Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: f06068a1-79c3-90f0-c4c5-0a62235b877f.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: NỖ LỰC CHỐNG KHAI THÁC TẬN DIỆT, BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

04/11/2020

Những năm qua, tình trạng khai thác thủy sản mang tính tận diệt diễn biến phức tạp. Thực tế này đã và đang gây tổn hại cho nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái. Theo đại biểu Phùng Đức Tiến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam, Bộ NN&PTNT đã triển khai nhiều giải pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn tình trạng này, bước đầu tạo ra những chuyển biến trên thực tế.

Đại biểu Phùng Đức Tiến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam

Phóng viên: Thưa đại biểu, hiện nay công tác ngăn chặn nạn khai thác nguồn lợi thủy sản theo phương thức tận diệt đã có những chuyển biến như thế nào?

Đại biểu Phùng Đức Tiến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam: Thời gian vừa qua, các Bộ, ngành địa phương và người dân đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để ngăn chặn vấn nạn đánh bắt tận diệt. Có thể nói, bước đầu cho thấy đã đạt được nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó, ý thức người dân được nâng lên, các hành vi đánh bắt tận diệt đều kịp thời được phát hiện, xử lý nghiêm minh. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn số, tại một số địa phương ven biển vẫn còn tình trạng đánh bắt tận diệt gây thiệt hại đến nguồn lợi thủy sản,...

Luật Thủy sản đặc biệt là Nghị định số 26 và các Thông tư hướng dẫn thi hành luật đã có những quy định về nghiêm cấm các hành vi đánh bắt khai thác mang tính hủy diệt, tận diệt ...Tuy nhiên, việc chuyển đổi nghề và chuyển đổi công cụ khai thác, ngư cụ cũng là một vấn đề đòi hỏi phải nỗ lực. Bên cạnh đó, cường độ khai thác phải hợp lý thì chúng ta mới có thể giữ được phát triển bền vững. Chúng ta đã có Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng khu bảo tồn nguồn nguyên liệu và có nguồn để khai thác bền vững cộng với những giải pháp triển khai quy hoạch ngành quốc gia thì chúng ta sẽ có nguồn bổ sung giúp giảm cường lực, giảm khai thác tận diệt. Đây chính là nền tảng để chúng ta phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản.

Phóng viên: Thời gian tới, theo ý kiến của đại biểu cần tập trung chỉ đạo thực hiện giải pháp trọng tâm gì để tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác ngăn chặn đánh bắt tận diệt nguồn lợi thủy sản?

Đại biểu Phùng Đức Tiến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam: Bây giờ triển khai bảo tồn theo Nghị quyết số 36 của Trung ương là bằng 6% diện tích mặt nước biển nhưng đến nay, 16 khu bảo tồn mới có quyết định 11 khu; diện tích bảo tồn hiện nay mới là 0,138%. Cho nên, sắp tới có quy hoạch ngành quốc gia này được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì sẽ có nguồn lực tập trung. Một ngành thủy sản Việt Nam với sản lượng 8,5 – 8,6 triệu tấn trong đó khai thác là 3,9 triệu tấn, nuôi trồng là 4,6 tr tấn và theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ năm 2025 xuất khẩu 10 tỷ usd. Tuy nhiên, nhiều năm qua đầu tư vào hạ tầng thủy sản lại không được quan tâm thích đáng, hạ tầng thủy sản rất yếu kém. Hạ tầng thủy sản cần phải được chú trọng đầu tư, đầu tư về neo đậu, tránh trú bão, cảng cá rồi khu bảo tồn. Đồng thời, tăng cường lực lượng kiểm ngư để kiểm soát được hành vi vi phạm trong khai thác. Bài học kinh nghiệm là ô nhiễm Formusa sau khi chúng ta có thời gian tập trung phục hồi sinh thái, nguồn lợi thủy sản lại dồi dào và nếu như 16 khu bảo tồn này được làm tốt thì nguồn lợi thủy sản của chúng ta sẽ bền vững. Đồng thời, điểm tôi muốn nhấn mạnh là cần đầu tư tương đối vào hạ tầng thủy sản kể cả khai thác, kể cả nuôi trồng thì sản lượng, chất lượng sẽntăng đồng thời cũng cần tạo môi trường thuận lợi huy động các doanh nghiệp đầu tư vào. Có như vậy, thì triển khai Luật Thủy sản,Luật chăn nuôi,... đều theo 1 chuỗi khép kín từ nguyên liệu đầu vào, phương pháp nuôi trồng cho đến giết mổ, chế biến và như thế mới phát triển bền vững được.

Phóng viên: Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 757/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp. Vậy, để triển khai Quyết định này trên thực tế thì vai trò phối của các Bộ, ngành, cơ quan liên quan cần phải thực hiện như thế nào, thưa đại biểu?

Đại biểu Phùng Đức Tiến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam: Ngày 6/7/2018 Chính phủ có Nghị quyết 89/NQ- CP về việc gia nhập Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, chống lại khai thác thủy sản bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực và nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO). Tiếp đó, đến ngày 04/06/2020, Thủ tướng Chính phủ  ban hành Quyết định số 757/QĐ-TTg về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) đến năm 2025. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng.

Việc phối hợp giữa các Bộ, ngành trong triển khai Quyết định của Thủ tướng là rất quan trọng, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần có sự  phối hợp chặt chẽ với Bộ Công an; Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao,... Thực tế, thời gian qua công tác phối hợp đã được triển khai khá hiệu quả. Tuy nhiên, trong thời thời gian tới yêu cầu sự phối hợp phải ở mức cao hơn, chặt chẽ hơn nữa. Ví dụ: giao Bộ Quốc phòng quản lý đội tàu;  Bộ Công an thì quản lý các chủ tàu và điều tra xử lý vi phạm; Bộ Ngoại giao phối hợp với các bộ để cập nhật, chia sẻ thông tin với các quốc gia có cảng; kịp thời thông tin các giải pháp để thực hiện. Bởi vì, nước ta là quốc gia thứ 66 tham gia Hiệp định nên về kinh nghiệm quốc tế ta cần nỗ lực học hỏi để bổ sung hoàn thiện các giải pháp; học tập kinh nghiệm quốc tế để tiến tới xây dựng nền thủy sản bền vững và tăng cường giá trị.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Lê Anh