Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 478a68a1-a981-90f0-c4c5-02601f24a934.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THANH XUÂN: CẦN LƯỢNG HÓA VIỆC ĐẦU TƯ ĐƯỜNG CAO TỐC CHO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

30/12/2020

Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân – Đoàn ĐBQH Tp. Cần Thơ cho rằng, cần xác định đến năm 2025 đồng bằng sông Cửu Long sẽ có bao nhiêu km đường cao tốc và phân bổ nguồn đầu tư cụ thể để thực hiện, có như thế mới hy vọng thay đổi được hạ tầng giao thông của vùng này.

Tham gia thảo luận tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân cho biết, trong Báo cáo của Chính phủ về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và 5 năm tới có nêu nhiệm vụ và giải pháp về tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, đẩy mạnh triển khai các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm. Trong đó nhấn mạnh việc các đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, Cảng hàng không quốc tế Long Thành và các tuyến đường sắt đô thị, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành trên 1.700km đường ven biển từ Quảng Ninh đến Cà Mau. Tán thành với các định hướng quan trọng này, nhưng đại biểu Nguyễn Thanh Xuân cho rằng định hướng này cần được bổ sung và cụ thể lộ trình ưu tiên.

Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân – Đoàn ĐBQH Tp. Cần Thơ phát biểu tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Theo đại biểu, trong hơn 10 năm qua, sự phát triển hạ tầng giao thông đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là đường cao tốc chậm và quá khiêm tốn. Đến nay chỉ có 41km cao tốc Trung Lương - Thành phố Hồ Chí Minh và đang làm thêm 52km Trung Lương - Mỹ Thuận, khởi công 23km Mỹ Thuận - Cần Thơ. Như vậy, khi hoàn thành chỉ có 115km cao tốc, quá ít so với một vùng chiếm 13% diện tích cả nước. Bài toán hạ tầng giao thông cho vùng này chưa thật sự phù hợp. Do vậy, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân kiến nghị Chính phủ tính toán trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới phải bố trí nguồn lực vốn phù hợp, hợp lý cho phát triển giao thông đồng bằng sông Cửu Long.

Tôi nghĩ Chính phủ cần lượng hóa việc đầu tư đường cao tốc cho đồng bằng sông Cửu Long. Cụ thể, cần xác định đến năm 2025 đồng bằng sông Cửu Long sẽ có bao nhiêu km đường cao tốc, 250 hay 300km, v.v.. Phân bổ nguồn đầu tư cụ thể để thực hiện. Có như thế mới hy vọng thay đổi được hạ tầng giao thông của vùng này”, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân đề xuất.

Về Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân khẳng định đây là nghị quyết rất đúng, nên chắc chắn sẽ tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng. “Tuy nhiên, sự kỳ vọng về đầu tư của Chính phủ qua con số 1 tỷ, 2 tỷ USD chưa hiện hữu và không biết có xa dần với sự mong đợi không. Xin tự trả lời, hy vọng là không, bởi vì với Chính phủ nhiệm kỳ tới khỏe, giỏi như Chính phủ hiện nay thì sẽ làm được mong đợi này”, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân nói.

Theo đó, đại biểu kiến nghị Chính phủ xem xét xây dựng và hoạch định kế hoạch hay đề án đầu tư cụ thể trong hế hoạch 5 năm tới, trên cơ sở Nghị quyết 120 với những mục tiêu, nội dung và nguồn lực tài chính để đưa nghị quyết đi vào cuộc sống, nếu không nghị quyết chỉ là trên văn bản, giấy tờ.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân nhấn mạnh, đại dịch COVID-19 vừa qua và nhiều lần khủng hoảng kinh tế khu vực trước đó đã chứng minh nông nghiệp luôn là bệ đỡ hay cứu cánh của nền kinh tế. Đại biểu phân tích, nông nghiệp có thể không là ngành giúp quốc gia giàu lên nhưng giúp quốc gia vượt qua những khó khăn và đảm bảo ổn định xã hội. Ngành nông nghiệp Việt Nam đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển quốc gia trong thời gian qua. Hằng năm, kim ngạch xuất khẩu luôn tăng. Năm 2019 trên 41 tỷ USD; Năm 2020 cũng kỳ vọng sẽ vượt qua cột mốc của năm 2019. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân cho rằng ngành nông nghiệp đang đạt đến trạng thái cao nhất lợi thế về điều kiện tự nhiên và đầu tư cho ngành.

Đại biểu đánh giá, sự đầu tư cho ngành nông nghiệp thời gian qua còn quá thấp so với nhu cầu, chỉ khoảng hơn 6% đầu tư toàn xã hội và đầu tư từ ngân sách còn thấp nên khó có thể tăng trưởng tiếp tục. Như vậy, vai trò trụ đỡ của ngành có thể sẽ không còn đạt được nữa khi có những tình huống xấu xảy ra. Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân kiến nghị giai đoạn 2021-2025 cần có sự thay đổi trong vấn đề đầu tư, đặc biệt đầu tư hạ tầng cho ngành nông nghiệp để chuyển đổi sang ngành nông nghiệp công nghệ cao, phù hợp với xu thế phát triển, vừa góp phần tăng giá trị và là chỗ dựa cho phát triển.  

Tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Thanh Xuân còn đề cập đến việc lũ lụt, sạt lở đất, mưa gió ở miền Trung trong thời gian qua đã nằm ngoài sự kiểm soát và đặt ra rất nhiều vấn đề. Trước hết đó là đau xót về sự mất mát, tính mạng, tài sản và khó khăn với đời sống của người dân. “Chúng ta đã đang hành động ngay để giúp người dân khôi phục lại sản xuất và ổn định đời sống và xa hơn là chúng ta phải làm gì để hạn chế những tai họa tương tự trong thời gian tới?” – đại biểu Nguyễn Thanh Xuân nói.

Từ băn khoăn trên, đại biểu kiến nghị Quốc hội cần có nghị quyết về chủ đề này để mở đường cho Chính phủ có những giải pháp và bố trí nguồn lực tài chính phù hợp để di dân ra khỏi những vùng có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lũ cuốn, v.v. và đầu tư nghiên cứu xác định nguyên nhân xảy ra và phương tiện theo dõi diễn thế địa chất để có giải pháp phân vùng, cảnh báo, quy hoạch, rà soát, hạn chế nhiều nhất những hoạt động của con người có thể ảnh hưởng đến những vấn đề thiên tai thế này. 

Hồ Hương