Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 434568a1-296c-90f0-c4c5-07a53a89f764.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN HỮU THÔNG: CẦN CÓ CƠ CHẾ BẢO VỆ CÁN BỘ DÁM NGHĨ, DÁM LÀM, DÁM ĐỘT PHÁ VÌ LỢI ÍCH CHUNG

30/10/2022

Tham gia ý kiến về tình hình phát triển kinh tế- xã hội, đại biểu Nguyễn Hữu Thông – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận đề nghị cần có cơ chế cụ thể, chi tiết, rõ ràng để bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung.

Tham gia ý kiến về tình hình phát triển kinh tế- xã hội, đại biểu Nguyễn Hữu Thông – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận cơ bản thống nhất với báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023.

Theo đại biểu, các đây tròn 1 năm, dịch COVID-19 toàn cầu và cả Việt Nam của chúng ta chưa được kiểm soát có hiệu quả, cộng với nhiều khó khăn, thức thách thức khác đặt ra, nhiều đại biểu Quốc hội phân vân là kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 mà Chính phủ trình là 6,0 đến 6,5%. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời và định hướng, quyết sách của lớn của Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chủ động, tích cực đồng hành, phối hợp chặt chẽ của Quốc hội và các cơ quan trong hệ thống chính trị; sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và các cấp, các ngành, các địa phương; sự ủng hộ, tham gia tích cực của Nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp nên tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng phục hồi tích cực và đạt được những kết quả khá quan trọng, khá toàn diện trên các lĩnh vực, ước cả năm đạt 14/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra và tăng trưởng cả năm ước đạt 8%. Việt Nam là một trong số ít các nước trên thế giới được các tổ chức quốc tế uy tín đánh giá cao về phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế.

Đại biểu Nguyễn Hữu Thông – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Thuận

Tuy nhiên, theo đại biểu, nếu đánh giá thật đầy đủ và soi rọi việc phát triển kinh tế - xã hội với các vấn đề xã hội, văn hóa, dân sinh là chưa tương xứng. Một bộ phận người dân, nhất là nông dân, ngư dân ngay trong đại dịch đã khó khăn, tuy được Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ nhưng nay vẫn còn chưa thoát được nghèo, chưa thoát được khó. Với giá xăng dầu tăng cao, nguyên vật liệu đầu vào biến động lớn, thị trường nông sản bất ổn, giá nông sản không tăng dẫn đến khó nay lại khó hơn. Thị trường chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, cơ cấu của một số tổ chức tín dụng còn yếu kém, chưa phát huy hiệu quả. Sau khi các cơ quan chức năng xử lý doanh nghiệp hoạt động trên các lĩnh vực trên là một bộ phận người dân và cả doanh nghiệp bất an, điêu đứng vì trót tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp trên.

Bên cạnh đó, tiền lương, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động còn thấp, xuất hiện tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc, nhất là trên lĩnh vực y tế và giáo dục. Theo thống kê có 39.552 người nghỉ việc, kỷ luật, kỷ cương hành chính có lúc có nơi còn chưa nghiêm, còn một số cán bộ, công chức vi phạm bị xử lý kỷ luật, thậm chí bị xử lý hình sự. Cùng với những tồn tại, hạn chế khác mà Chính phủ nêu trong báo cáo. Theo đại biểu, đó là những thách thức hết sức lớn cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 mà Chính phủ đưa ra là tăng trưởng GDP 6,5%. Bên cạnh 6 bài học kinh nghiệm mà Chính phủ nêu ra trong báo cáo, theo đại biểu, còn 1 bài học nữa, đó là yếu tố con người. Con người là trung tâm, là nhân tố quyết định của mọi sự thành công cũng như là sự thất bại, nhất là cán bộ lãnh đạo, trong thực tiễn năm 2022 vừa qua đã cho chúng ta thấy.

Để tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2023 như đã đề ra, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm, giải quyết có hiệu quả tình trạng bất an, sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý. Đại biểu cho rằng, hiện nay chưa có sự đồng bộ của hệ thống pháp luật. Một trong những vấn đề dễ sai nhất đó là xác định giá đất. Tại phiên chất vấn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 16/3/2022 đối với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường liên quan đến đấu giá đất, tham gia làm rõ những ý kiến của đại biểu quan tâm, Bộ trưởng Bộ Tài chính có phát biểu là phương pháp xác định giá đất, giá khởi điểm theo quy định tại Nghị định 44 và Thông tư 36 ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường là không chính xác và đề nghị phải sửa đổi. Tuy nhiên đến nay các quy định trên vẫn chưa được sửa và thực tế ở rất nhiều các địa phương có rất nhiều dự án lớn và rất lớn chưa xác định được giá đất để triển khai đầu tư. Nếu như Chính phủ không có những giải pháp quyết liệt thì việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2023 là khó hoàn thành.

Ngoài ra, đại biểu cũng cho biết, cơ chế bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá vì lợi ích chung đã được Bộ Chính trị ban hành tại Kết luận số 14 ngày 22/9/2021, nhưng chủ trương đúng đắn đó lại chưa được cụ thể hóa bằng các văn bản quy phạm pháp luật nên cán bộ rất ngại trong quá trình công tác, họ làm cầm chừng, không dám đột phá. Do vậy, đại biểu đề nghị Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành trung ương một mặt thường xuyên rà soát các cơ chế, chính sách nhằm điều chỉnh cho đồng bộ, phù hợp với thực tế, mặt khác sớm cụ thể hóa các chủ trương của Đảng bằng các văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. Đại biểu tin tưởng rằng, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, mục tiêu tăng trưởng như Chính phủ nêu sẽ được thực hiện thành công.

Minh Hùng