Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 458968a1-b90e-90f0-c4c5-03537b49cb8c.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN TUẤN ANH: ĐỪNG ĐỂ CHẬM GIẢI NGÂN VỐN ĐẦU TƯ CÔNG TRỞ THÀNH CÂU CHUYỆN “BIẾT RỒI, KHỔ LẮM, NÓI MÃI"

06/01/2021

Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước nhận định, chậm giải ngân vốn đầu tư công đã trở thành vấn đề trầm kha, khi cứ đến quý III hàng năm lại được đưa ra và thành câu chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi".

Góp ý một số nội dung về việc giải ngân vốn đầu tư công, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết, nguồn vốn đầu tư công được xem là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước, vì vậy, thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có sự chỉ đạo quyết liệt để tăng tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công, nhằm đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các công trình, dự án được đầu tư từ nguồn vốn này để phục vụ tốt cho đời sống nhân dân và thúc đẩy sự phát triển của đất nước.

Tuy nhiên theo đại biểu, năm nào cũng vậy, chậm giải ngân vốn đầu tư công trở thành vấn đề trầm kha, cứ đến quý III hàng năm là vấn đề này tiếp tục được nêu ra và trở thành câu chuyện "biết rồi, khổ lắm, nói mãi".

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Phước phát biểu tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV.

Tại sao biết rồi mà năm nào cũng cứ chậm, năm nào Thủ tướng cũng phải thân chinh chỉ đạo, trong khi đây là nhiệm vụ thường niên của các bộ, ngành và địa phương. Đến thời điểm này đã có ai phải chịu trách nhiệm về vấn đề này hay chủ yếu chỉ ra hầu hết các nguyên nhân khách quan, còn sự chủ quan thì rất ít”, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đặt câu hỏi.

Đại biểu cho biết theo báo cáo, ước tính thanh toán vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/9 là 269.207,94 tỷ đồng, đạt 50,27% kế hoạch và đạt 57,15% so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đầu năm. Kết quả này cho thấy tỷ lệ giải ngân 9 tháng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao đã có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt là khối địa phương. Đến ngày 30/9 có 8 bộ, 23 địa phương ước đạt tỷ lệ giải ngân trên 60%. Nhìn vào kết quả giải ngân 9 tháng qua khả quan, có sự đột phá.

Tuy vậy theo đại biểu Nguyễn Tuấn Anh, thực tế tỷ lệ giải ngân ở đây là so với kế hoạch được điều chỉnh cắt giảm không phải hoàn toàn so với kế hoạch được giao. Nguyên nhân chính của tình trạng này được nhiều báo cáo của Chính phủ, bộ, ngành và các địa phương cho rằng do tác động của Covid-19, nhất là đối với nguồn vốn từ vốn vay đầu tư nước ngoài và tình hình bão lũ đang diễn biến xấu ở các tỉnh miền Trung. 

Thực tế các địa phương cho thấy còn nhiều nguyên nhân chủ quan khác cần phải thẳng thắn thừa nhận để có giải pháp hữu hiệu hơn trong thời gian tới. Theo tôi, nguyên nhân chủ yếu chính là công tác lập kế hoạch không sát với thực tế. Nhiều bộ ngành, địa phương cố lập kế hoạch dành cho bằng được nguồn vốn về cho mình mà không chú trọng đến thực tế tình hình khả thi của dự án dẫn đến khi triển khai rất khó, chậm và không giải ngân được", đại biểu Nguyễn Tuấn Anh chỉ ra.

Đại biểu nêu một số điển hình như dự án đường vành đai 1 đoạn từ Hoàng Cầu đến Voi Phục. Dự án này đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt đầu tư tháng 10/2018, dự kiến hoàn thành trong giai đoạn 2018 - 2020 nhưng hiện tại việc đo, vẽ, kiểm đếm đất và tài sản trên đất của các hộ dân trong diện giải phóng mặt bằng vẫn chưa hoàn thành. Ngay cả 2 hạng mục cần làm trước là cầu vượt nút giao Nguyễn Chí Thanh - Đê La Thành và cầu vượt nút giao Giảng Võ - Đê La Thành cũng chưa có mặt bằng để khởi công.

Đáng lo ngại nhất là việc giải ngân các dự án sử dụng vốn ODA như dự án tuyến đường sắt đô thị. Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh chỉ rõ, đường sắt đô thị thí điểm thành phố Hà Nội số 3 đoạn Nhổn - Ga Hà Nội mới giải ngân được gần 43% số vốn năm 2020. Tại dự án tuyến đường sắt số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo đã được cấp nhưng không thể giải ngân kịp trong năm nay do thủ tục điều chỉnh tổng đầu tư dự án chưa thực hiện xong và quy hoạch ga ngầm C9 khu vực Hồ Hoàn Kiếm chưa hoàn tất nên không thi công được các gói thầu xây lắp.

Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh chỉ ra thực tế nhiều chủ đầu tư cho rằng khâu chuẩn bị đầu tư, thẩm định, phê duyệt đầu tư, lựa chọn nhà thầu hiện nay rất khó khăn và không loại trừ có cả những sự nhũng nhiễu, tiêu cực. Nhiều dự án kéo dài khâu này đến vài tháng. Một dự án đầu tư công từ khi giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến thực hiện triển khai và hoàn thành thường phải trên 10 bước, mỗi bước như vậy rất nhiều thời gian và tốn kém, có cả những chi phí không chính thức.

Để đẩy nhanh các thủ tục đầu tư, một số chủ đầu tư phải khoán cho doanh nghiệp thi công các công trình đứng ra lo liệu. Cũng vì cố gắng dành cho bằng được nguồn vốn, nhất là vốn ODA nên trong quá trình triển khai không đáp ứng được tiêu chuẩn của nhà tài trợ nên không triển khai ra thực tế được. Một số dự án cố triển khai trong khi thủ tục chưa hoàn chỉnh sát với thực tế nên khi hoàn thành không thể quyết toán được, tất nhiên không thể bàn giao, nghiệm thu công trình.

Ngoài các yếu tố trên, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết khó khăn nhất trong việc giải ngân vốn đầu tư công tại các địa phương là do công tác giải phóng mặt bằng, xác định nguồn gốc đất, lập, thẩm định, phê duyệt đơn giá đền bù là một trong những nguyên nhân quan trọng. Theo đại biểu, thực tế tại một số địa phương, nhiều dự án được bố trí từ nguồn thu tiền sử dụng đất, song khi nguồn thu không đạt dẫn đến không thể giải ngân cũng khiến cho dự án không thể hoặc chậm triển khai.

Từ thực tế đó, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh đề nghị Chính phủ có giải pháp hữu hiệu hơn trong việc lựa chọn, phân bổ các dự án đầu tư công, tránh cào bằng, chủ nghĩa bình quân theo từng bộ, ngành, địa phương.

Thứ ha là cần kiên quyết thu hồi, chuyển vốn các dự án chậm triển khai, xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu khi tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư chậm do yếu tố chủ quan được xem là không hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ ba là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính về đầu tư công, có cơ chế kiểm tra, giám sát các cán bộ thực thi công vụ và xử lý nghiêm minh khi phát hiện nhũng nhiễu, tiêu cực.

Cuối cùng, các bộ, ngành cần có sự chỉ đạo sát sao, chặt chẽ nhằm nhìn nhận rõ những vướng mắc thuộc thẩm quyền của bộ, ngành mình để phân định trách nhiệm trong quá trình triển khai, đừng để trái bóng trách nhiệm đá qua, đá lại và việc chậm giải ngân vốn đầu tư công tiếp tục trở thành điệp khúc “Biết rồi. Khổ lắm. Nói mãi”.

Hồ Hương