Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 8c3068a1-7950-90f0-c4c5-0d3f1e29ffb1.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÊ XUÂN THÂN GÓP Ý ĐỐI VỚI DỰ ÁN LUẬT CƯ TRÚ (SỬA ĐỔI)

12/08/2020

Phát biểu tại phiên họp toàn thể hội trường về dự án Luật Cư trú (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Lê Xuân Thân – Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa bày tỏ tán thành với dự thảo Luật và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật, đồng thời góp ý một số nội dung cụ thể nhằm hoàn thiện dự thảo.

Đại biểu Lê Xuân Thân – Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa

Về khái niệm nơi cư trú và những quy định của nơi cư trú trong dự thảo Luật, đại biểu Lê Xuân Thân nêu rõ, Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có các điều quy định cụ thể về nội dung này. Cụ thể Điều 40 nơi cư trú của cá nhân; Điều 41 nơi cư trú của người chưa thành niên; Điều 42 nơi cư trú của người được giám hộ; Điều 43 nơi cư trú của vợ, chồng; Điều 44, là nơi cư trú của quân nhân và Điều 45 nơi cư trú của người hành nghề, làm nghề lưu động. Đáng lưu ý là trong Điều 40 của Bộ luật Dân sự quy định nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống. Trong khi đó, Điều 12 dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) quy định nơi cư trú của công nhân là nơi người đó thường trú hoặc tạm trú. Theo đại biểu Lê Xuân Thân, ở đây đã có sự khác biệt giữa 2 khái niệm.

Điều 45 Bộ luật Dân sự quy định nơi cư trú của người làm nghề lưu động là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện. Đối với dự thảo tại Điều 17 lại quy định nơi cư trú của người hành nghề lưu động là nơi tàu, thuyền và phương tiện thường xuyên đỗ, đậu. Như vậy, ở đây vừa ghi lại nội dung của Bộ luật Dân sự vừa làm khác khái niệm đi. Do đó đại biểu Lê Xuân Thân đề nghị Ban soạn thảo nên bỏ toàn bộ các quy định về nơi cư trú trùng lắp với quy định của Bộ luật Dân sự

Đại biểu cho biết thêm, tại khoản 3 Điều 8 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định "không quy định về thanh tra, khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm nếu không có gì mới". Tuy nhiên tại Điều 40 của dự thảo Luật Cư trú (sửa đổi) lại quy định về khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm, trong đó, nội dung khoản 1 và 2 việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú được thực hiện theo quy định của luật này và các quy định về khiếu nại, tố cáo. Khoản 2 "người có hành vi vi phạm pháp luật về cư trú thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật". Nêu rõ, toàn bộ 2 khoản này của Điều 40 không có gì mới, đại biểu Lê Xuân Thân đề nghị là Ban soạn thảo nghiên cứu bỏ nội dung này ra khỏi dự thảo cho dự thảo luật.

Theo đại biểu Lê Xuân Thân, khoản 3 Điều 21 dự thảo Luật quy định một nội dung mà luật cũ cũng đã quy định nhưng diễn đạt quá dài và quá cụ thể, gây ra thiếu. Theo đó, dự thảo luật quy định: "Công dân được đăng ký thường trú vào tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi được chủ hộ đồng ý, nếu thuộc các trường hợp sau: Vợ về ở với chồng, chồng về ở với vợ, con về ở với cha mẹ, cha mẹ về ở với con, người hết tuổi lao động nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh chị em ruột, người khuyết tật mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh chị em ruột, cô dì, chú bác, cậu ruột, người giám hộ, người chưa niên được cha mẹ đồng ý hoặc không còn cha mẹ về ở với ông bà nội, ngoại, anh chị em ruột, cô dì, chú bác, cậu ruột, người giám hộ, người thành niên độc thân về ở với ông bà nội, ngoại, anh chị em ruột, cô dì, chú bác, cậu ruột, ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột". Đại biểu cho rằng, một khoản nêu 9 nhóm đối tượng về ở với nhau sẽ dẫn đến rối, không rõ và vẫn còn thiếu. Trong khi ở đây là quy định về con ruột, anh chị em ruột nhưng còn một đối tượng được pháp luật bảo hộ chính là con nuôi, có nghĩa là những đối tượng khác chưa thấy quy định hoặc trường hợp không ở với nhau. Hơn nữa diễn đạt của quy định này còn dạng văn nói hơn là văn diễn đàn trong quy phạm pháp luật.

Đại biểu cũng đề nghị Ban soạn thảo cân nhắc khoản 2 của Điều 21 và diễn đạt lại sao cho gọn và rõ, tránh kể lể quá dài dòng, quá cụ thể nhưng lại thiếu./.

Bảo Yến

Các bài viết khác