Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: e05368a1-e912-90f0-c4c5-0f28e270d917.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: LUẬT HÓA ĐẦY ĐỦ QUY ĐỊNH ĐẢM BẢO AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

12/10/2020

Công tác bảo đảm trật tự ATGT và khắc phục ùn tắc GT được xác định là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên. Chỉ thị số 18 -CT/TW ngày 04/09/2012 của Ban Bí thư cũng xác định một trong những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm là “Tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật về trật tự, ATGT phù hợp với tình hình mới”. Vì vậy, việc luật hóa đầy đủ quy định đảm bảo an toàn giao thông đường bộ là vô cùng cần thiết.

Luật hóa quy định về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ 

Thực tiễn trật tự, an toàn giao thông còn nhiều tồn tại

Theo thống kê của Bộ Công an, từ năm 2009 đến năm 2019, đã xử lý 56.351.246 trường hợp vi phạm, nộp kho bạc nhà nước 25.801 tỷ đồng, tước giấy phép lái xe 3.681.528 trường hợp (vi phạm chủ yếu là do ý thức của người điều khiển phương tiện không chấp hành pháp luật). Cùng với đó, đã xảy ra 326.299 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 97.721 người, bị thương 329.756 người. Trung bình mỗi năm tai nạn giao thông cướp đi sinh mạng của gần 10.000 người, trong đó nhiều người trong độ tuổi lao động. Ngoài ra, cả nước xảy ra 1.712 vụ ùn tắc giao thông kéo dài gây tắc nghẽn trên diện rộng tại các đô thị lớn và trên các tuyến cao tốc, quốc lộ trọng điểm. Tình hình người tham gia giao thông coi thường pháp luật, không chấp hành thậm chí chống lại người thi hành công vụ diễn ra nhiều, đặc biệt là từ năm 1995 trở lại đây các vụ chống người thi hành công vụ diễn ra thường xuyên và ngày càng manh động, phức tạp.

Theo Thiếu tá Đào Việt Long, Phó Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội, trong thời gian 10 năm đánh giá tổng kết lại thì vấn đề về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ là một vấn đề được toàn xã hội và cơ quan nhà nước rất quan tâm. Có thể thấy, so với thế giới, Việt Nam vẫn là quốc gia có số vụ tai nạn giao thông ở mức cao. Để kiềm chế, đấu tranh làm giảm cả 3 tiêu chí trong tai nạn giao thông ( số vụ, số người chết, số người bị thương) cần có sự vào cuộc của toàn xã hội, đặc biệt là các cơ quan quản lý Nhà nước cần phải ban hành, bổ sung vào hệ thống pháp luật Việt Nam cơ sở pháp lý có khả năng điều chỉnh các quan hệ xã hội cụ thể trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông mà Luật Giao thông đường bộ 2008 còn hạn chế.

Thiếu tá Đào Việt Long, Phó phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội

Ở Việt Nam nói chung và ở Hà Nội nói riêng, hoạt động giao thông đường bộ chiếm tỷ lệ trên 90% các loại hình tham gia giao thông và loại hình vận tải. Phương tiện giao thông đường bộ tăng nhanh, bình quân từ 10% đến 15%/năm và thực trạng tham gia giao thông đường bộ hiện nay là giao thông hỗn hợp với rất nhiều các loại phương tiện giao thông cơ giới, thô sơ, xe 3 bánh, 4 bánh, xe tự chế…, có từ nhiều nguồn khác nhau. Trong khi đó, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 chưa có các quy định để quản lý, kiểm soát sự gia tăng của phương tiện, nhất là yêu cầu kiểm soát bảo đảm sự phù hợp, tương xứng với tốc độ phát triển về cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ; từ đó đã dẫn đến hệ quả là mất trật tự, an toàn giao thông trên các tuyến giao thông đường bộ và ùn tắc giao thông đã diễn ra nghiêm trọng tại các đô thị lớn, trong đó có Hà Nội.

Xuất phát từ thực tiễn này, ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ nhiệm chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, cho rằng cần phải hoàn thiện luật hóa những quy định, những nội dung mà trước đây hướng dẫn bằng các văn bản dưới luật. Đồng thời phải đưa ra các quy định cụ thể  hơn, rõ ràng hơn, đầy đủ hơn về các nhiệm vụ đảm bảo trật tự an toàn giao thông, tách bạch ra khỏi nhiệm vụ công tác đầu tư, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông hay các hoạt động về kinh doanh vận tải, khai thác, các hoạt động về kỹ thuật.

 Nhiều ý kiến khác nhau về dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ

Vừa qua, tại Phiên họp toàn thể lần thứ 17, Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã tiến hành thẩm tra dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Vấn đề nên hay không nên tách Luật Giao thông đường bộ 2008 thành hai luật riêng biệt và đơn vị nào chủ trì công tác đào tạo sát hạch, cấp giấy phép lái xe nhận được nhiều ý kiến của Đại biểu Quốc hội.

Phiên họp toàn thể Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội

Góp ý về việc tách Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thành hai luật riêng là Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi), một số đại biểu nêu thực tế ở các nước trên thế giới, có một số quốc gia tách thành hai luật riêng, nhưng cũng có một số nước gộp chung thành một luật. Bên cạnh đó có ý kiến đề nghị Chính phủ giải trình rõ hơn, đủ sức thuyết phục hơn về căn cứ tách Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thành hai luật riêng biệt, để đảm bảo tính khách quan.

Theo đại biểu Nguyễn Trọng Bình, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng, trong nhiều trường hợp vấn đề kỹ thuật và trật tự an toàn giao thông không thể tách bạch, đó là lý do vì sao vẫn có nhiều quốc gia trên thế giới vẫn quy định chung vấn đề này trong một luật. Đại biểu đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu, giải trình cho phù hợp. Bên cạnh đó, nếu tách thành hai luật thì Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải cũng cần phân chia việc thực hiện cắm biển báo, bởi có nhóm biển báo liên quan đến kết cấu hạ tầng giao thông và nhóm biển báo liên quan đến quy tắc an toàn giao thông.

Còn đại biểu Sùng Thìn Cò, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Giang, bày tỏ nhất trí với quan điểm tách Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thành hai luật chuyên sâu và cho rằng, thực tế công tác đảm bảo an toàn giao thông cơ bản do lực lượng công an thực hiện, nên việc tách luật là phù hợp với thực tiễn.

Về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thị Xuân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh, đồng tình với quan điểm tách Luật Giao thông đường bộ năm 2008 thành hai luật riêng. Lí do tách là dựa trên Chỉ thị 18 và Kết luật 45 của Ban Bí thư về hoàn thiện hệ thống pháp luật về trật tự, an toàn giao thông phù hợp với tình hình mới. Chính phủ cũng đưa ra Nghị quyết 70 về sự cần thiết xây dựng, ban hành Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông; Luật Công an nhân dân cũng quy định trách nhiệm đảm bảo an toàn giao thông là lực lượng công an…

Về mặt thực tiễn, theo đại biểu Nguyễn Thị Xuân vấn đề quan trọng nhất trong xây dựng luật, đặc biệt là xây dựng Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông là hướng tới chuyển đổi được ý thức của người tham gia giao thông, văn hóa giao thông, trong đó trước hết là văn hóa của người tham gia giao thông, văn hóa ứng xử tình huống và trách nhiệm của lực lượng thực thi pháp luật, nhất là lực lượng cảnh sát giao thông.

Giải trình về vấn đề đại biểu nêu, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết, về sự cần thiết ban hành Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong Tờ trình đã nêu rõ việc đề xuất ban hành luật căn cứ vào các Nghị quyết, Chỉ thị của Ban Bí thư đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Bên cạnh đó, xuất phát từ yêu cầu xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay theo hướng chuyên sâu hóa; đồng thời căn cứ vào sự chỉ đạo của Chính phủ, trong đó có sự đồng thuận của 4 bộ gồm Tư pháp, Công an, Giao thông vận tải và Văn phòng Chính phủ về việc cần thiết xây dựng luật bởi khi xây dựng luật chuyên sâu thì công tác quản lý sẽ chặt chẽ hơn.

Luật hóa đầy đủ quy định về đảm bảm trật tự an toàn giao thông đường bộ

Một trong những mục tiêu quan trọng trong xây dựng Luật Bảo dảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là tạo sự đột phá trong thiết lập và duy trì trật tự xã hội trong lĩnh vực bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người theo quy định của Hiến pháp năm 2013. Tuy nhiên, để đảm bảo được mục tiêu này thì đâu là những nội dung trọng tâm cần quan tâm điều chỉnh trong dự thảo Luật lần này? Các quy định cần có sự phân định ra sao để tránh chồng chéo với Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi)?. Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã ghi nhận quan điểm của Thiếu tướng Đặng Ngọc Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội tỉnh Thừa Thiên - Huế về nội dung này:

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế

Phóng viên: Đại biểu đánh giá như thế nào về sự cần thiết phải ban hành Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ?

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế: Trong kỳ họp thứ 10  này, Chính phủ trình đưa vào nội dung xây dựng luật một luật hết sức quan trọng là Luật giao thông đường bộ (sửa đổi). Trước đây, Luật Giao thông đường bộ chúng ta đã ban hành từ 2008 nhưng hiện nay có điểm mới là luật này được trình chia làm 2 luật: Luật Giao thông đường bộ  và Luật đảm bảo trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Quan điểm của tôi về ban hành hai luật này là hết sức quan trọng và cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Bởi những lý do như sau: Thứ nhất, gần đây cơ sở hạ tầng của chúng ta đặc biệt là hệ thống đường, cầu,… phát triển tương đối đồng bộ; thứ hai là các tuyến về quốc lộ, tỉnh lộ từng bước 1 theo quy hoạch tổng thể; các thành phố lớn hệ thống đường, cầu vượt góp phần phát triển mạng lưới giao thông tránh được ách tắc giao thông; đảm bảo thông suốt vận tải, đi lại của nhân dân. Thứ hai, xu thế về các phương tiện hiện nay tăng đột biến đặc biệt là các loại xe siêu trường, siêu trọng rồi các loại xe của tư nhân;… do vậy mật độ là khá lớn và ý thức giao thông của chúng ta mặc dù đào tạo, sát hạch, cấp bằng có nhiều đổi mới nhưng các hiện tượng về bằng giả, bằng không đảm bảo chất lượng rồi các phương tiện như xe siêu trường, siêu trọng người điều khiển chấp hành không nghiêm quy định; hiện tượng người điều khiển phương tiện sử dụng chất kích thích ma túy dẫn đến tai nạn giao thông tuy giảm nhưng vẫn có chiều hướng tăng về số vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng. Do vậy, sự cần thiết phải sửa đổi luật giao thông đường bộ là hết sức quan trọng.

Lần này có lẽ Chính phủ cũng đã có thảo luận và thống nhất để làm thế nào tách ra hai luật một là Luật Giao thông đường bộ và hai là Luật đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ. Qua thẩm tra thì hiện nay cũng có đại biểu đồng tình và cũng có cũ ý kiến còn băn khoăn. Tôi thấy, Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là hết sức cần thiết hiện nay vì thực tế thì sự hoạt động của cảnh sát giao thông là rất hiệu quả khi có hình bóng của cảnh sát giao thông ở trên đường phố (ví dụ: đang ách tắc, tai nạn giao thông thì lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với các lực lượng khác xử lý rất là tốt; lực lượng cảnh sát giao thông cũng không quản ngày đêm, ngày lễ ngày tết đảm bảo phân luồng xe, kết nối các phương tiện rất tốt và đặc biệt gần đây đã ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật kể cả phương tiện, người điều khiển góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo an toàn giao thông và từng bước định hướng ý thức cho người tham gia giao thông).

Về giao thông đường bộ chủ yếu là quy hoạch mạng lưới đường tức là cơ sở hạ tầng rồi định hướng các phương tiện. hiện nay chúng ta thấy có rất nhiều phương tiện từ xe siêu trường siêu trọng cho đến các xe 4 chỗ, xe máy, xe điện, … tới đây phát triển công nghệ có thể xuất hiện xe không người lái. Như vậy, phương tiện giao thông phát triển rất đa dạng thì Luật giao thông đường bộ sẽ điều chỉnh đi sâu vào quy hoạch hạ tầng giao thông, các loại đường từ quốc lộ đến tỉnh lộ, huyện lộ và cấp xã và quy hoạch các loại phương tiện, xác định được các hệ thống biển báo;…

Chúng ta trình hai luật, quan điểm của tôi là để xác định rõ trách nhiệm về quản lý nhà nước và trách nhiệm của người đứng đầu tư lệnh ngành. Có những quan điểm cho rằng, chồng chéo, giao thoa giữa hai luật nhưng theo tôi vấn đề này để xác định rõ 1 việc phải giao cho 1 cơ quan chịu trách nhiệm chính, sau đó là cộng đồng phối hợp với nhiều bộ ngành vì lĩnh vực này không chỉ 2 bộ mà theo tôi nghĩ chính quyền địa phương từ tỉnh, huyện, xã hết sức quan trọng.

Phóng viên: Theo quan điểm của đại biểu đâu là nội dung trọng tâm cần quan tâm điều chỉnh trong dự thảo luật lần này?

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên - Huế: Thứ nhất, phải xác định con người điều khiển phương tiện giao thông. Thực tế thời gian qua, các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng hiện nay chủ yếu do chủ quan của người điều khiển phương tiện (ví dụ như: phóng nhanh vượt ẩu; dùng chất kích thích; vượt trái phép; lái xe quá thời gian;… ). Do đó, Luật bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ chúng ta phải có chế tài nghiêm khắc đối với những người trực tiếp điều khiển phương tiện từ ô tô, xe máy, xe đạp điên; kể cả xe đạp lưu thông trên đường… Người điều khiển phương tiện phải làm chủ và đặc biệt ở đây là tính tự giác chấp hành luật giao thông đường bộ.

Theo quan điểm của tôi, Luật từ năm 2008 đến nay tương đối toàn diện đồng bộ nhưng ý thức chấp hành của người tham gia giao thông chưa nghiêm, còn mang tính đối phó,… Do đó, đề nghị một trong những nội dung luật này cần quan tâm điều chỉnh đó là, ngành công an phải làm phải làm thế nào phát hiện, ngăn chặn, xử lý và có những chế tài định hướng cho người tham gia giao thông ý thức tự giác, nghiêm túc chấp hành pháp luật kể cả khi có lực lượng chức năng, thanh tra giao thông cũng như khi không có lực lượng này đặc biệt là người lái xe trọng tải lớn, xe ca. Thứ hai, là phương tiện, phải có 1 nhạc trưởng để chúng ta nhập các loại xe. Hiện nay, xe siêu trường siêu trọng thì đối với hạng đường của chúng ta thì nhập bao nhiêu là vừa thì hiện nay theo tôi xe siêu trường siêu trọng quá lớn do vậy ảnh hưởng đến quá trình giao thông kể cả vận chuyển hành khách, hàng hóa hoặc là vấn đề giao thông tư nhân. Muốn hạn chế phương tiện cá nhân đặc biệt trong  các đô thị thì trong chính sách phải ưu tiên phát triển giao thông công cộng, kinh nghiệm 1 số nước thì giao thông công cộng họ rất coi trọng và có những bảo đảm. Cụ thể bảo đảm về giá (bỏ ngân sách ra phù hợp hỗ trợ); điểm đến cách điểm dừng xe công cộng khoảng cách khoảng 200m và không được quá 300m; đi đến siêu thị, trung tâm, trường học rất là gần. Bộ Công an và Bộ Giao thông vận tải phải có 1 nhạc trưởng, chúng ta đưa vào 1 chiến lược phát triển phương tiện làm thế nào phát triển hài hòa.

Một điểm nữa hết sức quan trọng cần lưu ý đó là niên hạn của xe vì hiện nay theo chiến lược phát triển giao thông đến năm 2030 chúng ta có thể phát triển đường cao tốc khá lớn, mặt bằng chung thì chiếm đến 30- 40% mạng lưới; tổng số km đường của chúng ta hiện nay chúng ta đạt 15% đã là tích  cực rồi. Đường cao tốc thì ảnh hưởng tốt nhất là phương tiện đặc biệt là hệ thống phanh, xe lốp máy, hệ thống máy...đảm bảo an toàn. Hiện nay, chúng ta vẫn có hiện tượng cháy xe, banh nổ lốp xe do tốc độ quá lớn,.. như vậy, vấn đề niên hạn sử dụng xe theo tôi được biết nhiều xe đặc biệt là xe tư nhân và một số xe tải quá niên hạn sử dụng, chúng ta nói là không được sử dụng lưu hành nữa nhưng vẫn lưu hành trên đường gây ra những vụ việc tai nạn đáng tiếc. Như vậy, phương tiện phải có những quy định nghiêm ngặt và đặc biệt là hiện nay vấn đề đào tạo, sát hạch, cấp bằng thì khả năng xu hướng đang chuyển giao nhiệm vụ cho Bộ công an nhưng kiểm định lại Bộ Giao thông. Vấn đề này, theo tôi cả hai Bộ phải cùng chịu trách nhiệm một bên chịu trách nhiệm con người; 1 bên chịu trách nhiệm phương tiện. Hai nội dung này hết sức quan trọng trong đảm bảo an toàn giao thông hiện nay và trong đảm bảo hoạt động của giao thông đường bộ.

Phóng viên: Xung quanh dự án Luật, còn nhiều quan điểm khác nhau đặc biệt là lo ngại chồng chéo với nội dung Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi). Quan điểm của đại biểu về vấn đề này như thế nào ?

Đại biểu Đặng Ngọc Nghĩa, Đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế: Như trên tôi đã phân tích, 2 luật điều chỉnh 4 nội dung về phương tiện, con người điều khiển, nguyên tắc điều hành giao thông và hạ tầng giao thông. Do vậy, bây giờ chúng ta đưa ra hai luật thì Chính phủ phải là người điều hành giao nhiệm vụ cho 2 bộ rà soát lại và có sự phân định rõ trách nhiệm. Vừa qua, thẩm tra có 1 số nội dung còn đang chồng chéo ví dụ như: quy định phương tiện; quy định về giới hạn tốc độ; 1 số nội dung về cấp thêm 1 số dịch vụ;... cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Hay hiện nay tuần tra giao thông hiện nay có 2 lực lượng chính là cảnh sách giao thông và thanh tra giao thông thì bây giờ giải quyết như thế nào? Phối hợp ra sao? Kiểm tra giám sát lẫn nhau như thế nào? ... Những vấn đề này, đòi hỏi 2 Bộ phải phối hợp với nhau chặt chẽ.

Để tháo gỡ một số vấn đề còn vướng mắc hiện nay, Chính phủ là người đứng đầu làm thế nào xác định cho rõ trách nhiệm; phân định rõ quyền hạn để luật đưa ra đảm bảo những tiêu chí sau: Một là, đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, góp phần bảo đảm tốt hơn quyền con người, quyền công dân. Hai là, tạo bước chuyển biến cơ bản, bền vững trong việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Thứ ba, Xây dựng văn hóa giao thông văn minh tiệm cận đến văn minh giao thông của các quốc gia tiên tiến trên thế giới.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Việc xây dựng Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ với điểm mới nổi bật là luật hóa đầy đủ và có hệ thống các quy định về trật tự an toàn giao thông; ưu tiên ứng dụng khoa học, kỹ thuật công nghệ hiện đại trong giám sát, chỉ huy, điều hành giao thông, kiểm soát, phát hiện, xử lý vi phạm; xác định rõ cơ quan chủ trì, chịu trách nhiệm chính và cơ quan có trách nhiệm phối hợp để bảo đảm hiệu quả, tránh chồng chéo hoặc bỏ sót các nhiệm vụ quản lý. Tuy nhiên, xung quanh dự án Luật vẫn còn một số quan điểm khác nhau đòi hỏi cơ quan soạn thảo, cơ quan thẩm tra tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện nhằm đảm bảo dự án Luật có chất lượng cao nhất, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn khách quan./.

Lê Anh