Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 283e68a1-a90a-90f0-c4c5-018180380b21.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN THỊ HẰNG: CẦN QUAN TÂM GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI DỊCH COVID-19

26/08/2020

Phát biểu góp ý tại phiên thảo luận về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước tại Kỳ họp thứ 9, ĐBQH Trần Thị Hằng (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh) phán ánh tình trạng do diễn biến phức tạp, khó lường của dịch COVID-19 khiến tỷ lệ người mất việc làm có xu hướng gia tăng.

 

ĐBQH Trần Thị Hằng (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Ninh) 

Theo ĐBQH Trần Thị Hằng, bước sang những tháng đầu năm 2020, tình hình khu vực, quốc tế có nhiều diễn biến không thuận lợi. Những khó khăn nội tại của nền kinh tế trong nước như hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh, viêm đường hô hấp cấp, COVID-19 đã ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân. Những tác động của dịch COVID-19 tới sự phát triển kinh tế - xã hội còn nặng nề và việc khắc phục rất khó khăn, gian nan, đòi hỏi sức mạnh của cả hệ thống chính trị.

ĐBQH Trần Thị Hằng cho rằng, các giải pháp phát triển kinh tế và an sinh xã hội thời gian qua đã được Chính phủ triển khai quyết liệt, với những biện pháp chưa từng có. Về các chính sách phát triển trong thời gian tới, theo ĐBQH Trần Thị Hằng, cần hướng vào mục tiêu ngắn hạn của năm 2020 nhưng quan trọng hơn cần khôi phục được các yếu tố cốt lõi để tạo chuyển hướng nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, dự phòng được những tác động của các yếu tố phát sinh trong thời gian tới. Các chính sách đòi hỏi hỗ trợ khẩn trương, minh bạch và kịp thời trong thực hiện các gói tài chính, dự báo tình hình mới để giải quyết kịp thời như xu hướng chuyển dịch mới, vốn FDI có chọn lọc, có chính sách thu hút đón được các nhà đầu tư lớn từ nước ngoài. Tuy nhiên, cần nâng cao hiệu quả quản lý, kiểm soát chặt chẽ làn sóng doanh nghiệp đầu tư nước ngoài để tránh việc các nhà đầu tư vào chỉ để lợi dụng xuất xứ hàng Việt Nam, không đem lại giá trị gia tăng, ảnh hưởng việc kinh doanh chân chính của các doanh nghiệp trong nước. Bởi hiện nay để thể chế hóa Nghị quyết số 50 của Bộ Chính trị về định hướng, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030 thì việc thực hiện thí điểm các phương thức đầu tư mô hình kinh doanh mới, Luật Đầu tư (sửa đổi) đang trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này cũng được điều chỉnh theo chủ trương trên.

Bên cạnh đó, do diễn biến phức tạp, khó lường của dịch bệnh COVID-19, tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo ước tính quý I/2020 là 2%, cao hơn 0,83% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ở khu vực thành thị tăng 0,37%, ở khu vực nông thôn là 1,07%, tỷ lệ giải quyết việc làm thấp hơn so với cùng kỳ năm trước.

Cũng theo Báo cáo thống kê, trong quý I/2020 cả nước có khoảng 5 triệu người mất việc làm. Con số này sẽ còn tăng nữa khi các lao động từ nước ngoài về. Do đó, ĐBQH Trần Thị Hằng đề nghị Chính phủ cần quan tâm đến khu vực có khả năng phục hồi để giải quyết việc làm cho người lao động. Đó là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp siêu nhỏ.

Thời gian qua, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách rất đúng, rất trúng và rất thiết thực, nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp như gói an sinh xã hội hỗ trợ người lao động và người dân bị suy giảm sâu thu nhập, chính sách miễn giảm một số nghĩa vụ thuế nộp ngân sách của các lĩnh vực, các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Tuy nhiên, Chính phủ cần chỉ đạo sát sao khâu tổ chức thực hiện và thời điểm thực hiện để các chính sách được thực thi đúng mục đích, các doanh nghiệp được tạo thuận lợi mọi mặt trong hoạt động.

Mặt khác, theo dự báo doanh nghiệp xuất khẩu sẽ còn gặp khó khăn lớn hơn khi diễn biến dịch COVID-19 trên thế giới vẫn còn diễn biến phức tạp, doanh nghiệp sẽ khó khăn hơn trong việc đứt chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu như các ngành dệt may, da giày, rồi đến xuất khẩu nông sản, như vậy lượng hàng hóa tồn kho sẽ tăng và công nhân cũng sẽ phải luân phiên nghỉ việc, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp dự báo cũng sẽ tiếp tục tăng. Qua đó, ĐBQH Trần Thị Hằng đề xuất Chính phủ cần có gói hỗ trợ vay vốn không lãi suất hoặc là lãi suất thấp, nhất là các ngành hàng không, các ngành thâm dụng lao động, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tìm kiếm thị trường mới, tìm các đối tác, bạn hàng mới để doanh nghiệp có thể mở rộng thị trường xuất khẩu, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động./.

Thế Hà