Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 864966a1-b917-90f0-c4c5-083149a7ce66.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: HOÀN THIỆN HÀNH LANG PHÁP LÝ CHO VĂN HÓA PHÁT TRIỂN SAU ''HỘI THẢO VĂN HÓA 2022''

15/05/2023

Nhằm tháo gỡ những vấn đề lớn cho sự phát triển văn hóa giai đoạn mới, đặc biệt là 09 nhóm giải pháp được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề cập tại Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực văn hoá”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho biết, các cơ quan của Quốc hội đang nghiên cứu, tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, xây dựng nhiều dự án Luật trực tiếp liên quan đến văn hóa cũng như các dự án Luật chuyên ngành khác có liên quan.

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: PHÁT TRIỂN VĂN HÓA PHẢI GẮN VỚI KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG

GIẢI MÃ THÀNH CÔNG “HỘI THẢO VĂN HÓA 2022”

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội

Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về sức mạnh của của văn hóa tới sự phát triển của mỗi quốc gia?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Nói đến phát triển văn hóa, chúng ta biết văn hóa chắc chắn là sức mạnh. Thế nên không phải ngẫu nhiên năm 1943 chúng ta có đề cương văn hóa Việt Nam. Trong quá khứ, chúng ta nhiều lần đưa văn hóa biểu dương sức mạnh của dân tộc. Từ những “Nam quốc sơn hà”, “Hịch tướng sĩ” hay rất nhiều những áng hùng văn khác trở thành sức mạnh đoàn kết dân tộc, tạo ra lòng yêu nước, để chúng ta thấy rằng chúng ta có những giá trị chung. Từ những giá trị chung cùng được chia sẻ đó tạo ra sức mạnh, đặc biệt là sức mạnh chính trị.

Trong chiến tranh, nhiều người chỉ nghe bài thơ, thưởng thức âm nhạc, nghe những bản anh hùng ca… sẵn sàng ra trận để hi sinh cả tính mạng của mình vì quê hương, đất nước. Văn hóa truyền cảm hứng như vậy. Rõ ràng chúng ta đã thành công. Điều đó đến kẻ thù cũng phải thừa nhận, không hiểu hết sức mạnh văn hóa Việt Nam. Chính nhờ sức mạnh đó, chúng ta vượt qua được, san lấp được toàn bộ những khoảng cách về công nghệ, vũ khí, kinh tế... Chúng ta thấy vũ khí tinh thần mạnh mẽ như thế nào.

Không riêng gì Việt Nam mà trên thế giới luôn nhấn mạnh vai trò của văn hóa trong sự phát triển của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc: văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội. Văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đấy là khẩu ngữ khá quen thuộc trên thế giới. Nhiều nơi đã ý thức được câu chuyện đó. Nhưng từ ý thức đến hành động là con đường rất dài.

Nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội đã có những diễn đàn với lịch sử lâu đời, thu được những thành tựu nhất định, nhưng phải đến năm 2013, chúng ta mới có một diễn đàn văn hóa thế giới lần đầu tiên được tổ chức tại Bali, Indonesia để các nguyên thủ quốc gia, các nhà nghiên cứu văn hóa đến bàn với nhau câu chuyện làm thế nào để phát triển văn hóa trong những năm sắp tới. Một trong những chủ đề hấp dẫn được bàn tại diễn đàn năm đó là người ta thống kê được, trên thế giới, số tỷ phú rất nhiều, nhưng tập trung chủ yếu ở 4 dân tộc cụ thể. Đó là Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Do Thái chiếm 75% tỷ phú trên thế giới. Từ đó cho thấy một mối liên hệ giữa truyền thống văn hóa với kinh tế, với việc người ta có thể kiếm được nhiều tiền.

Phóng viên: Đảng và Nhà nước ta ngày càng quan tâm đến việc phát triển văn hóa dân tộc. Hội thảo văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực văn hoá” được Quốc hội tổ chức sau tròn một năm tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc 2021 đã đặt ra nhiều vấn đề cần tiếp tục nhìn nhận và tìm giải pháp tháo gỡ. Xin ông cho biết, các cơ quan của Quốc hội đã triển khai những vấn đề lớn được đặt ra tại Hội thảo như thế nào?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển văn hóa của đất nước. Cách quán triệt thực hiện Kết luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở các cấp, các ngành đã đem đến hy vọng về một cách làm quyết liệt, hiệu quả cho lĩnh vực văn hóa. Những người làm văn hóa thực sự cảm kích khi lãnh đạo Đảng và Nhà nước, trong các cuộc họp quan trọng của quốc gia, đều nhắc đến quyết tâm triển khai thực hiện thành công kết luận của Tổng Bí thư trong Hội nghị văn hóa toàn quốc. Quyết tâm chính trị này chắc chắn xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của văn hóa.

Như chúng ta đã biết, năm 2022, Quốc hội đã tổ chức Hội thảo văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực văn hoá” tạo diễn đàn để các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan có liên quan, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý trong và ngoài nước báo cáo, trao đổi, thảo luận làm rõ các căn cứ lý luận, thực tiễn, làm cơ sở kiến nghị, đề xuất các cơ quan có thẩm quyền về thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu 09 nhóm chính sách lớn, quan trọng cần được tập trung nghiên cứu, thể chế hóa để tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo sự phát triển đột phá cho phát triển văn hóa tại Hội thảo Văn hóa 2022

Tại Hội thảo, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu bế mạc Hội thảo nêu rõ 09 nhóm chính sách lớn, quan trọng cần được tập trung nghiên cứu, thể chế hóa để tháo gỡ các điểm nghẽn, tạo sự phát triển đột phá cho phát triển văn hóa. Những chỉ đạo đó đặt ra nhiệm vụ tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển văn hóa để kịp thời thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp năm 2013, vừa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.

Trên tinh thần đó, để tháo gỡ những điểm nghẽn về thể chế, sắp tới, Quốc hội dự kiến đưa Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, Dự án Luật Quảng cáo (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, đưa Dự án Luật Báo chí (sửa đổi) vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, đưa dự án Luật về nghệ thuật biểu diễn vào định hướng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh giai đoạn 2026-2031, đưa Luật về hoạt động văn học vào định hướng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh giai đoạn 2026-2031.

Đồng thời tiếp tục nghiên cứu căn cứ lý luận, thực tiễn về đề xuất ban hành một số luật chuyên ngành như: Luật Mỹ thuật; Luật Nhiếp ảnh; Luật Tài trợ, hiến tặng, Luật về tự do sáng tạo trong khoa học và văn hóa, văn học, nghệ thuật; Luật Bản quyền tác giả (tách nội dung từ Luật sở hữu trí tuệ)... Cùng với đó nghiên cứu, đề xuất xây dựng chính sách, pháp luật, cơ chế quản lý để tạo lập các thiết chế văn hóa phù hợp với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Hội thảo Văn hóa 2022 với chủ đề “Thể chế, chính sách và nguồn lực cho phát triển văn hóa” do Quốc hội chủ trì tổ chức

Không chỉ những Luật trực tiếp liên quan đến văn hóa, nghệ thuật, Quốc hội cũng sẽ nghiên cứu, xem xét sửa đổi, bổ sung một số luật chuyên ngành như: Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), Luật Đất đai, các luật về thuế, đặc biệt là Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. Trong đó, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công - tư (Luật PPP) dự kiến cho áp dụng thí điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố (là trung tâm văn hóa, di sản và có đề xuất) về việc cho phép hợp tác đầu tư công - tư trong lĩnh vực văn hóa. Sau khi tổng kết thí điểm sẽ đề xuất việc sửa đổi Luật để áp dụng rộng rãi; nghiên cứu, rà soát, đề xuất bổ sung quy định trong các luật thuế (Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt) về phần thu nhập không chia của cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực văn hóa, thể thao để lại đầu tư phát triển cơ sở là phần thu nhập được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp;  Bổ sung khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là khoản tài trợ cho văn hóa, thể thao; Bổ sung quy định khoản chi hỗ trợ cho văn hóa, thể thao được trừ khi tính thu nhập chịu thuế...

Đối với những vấn đề lớn về văn hóa, trong các kỳ họp, những ý kiến tâm huyết cho phát triển văn hóa đang ngày càng thể hiện rõ ràng hơn. Các đại biểu Quốc hội đã bày tỏ những lo ngại về đầu tư cho văn hóa chưa xứng tầm, sự xuống cấp đạo đức trong xã hội, vấn đề sự trong sáng của tiếng Việt, hay di sản văn hóa... và nguyện vọng lớn của cử tri cả nước đối với việc cần tạo điều kiện cho phát triển văn hóa.

Trên cơ sở này, Nghị quyết số 572/NQ-UBTVQH15 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV đề cập đến những nhiệm vụ trọng tâm của ngành văn hóa như: Tập trung triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển văn hóa Việt Nam đến năm 2030, Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030; rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về văn hóa; Khẩn trương xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2022 - 2030 trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; Nghiên cứu, đề xuất các công trình, tác phẩm văn hóa, nghệ thuật xứng tầm, hướng tới kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng vào năm 2030 và 100 năm thành lập nước vào năm 2045; Nghiên cứu ban hành cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực xã hội đầu tư cho văn hóa, công nghiệp văn hóa;

Đồng thời, đẩy mạnh thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực văn hóa; Tăng cường hợp tác, giao lưu về văn hóa; quảng bá văn hóa, văn học, nghệ thuật tiêu biểu của Việt Nam ra nước ngoài; Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, thực hiện tốt công tác kiểm kê, xếp hạng, ghi danh, quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi, bảo vệ và phát huy giá trị di sản, di tích; Triển khai các biện pháp bảo tồn, phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa phi vật thể, đặc biệt là di sản văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số; Quan tâm bố trí đầy đủ, kịp thời ngân sách và có chính sách xã hội hóa hợp lý, thu hút đầu tư cho hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản; Tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, phối hợp với các địa phương trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa;

Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp xây dựng môi trường văn hóa, nếp sống văn hóa, giáo dục đạo đức, lối sống, gắn với bài trừ mê tín, dị đoan, hủ tục lạc hậu, nhất là cho thế hệ trẻ; Ngăn chặn sự xuống cấp về đạo đức xã hội và văn hóa ứng xử; Xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện tốt các bộ quy tắc ứng xử trong cơ quan, tổ chức, cộng đồng, địa bàn dân cư; bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện có hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, giáo dục về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, đặc biệt là trên không gian mạng. Phát huy trách nhiệm, tính chuẩn mực và sức ảnh hưởng của văn nghệ sĩ đối với xã hội; Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy; thực hiện tốt chế độ đãi ngộ, bồi dưỡng, chính sách phát triển đội ngũ văn nghệ sỹ, nghệ nhân trong lĩnh vực văn hóa...

Thông qua hoạt động chất vấn, các Bộ, ngành cũng đã chủ động và nâng cao trách nhiệm, tạo sự chuyển biến rõ nét trong thực thi pháp luật nói chung, pháp luật về xây dựng văn hóa, con người nói riêng.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Phương