Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 083768a1-594c-90f0-c4c5-0a35335a8385.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ LAN: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHẢI ĐẶT Ở VỊ TRÍ TRUNG TÂM TRONG PHÁT TRIÊN KINH TẾ - XÃ HỘI

24/08/2020

Thảo luận tại tổ về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Thị Lan – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội bày tỏ nhất trí với sự cần thiết sửa đổi với quan điểm bảo vệ môi trường phải đặt ở vị trí trung tâm trong phát triển kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn, đồng thời đề nghị cần có lộ trình thực hiện để bảo đảm luật đi vào cuộc sống.

Phiên thảo luận Tổ về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi) tại Tổ 01 - Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ góp ý về dự án Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), đại biểu đại biểu Nguyễn Thị Lan – Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội nhấn mạnh đây là luật ảnh hưởng rất lớn trong toàn xã hội, phạm vi rất là lớn và phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Đại biểu ghi nhận Ban soạn thảo đã rất nỗ lực, cố gắng để chuẩn bị công phu, nghiêm túc và tiếp thu nhiều ý kiến qua các lần hội thảo, các ý kiến của các đại biểu, đại biểu Quốc hội cũng tham gia ở các phiên họp trước đó.

Bày tỏ nhất trí về sự cần thiết của dự án Luật, đại biểu Nguyễn Thị Lan cho rằng cần phải sửa đổi trong bối cảnh hiện nay vì tình hình về biến đổi khí hậu, các yêu cầu về môi trường cũng thay đổi, nhiều biến động. Đại biểu cho rằng dự thảo Luật này đã phản ánh được hầu hết những quan điểm lớn, những vấn đề như cập nhật được trong quản lý về công nghệ thông tin, cách mạng công nghiệp 4.0; các khái niệm, các xu hướng về kinh tế tuần hoàn, các vấn đề và phát triển môi trường theo hướng là xanh, bền vững. Đồng thời có sự thay đổi, điều chỉnh để tránh chồng chéo với các luật khác, cũng như phản ánh nhiều quan điểm, chủ trương chính sách mới của Đảng, Nhà nước về bảo vệ môi trường, các cam kết, các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Đại biểu cũng đồng tình với các quan điểm xây dựng Luật và nêu rõ, cùng với việc đảm bảo về kinh tế - xã hội thì yêu cầu về bảo vệ môi trường phải đặt ở vị trí trung tâm và rất quan trọng để từ đó để quyết định các vấn đề phát triển kinh tế xã hội. Xác định môi trường là nền tảng, yếu tố tiên quyết cho các quyết định để phát triển kinh tế - xã hội một cách rất là bền vững là quan điểm đúng đắn.

Đại biểu đánh giá cao việc có các cơ chế, các chính sách mang tính đột phá để tạo nên các nền tảng cho việc hình thành các mô hình tăng trưởng bền vững, đẩy mạnh kinh tế xanh,  kinh tế tuần hoàn, kinh tế để giảm thiểu phát thải khí nhà kính khi dự thảo Luật đã thể hiện được quan điểm rất rõ ràng. Theo đó, áp dụng đầy đủ nguyên tắc, là người gây ô nhiễm thì phải trả tiền và người hưởng lợi từ giá trị môi trường thì cũng phải chi trả những chi phí này và phù hợp với kinh tế thị trường. Quan điểm này cũng huy động được hết toàn thể tổng lực của xã hội để tham gia vào công tác bảo vệ môi trường.

Quy định chặt chẽ hơn về quản lý chất thải

Cho ý về nhóm chính sách về quản lý chất thải và công nghệ xử lý chất thải, các tiêu chuẩn, quy chuẩn về môi trường, đại biểu Nguyễn Thị Lan cho rằng, dự thảo lần này đã bổ sung và chỉnh sửa đầy đủ và có các quy định chặt chẽ hơn về các quy định quản lý đối với chất thải và để đáp ứng được các yêu cầu thực tiễn, các tiến bộ khoa học kỹ thuật, yêu cầu phát triển kinh tế tuần hoàn và coi chất thải là tài nguyên.

Đại biểu phân tích, dự thảo đã phân nhóm các loại chất thải rất rõ và có các quy định cụ thể về xử lý, tái chế. Trong dự thảo đang quy định là các hộ gia đình, các cá nhân ở các đô thị thì phải phân loại rác thải, lưu giữ các chất thải trong các thiết bị bao bì mà để không gây ô nhiễm như trong chương 5, trong Điều 79. Đại biểu cho biết, quy định này một số các nước trên thế giới đã làm rất là tốt và đã phân loại rác thải rất rõ, từng hộ dân cư, từng cá nhân phải thực hiện. Đại biểu cũng cho rằng để làm được tốt điều này cần phải đưa vào truyền thông, giáo dục và làm sao để nó trở thành một văn hóa, ngấm vào trong máu của mỗi cá nhân, một người Việt Nam. Có như vậy, mới có thể triển khai tốt được. Tuy nhiên, đại biểu cũng bày tỏ băn khoăn, khi đưa ra quy định với một kỳ vọng rất lớn như thế này thì phải có một lộ trình ta triển khai; phải có một chính sách với chế tài phù hợp để đảm bảo tính khả thi và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam trong việc tổ chức thu gom để vận chuyển, phải có cơ chế hỗ trợ cho các cơ sở kinh doanh, xử lý các chất thải để cho hiệu quả và khuyến khích được tất cả người dân và cộng đồng cùng tham gia vào việc này.

Đại biểu Nguyễn Thị Lan - Đoàn ĐBQH Tp.Hà Nội

Về chất thải nguy hại, đại biểu Nguyễn Thị Lan cho biết, chất thải nguy hại là những chất thải chứa các yếu tố độc hại, phóng xạ lây nhiễm, dễ cháy, nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có tính nguy hiểm khác. Đại biểu cho rằng nội dung này trong dự thảo Luật đề cập khá nhiều đến các đối tượng, các loại chất thải này nhưng về các chất thải của các cơ sở nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, các doanh nghiệp, đơn vị có các phòng thí nghiệm, các nghiên cứu thì chưa thấy rõ, vẫn còn mờ nhạt, cũng như chưa thấy đề xuất đến chất thải có nguồn gốc từ vi sinh vật, những mầm bệnh mà có thể lây nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe của con người đòi hỏi điều kiện an toàn sinh học rất là cao. Do đó, đại biểu đề nghị quan tâm kỹ hơn nữa để có những chế tài, đề xuất những giải pháp, những quản lý cho phù hợp.

Cần có lộ trình thực hiện để các quy định mới đi vào cuộc sống

Đồng tình với việc cần xây dựng và áp dụng quy chuẩn kỹ thuật môi trường trong chương 7 dự thảo Luật nhằm đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật về môi trường của Việt Nam phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trên thế giới và để cho người dân Việt Nam được hưởng một chất lượng môi trường ngang bằng với các nước ở trong khu vực và trên thế giới, đại biểu Nguyễn Thị Lan cho rằng đây là một điểm rất là tiến bộ. Tuy nhiên, đại biểu cũng đặt vấn đề về việc thực hiện các quy định như thế nào và lộ trình, mức độ quy định tiêu chuẩn như thế nào để phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam bảo đảm khả thi và không ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, các công ty, các đơn vị và cộng đồng dân cư. Đại biểu dẫn chứng các quy định về quy chuẩn chất thải, nước thải của các khu vực chăn nuôi… đặt ra rất cao, lý thuyết tối ưu nhưng khi mà thực hiện cũng có điểm vướng nếu các doanh nghiệp không thực hiện được thì luật sẽ lại không đi vào cuộc sống. Do đó cần nghiên cứu để có lộ trình thực hiện phù hợp với thực tiễn./.

Bảo Yến