Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 519666a1-59d1-90f0-c4c5-07b304e227a7.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ VIỆT NGA: CẦN TUYÊN TRUYỀN RỘNG RÃI VỀ LUẬT PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH (SỬA ĐỔI) ĐỂ NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN

14/11/2022

Chiều 14/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) với đa số đại biểu tán thành. Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương cho rằng, Luật thông qua lần này gồm 5 nhóm vấn đề mới như phương pháp tiếp cận mới; lấy phòng ngừa làm chính nên bổ sung nhiều quy định về thông tin, truyền thông, giáo dục, tư vấn... Để luật đi vào cuộc sống, đại biểu đề nghị cần tuyên truyền rộng rãi Luật này để nâng cao ý thức, nhận thức của người dân.

Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) với đa số đại biểu tán thành. 

Chiều 14/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) với đa số đại biểu tán thành (chiếm 93,37%). Bên hành lang Quốc hội, phóng viên Cổng Thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương để làm rõ hơn việc thông qua Luật này.

Phóng viên: Chiều 14/11, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi). Đại biểu có thể cho biết những điểm mới được xây dựng trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) lần này?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Theo tôi, những điểm mới trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) lần này gồm 5 nhóm vấn đề:

Thứ nhất, phương pháp tiếp cận mới. Tôi cho rằng, Luật sửa đổi được xây dựng dựa trên phương pháp lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm, bổ sung và sửa đổi nhiều hành vi bạo lực gia đình; sửa đổi, bổ sung nhóm đối tượng được áp dụng tương tự; bổ sung quy định để tăng tính khả thi áp dụng Luật đối với người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.

Thứ hai, điểm mới trong các quy định lấy phòng ngừa làm chính nên Luật đã sửa đổi, bổ sung nhiều quy định về thông tin, về truyền thông, giáo dục, tư vấn... về bạo lực gia đình; những quy định về hoà giải trong phòng, ngừa bạo lực gia đình; xử lý tin báo, tố giác vụ việc bạo lực gia đình... Theo tôi, tất cả những điều này nhằm nâng cao công tác phòng, ngừa bạo lực gia đình.

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Thứ ba, bổ sung nhiều biện pháp bảo vệ, ngăn chặn, hỗ trợ và xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Thứ tư, quy định rõ hơn trách nhiệm của nhà nước trong việc bố trí nguồn lực cho công tác phòng, chống bạo lực gia đình, đồng thời khuyến khích xã hội hoá trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Thứ năm, bổ sung nhiều quy định về trách nhiệm của Chính phủ và các cơ quan quản lý Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình và cơ quan, tổ chức có liên quan trong phòng, chống bạo lực gia đình.

Phóng viên: Luật lần này đã sửa đổi, bổ sung các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm trong phòng, chống bạo lực gia đình để khắc phục những bất cập của Luật hiện hành, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Quan điểm của đại biểu về vấn đề này như thế nào?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Tôi thấy việc sửa đổi và bổ sung quy định này là hợp lý, trên nguyên tắc xuyên suốt là bảo vệ quyền con người, lấy người bị bạo lực gia đình là trung tâm, lấy công tác phòng ngừa chủ động là trọng tâm.

Tôi cho rằng, việc bổ sung biện pháp yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an cấp xã nơi xảy ra bạo lực gia đình (Điều 22) là nội dung bổ sung quan trọng, thể hiện sự nghiêm khắc với người gây bạo lực gia đình. Việc yêu cầu người gây bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã mang tính răn đe và là một biện pháp hữu hiệu ngăn chặn bạo lực gia đình.

Đồng thời Luật bổ sung thêm một số thẩm quyền cho Chủ tịch UBND cấp xã (Điều 25) và Toà án (Điều 26), bổ sung các quy định về giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc (Điều 27)... Tôi cho rằng, tất cả những điều này giúp nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình.

Phóng viên: Theo đại biểu, chúng ta cần phải làm gì để Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) đi vào thực tiễn cuộc sống trong thời gian tới?

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: Theo tôi, để Luật đi vào cuộc sống, công tác tuyên truyền luôn phải đi trước một bước. Cần phải tuyên truyền rộng rãi về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) để nhân dân biết và thực hiện.

Việc ban hành các Nghị định, Thông tư hướng dẫn cũng cần kịp thời, tránh trường hợp luật đã có hiệu lực mà Thông tư, Nghị định chậm ban hành. Với Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi), ý thức, nhận thức của người dân là vô cùng quan trọng. Nhiều khi bạo lực gia đình xảy ra do những quan niệm hết sức lỗi thời, sai lầm về nguyên tắc ứng xử giữa các thành viên trong gia đình (ví dụ cho rằng chồng có mọi quyền hành quyết định các việc gia đình, vợ phải nghe theo, không được tham gia bàn bạc; cha mẹ có quyền yêu cầu con cái thực hiện bất cứ điều gì; dạy con bằng roi vọt, bạo lực mới khiến con cái nên người...), nên việc tuyên truyền để thay đổi ý thức và nhận thức của người dân là vô cùng quan trọng.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn đại biểu./.

Bích Ngọc