Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 578366a1-d95e-90f0-c4c5-087c78d3d54c.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH HÀ SỸ ĐỒNG: QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA CẦN KHÁI QUÁT CAO HƠN, THAY VÌ ĐỀ RA MỤC TIÊU CỤ THỂ

07/01/2023

Góp ý vào dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Quốc hội xem xét và thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ hai, đại biểu Hà Sỹ Đồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị nêu quan điểm, Quy hoạch không nên đưa những con số quá cụ thể, bởi mục tiêu cao nhất vẫn là tổ chức không gian phát triển hiệu quả thống nhất trên quy mô toàn quốc.

TỔNG THUẬT SÁNG 07/01: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUỐC GIA THỜI KỲ 2021-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

 Quy hoạch tổng thể quốc gia cần ưu tiên cho không gian phát triển hơn là những mục tiêu quá cụ thể.

Khẳng định sự cần thiết thông qua Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, đại biểu Hà Sỹ Đồng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị cho biết, hồ sơ quy hoạch đề cập 2 kịch bản tăng trưởng, kịch bản thấp với dự báo tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 6,3%/năm cho cả giai đoạn 2021-2030 và 6,5% năm cho giai đoạn 2031-2050, đạt ngưỡng thấp nhất là nước có thu nhập cao vào năm 2045. Quy hoạch cũng đề cập đến kịch bản phấn đấu với dự kiến tốc độ tăng trưởng GDP đạt bình quân 7%/năm cho cả giai đoạn 2021-2030, tốc độ tăng trưởng đạt 7,2%/năm trong giai đoạn 2031-2050.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng nêu quan điểm, nếu nhìn vào mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước có thu nhập cao, rõ ràng cần chọn phương án tăng trưởng cao, nhưng nhìn lại những tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đến kinh tế - xã hội thời gian qua. Tuy nhiên, đại biểu e ngại về tính khả thi của phương án này không cao.

Phân tích quan điểm này, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, đối với kinh tế, Quy hoạch tổng thể quốc gia cần hạn chế thấp nhất việc phải điều chỉnh, do đó quy hoạch không nên đưa những con số quá cụ thể, bởi mục tiêu cao nhất vẫn là tổ chức không gian phát triển hiệu quả thống nhất trên quy mô toàn quốc. Nếu vẫn giữ các mục tiêu cụ thể ở kịch bản tăng trưởng cao thì cần làm rõ quy hoạch tổng thể quốc gia sẽ đóng vai trò cụ thể như thế nào để tạo ra những đột phá, những động lực hay những trụ cột chính, góp phần vào thực hiện mục tiêu đó. Việc đánh giá tính khả thi của các mục tiêu cụ thể cần được dự báo bối cảnh thế giới và trong nước sẽ tác động đến việc thực hiện các kịch bản nói trên như thế nào. Do đây là thời kỳ dài có nhiều yếu tố bất định, khó lường như chiến tranh, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, công nghệ và mô hình kinh doanh mới, sẽ là những yếu tố đầu vào then chốt động đến các biến số của các kịch bản.

Tương tự, các mục tiêu về mức thu nhập bình quân vào mốc 2030 và 2050 cũng cần được tính toán rất kỹ. Đại biểu Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh quan điểm nên chăng quy hoạch cần ưu tiên cho không gian phát triển hơn là những con số quá cụ thể, mà cần khái quát giới hạn tối đa, hoặc tối thiểu chỉ tiêu để các ngành và địa phương có căn cứ xây dựng chỉ tiêu tại quy hoạch cấp thấp hơn một cách phù hợp.

Cùng với đó, cần xem xét trong quy hoạch những mục tiêu nào Nhà nước có thể đầu tư đảm bảo tính khả thi và đáp ứng các định hướng chiến lược cho đất nước thì có thể đặt ra các chỉ tiêu, giải pháp cụ thể mang tính pháp lý.

Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là việc mới, việc khó chưa có tiền lệ chắc chắn không thể cầu toàn, đại biểu Hà Sỹ Đồng nhấn mạnh, để đảm bảo tính khả thi cao hơn thì quy hoạch tổng thể này không cần quá nhiều con số chi tiết như GDP và thu nhập bình quân đầu người, mà cần đạt được tính khái quát cao hơn. Trong đó, ưu tiên các mục tiêu không gian phát triển quốc gia được tổ chức hiệu quả, thống nhất trên quy mô toàn quốc, bảo đảm liên kết nội vùng, liên kết vùng và khai thác lợi thế so sánh của từng địa phương trong vùng và toàn vùng, nhằm huy động, phân bổ và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia như quan điểm được nêu tại dự thảo.

Nhìn rộng hơn và xa hơn để phát triển theo hành lang kinh tế Đông - Tây, trục hành lang kinh tế Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng.

Đại biểu Hà Sỹ Đồng cũng quan tâm đến liên kết vùng và rộng hơn là liên kết khu vực, từ vị trí của tỉnh Quảng Trị, trong đó đại biểu đặc biệt quan tâm đến tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây nối khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung với các nước Lào, Thái Lan, Myanmar là tuyến đường ngắn nhất nối Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương... Đại biểu đề nghị cần nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quy hoạch phát triển theo hành lang kinh tế này, coi đây là một mắt xích chính yếu trong việc đón đầu xu hướng tái định hình chuỗi cung ứng toàn cầu sau đại dịch COVID-19. Bởi, Việt Nam nằm ở điểm cuối của hành lang kinh tế Đông - Tây, chạy từ cửa khẩu Lao Bảo qua các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế và thành phố Đà Nẵng, giữ vị trí đắc địa khi kết nối các nền kinh tế Ấn Độ và Nam Á tới tiểu vùng sông Mekong, kết nối qua Biển Đông và các nền kinh tế ASEAN, biển đảo và các nước khác, góp phần tạo ra những đại lộ kinh tế thương mại nằm ngoài hành lang, tuyến đường được tạo nên bởi các sáng kiến hợp tác như hợp tác Mê Kông và Lan Thương.

Toàn cảnh phiên thảo luận về dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tại Kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XV.

Trong dự thảo Quy hoạch tổng thể quốc gia cũng nêu định hướng bố trí phát triển theo hành lang kinh tế Đông - Tây, trục hành lang kinh tế Lao Bảo - Đông Hà - Đà Nẵng. Tuy nhiên, định hướng phát triển cần nhìn rộng hơn và xa hơn, không chỉ nằm ở việc tận dụng lợi thế của cửa ngõ ra biển của Thái Lan và Lào, mà cần tận dụng lợi thế của hành lang kinh tế này với vai trò là con đường huyết mạch nối liền với không gian kinh tế sông Hằng - Ấn Độ, mở rộng giao lưu kinh tế giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, kết nối giữa thị trường Trung Quốc và khu vực ASEAN. Qua đó giúp Việt Nam tiếp cận gần hơn với các nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng phục vụ cho các ngành sản xuất, thúc đẩy thương mại xuyên biên giới, tạo điều kiện mở cửa cho hàng hóa của các địa phương và các nước nằm dọc hành lang này thâm nhập vào các thị trường đầy tiềm năng của Nam Á, Đông Á và châu Âu; thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài từ ngoài khu vực thông qua việc kết nối với các thị trường quốc tế với khu vực Đông Á, góp phần rút ngắn khoảng cách và chi phí logistic cho việc giao thương giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ dương./.

Lan Hương

Các bài viết khác