Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a72e52a1-c93f-90f0-c4c5-0f02582a9010.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM TRỌNG NGHĨA: CẦN RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ KỸ VIỆC ĐƯA CÁC NGHỊ QUYẾT VÀO CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG LUẬT, PHÁP LỆNH

01/07/2022

Góp ý kiến vào dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn nêu quan điểm: Cần rà soát, đánh giá kỹ việc đưa các nghị quyết vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh...


Đóng góp ý kiến vào dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa – Đoàn ĐBQH tỉnh Lạng Sơn khẳng định, việc thực hiện chương trình xây dựng luật, pháp lệnh ngày càng nghiêm túc với nhiều cải tiến thiết thực, hiệu quả. Từ đầu khoá XV đến nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã 5 lần điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, trung bình 2 tháng 1 lần, trong đó bổ sung 3 luật và 4 nghị quyết.

Các dự án luật được bổ sung đều thuộc danh mục trong Đề án định hướng xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV. Các nghị quyết được bổ sung đều là những vấn đề mới phát sinh, đòi hỏi phải được quy định, điều chỉnh. Điều này thể hiện sự nhanh chóng, kịp thời, linh hoạt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm phúc đáp đòi hỏi của thực tiễn.


Đại biểu Phạm Trọng Nghĩa – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lạng Sơn.

Tuy nhiên, theo đại biểu Phạm Trọng Nghĩa, vẫn còn nhiều dự án đã được đưa vào chương trình nhưng phải xin lùi thời hạn, có dự án phải hoàn thiện báo cáo lại cơ quan thẩm tra và Ủy ban Thường vụ Quốc hội vì chưa đảm bảo chất lượng. Mặc dù Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ về thời gian gửi hồ sơ và đề ra yêu cầu, cơ quan thẩm tra không tiến hành thẩm tra dự án, dự thảo khi hồ sơ gửi không đúng thời hạn theo quy định nhưng nhiều hồ sơ, dự án, dự thảo khi được trình ra Quốc hội vẫn còn chậm. Thực tiễn này cần được xem xét, đánh giá và xử lý. Bên cạnh đó, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 sửa đổi năm 2020 cũng như Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 chỉ quy định về việc lập chương trình đối với luật và pháp lệnh mà không đặt vấn đề đưa nghị quyết vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Điều này xuất phát từ phạm vi, đối tượng và bản chất khác nhau giữa luật, pháp lệnh với nghị quyết. Theo đó, luật, pháp lệnh để quy định những vấn đề có tính chất ổn định, lâu dài, có phạm vi rộng, có tác động lớn. Trong khi đó, Nghị quyết chủ yếu để điều chỉnh những vấn đề cụ thể, có tính chất khẩn cấp, áp dụng không lâu nhưng Nghị quyết của Quốc hội để quy định tỷ lệ phân chia các khoản thu và nhiệm vụ chi ngân sách, thực hiện thí điểm một số chính sách mới, quy định về tình trạng khẩn cấp hay đại xá. Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để giải thích Hiến pháp, luật, bãi bỏ pháp lệnh hay tổng động viên hoặc động viên cục bộ.

Đối với các dự án luật, pháp lệnh, quy trình để đưa vào chương trình rất chặt chẽ, đó là phải lập đề nghị, phải có đánh giá tác động, phải lấy ý kiến các cơ quan, đối tượng liên quan. Đối với Nghị quyết thì không có quy định này. Hiện nay, theo Nghị định số 34 năm 2016 của Chính phủ thì chỉ có 2 trong 5 loại Nghị quyết của Quốc hội thực hiện quy trình nêu trên. Do đó, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa đề nghị:

Thứ nhất, rà soát nghiên cứu để xác định rõ những vấn đề thuộc thẩm quyền, phạm vi của luật theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì phải ban hành luật để điều chỉnh, không sử dụng hình thức nghị quyết để quy định các nội dung mà Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật yêu cầu phải được thể hiện dưới hình thức luật.

Thứ hai, rà soát, đánh giá kỹ việc đưa các nghị quyết vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh để thực hiện đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nghị quyết chủ yếu để điều chỉnh, giải quyết những vấn đề cụ thể, ngắn hạn phát sinh khó dự báo trước. Vì vậy, nếu đưa nghị quyết vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thì sẽ thường xuyên phải điều chỉnh chương trình này. Thay vào đó có thể đưa các nghị quyết vào chương trình kỳ họp của Quốc hội, phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Thứ ba, về đề nghị chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 và điều chỉnh năm 2022, đại biểu Phạm Trọng Nghĩa thống nhất cao với dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, nhất là với việc chỉ lùi thời hạn trình Luật Đất đai (sửa đổi) một kỳ họp, từ kỳ họp thứ 3 sang kỳ họp thứ 4 và vẫn xem xét theo quy trình 3 kỳ họp. Đồng thời nhất trí đề nghị bổ sung việc sửa đổi Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản vào chương trình để cùng trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5./.

Bích Lan

Các bài viết khác