp một số ý kiến như sau:

Đại biểu thống nhất với mô hình thí điểm đề xuất trong dự thảo nghị quyết tổ chức một cấp chính quyền đô thị và 3 cấp chính quyền nông thôn ở Đà Nẵng, phạm vi áp dụng tại 6 quận và 45 phường là phù hợp.

Về thời gian thực hiện thí điểm, nên triển khai thí điểm từ tháng 7/2021 cho đến khi Quốc hội có quy định hết. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị lưu ý đến chế độ làm việc của Ủy ban nhân dân cấp quận, phường tại Điều 7 và Điều 10 của dự thảo nghị quyết quy định: “Ủy ban nhân dân quận, phường làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ”. Đại biểu đề nghị cần làm rõ vấn đề này vì hiện nay theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương thì Ủy ban nhân dân việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Nếu thí điểm chế độ làm việc của Ủy ban nhân dân theo chế độ thủ trưởng cần phải giải trình một cách rõ ràng về phương thức vận hành của Ủy ban nhân dân, trách nhiệm của các thành viên Ủy ban nhân dân. Đồng thời đề nghị làm rõ cơ chế báo cáo của các cơ quan tư pháp như Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân. Cần nói rõ hơn về cơ chế nhân dân giám sát hoạt động của các cơ quan Tòa án và cơ quan Viện kiểm sát cùng cấp. Đồng thời qua đó cũng khẳng định tại Nghị quyết và theo đề nghị của Mặt trận Tổ quốc thì Hội đồng nhân dân thành phố tiến hành bầu Hội đồng nhân dân 2 cấp đó là cấp của thành phố và cấp quận. Từ đây đặt ra vấn đề đổi mới hoạt động của Hội đồng nhân dân thành phố sẽ làm phát sinh một cơ chế đó là thay mặt nhân dân giám sát sâu hơn, rộng hơn đối với hoạt động cơ quan tư pháp, có việc chỉ cần được bảo đảm đúng mức, quan tâm đúng mức hơn ở nội dung của nghị quyết về vấn đề này.

Vấn đề điều chỉnh quy hoạch. Theo điều 11, việc điều chỉnh quy hoạch giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt điều chỉnh quy hoạch thành phố trên cơ sở quy hoạch thành phố đã được Thủ tướng phê duyệt tại khoản 1 Điều 4 là chưa thật sự phù hợp với Luật Quy hoạch vừa mới được ban hành. Theo quy định tại khoản 1 Điều 51 Luật Quy hoạch thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phê duyệt quy hoạch có thẩm quyền quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch.

Về việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch, Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch đô thị sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng và tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện.

Bên cạnh đó theo đại biểu Nguyễn Tạo, Khoản 2 Điều 4 chưa thực sự phù hợp với Luật Quy hoạch đô thị theo Điều 44 Luật Quy hoạch đô thị cấp có thẩm quyền phê duyệt nhiệm vụ của Đồ án quy hoạch đô thị tương ứng với từng loại quy hoạch đô thị. Tuy nhiên việc đề xuất điều chỉnh cục bộ quy hoạch của các dự thảo nêu trên là một nét mới khác biệt có tính chất cấp tiến đổi mới, đột phá so với luật hiện hành, nhằm tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hơn nữa sự phân cấp cho chính quyền địa phương. Đặc biệt là đối với các đô thị trực thuộc trung ương, đề nghị sẽ được quy định chặt chẽ ở trong nội dung của dự thảo nghị quyết

Vấn đề cuối cùng là việc quản lý tài chính ngân sách theo Điều 12, đại biểu quan tâm việc quy hoạch sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương còn dư của ngân sách thành phố cho phép ngân sách cấp dưới sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách tại khoản 2 Điều 12. Theo đại biểu, việc đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách là quá rộng, còn mang tính chung chung trong nghị quyết. Do vậy, cần nêu rõ các dự án cụ thể hoặc giới hạn cụ thể, đó là vấn đề các công trình đầu tư công trung hạn thuộc thẩm quyền của thành phố Đà Nẵng và đầu tư công trung hạn thuộc thẩm quyền của Trung ương thì rõ ràng và cụ thể hơn.

Bích Lan