Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 356166a1-c9a6-90f0-c4c5-03a3e5bfa026.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM VĂN HÒA: HOÀN THIỆN LUẬT, NÂNG CAO NĂNG LỰC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG

15/05/2023

Dự án Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 5 sắp tới. Đóng góp ý kiến đối với dự án Luật, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp nêu rõ, lần sửa đổi luật này nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tăng cường hiệu quả thực thi của các cơ quan chức năng, phát huy vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

DỰ ÁN LUẬT GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ (SỬA ĐỔI) VÀ DỰ ÁN LUẬT BẢO VỆ NGƯỜI TIÊU DÙNG (SỬA ĐỔI) ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRÌNH QUỐC HỘI XEM XÉT THÔNG QUA TẠI KỲ HỌP THỨ 5

ĐBQH PHẠM VĂN HOÀ: CẦN ĐẢM BẢO QUYỀN LỢI CỦA CÁC BÊN KHI XÁC ĐỊNH GIÁ ĐẤT

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được ban hành năm 2010, tuy nhiên, thực tế người tiêu dùng vẫn là người chịu thiệt thòi khi xảy ra những vấn đề về chất lượng sản phẩm và những vẫn đề tranh chấp khác mà không biết khiếu kiện đi đâu, không được bảo vệ chính đáng. Phân tích về nguyên nhân này, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp cho biết, theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong quá trình sử dụng hàng hóa, dịch vụ, người tiêu dùng được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp; được cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ.

Người tiêu dùng cũng được yêu cầu bồi thường thiệt hại khi hàng hóa dịch vụ không đúng với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, chất lượng, số lượng, tính năng, công dụng, giá cả hoặc nội dung khác mà tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đã công bố, niêm yết, quảng cáo hoặc cam kết. Được khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của pháp luật.

Đại biểu Phạm Văn Hòa nêu rõ, với những quy định trên, quyền lợi của người tiêu dùng đã được pháp luật đảm bảo đầy đủ, rõ ràng và cụ thể. Tuy nhiên, trong thực tế không phải lúc nào quyền của người tiêu dùng được các doanh nghiệp thực thi đúng quy định. Việc “lạm dụng từ ngữ” để quảng cáo cho sản phẩm hàng hóa dịch vụ vẫn còn xảy ra ở nhiều loại hàng hóa, dịch vụ. Không khó để tìm kiếm trên thị trường những sản phẩm hàng hóa tự gán những dòng chữ “chất lượng hàng đầu” hay “sản phẩm số 1” lên nhãn hàng hóa, mặc dù chưa có tổ chức nào công nhận.

Theo đại biểu, đây là hình thức quảng cáo trên nhãn hàng hóa theo kiểu “lập lờ” nhằm thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng đến sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Đặc biệt đối với một số sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe với những lời quảng cáo “có cánh”, có tác dụng thần kỳ, như: giảm cân, đẹp da, bổ sung vi chất dinh dưỡng và có khả năng chữa khỏi một số bệnh làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn giữa thực phẩm chức năng và thuốc chữa bệnh. Thậm chí, có cả những sản phẩm hoàn toàn xa lạ với y văn thế giới, chưa được khoa học công nhận như vòng đeo tay diệt virus, vòng đeo làm tan mỡ bụng…

Bên cạnh đó, quyền của người tiêu dùng về bảo hành hàng hóa cũng được Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định. Mặc dù vậy, trong thực tế trừ một số loại hàng hóa đặc biệt như ô tô, xe máy và một vài sản phẩm hàng hóa điện tử viễn thông được doanh nghiệp bán hàng quan tâm thực hiện, phần còn lại hầu như đẩy trách nhiệm cho người tiêu dùng, bởi hiện nay loại hàng hóa nào phải bắt buộc bảo hành vẫn chưa được pháp luật quy định cụ thể. Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, đây có thể xem là một lỗ hổng pháp lý rất lớn trong việc điều chỉnh quan hệ xã hội về thương mại mà phần thiệt thòi luôn thuộc về người sử dụng hàng hóa, dịch vụ.

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp

Trước câu hỏi, người tiêu dùng luôn bị thiệt thòi và họ biết trông cậy vào ai khi xảy ra những vấn đề có liên quan, đại biểu Phạm Văn Hòa cho biết, hiện nay, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm của cơ quan quản lý Nhà nước và Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nhưng thời gian qua Hội này còn thiếu trách nhiệm. Đồng thời nhấn mạnh, tôn chỉ mục đích của Hội này đã có nhưng hoạt động giám sát, việc thực hiện tôn chỉ mục đích là bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng còn thiếu trách nhiệm, thậm chí thành lập cho có chứ năng lực, trình độ, hiểu biết để tư vấn, bảo vệ quyền của người tiêu dùng, trong đó có khiếu kiện còn hạn chế.

Đại biểu Phạm Văn Hòa cho rằng, lần sửa đổi luật này là để hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, tăng cường hiệu quả thực thi của các cơ quan chức năng, đẩy mạnh xã hội hóa, phát huy vai trò, chức năng nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, trong đó có Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể để có sức mạnh, đủ lực để khi có tranh chấp giữa người tiêu dùng với nhà sản xuất thì có điều kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, giúp các hoạt động vì quyền lợi của người tiêu dùng thực sự phát huy hiệu quả.

Ngoài sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, Hiệp hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đại biểu Phạm Văn Hòa cũng cho rằng, bản thân người tiêu dùng trước hết phải là người tiêu dùng thông minh, lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp có uy tín, nói không với hàng hóa vi phạm, đặc biệt là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu, không ham rẻ. Khi mua hàng hóa, người tiêu dùng phải yêu cầu bên bán hàng cung cấp hóa đơn; cam kết thu hồi, bồi thường trong trường hợp hàng hóa có lỗi, hàng không hoàn chỉnh, hàng khuyết tật. Đối với loại hàng hóa có bảo hành thì yêu cầu bên bán hàng thực hiện đầy đủ quy định về bảo hành hàng hóa, như: điều kiện bảo hành, thời hạn bảo hành, địa điểm bào hành và thủ tục bảo hành. Bên cạnh đó, khi mua sản phẩn, người tiêu dùng nên chọn sản phẩm có thương hiệu của doanh nghiệp uy tín để sử dụng và có sự bảo hộ của nhà nước.

Tuy nhiên, thực tế người tiêu dùng không thể biết mình có mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng hay không. Ví dụ như phân bón, thuốc trừ sâu kém chất lượng, thực phẩm quá date mà người tiêu dùng không biết; thậm chí hàng hoá có lỗi, khuyết tật nhưng người tiêu dùng không biết, còn doanh nghiệp thì cứ vì lợi ích nên vẫn đem ra bán. Nếu việc này ở nước ngoài thì các doanh nghiệp tự ý thức để bảo vệ thương hiệu sản phẩm, uy tín bằng việc thu hồi sản phẩm, thậm chí, khi bán rồi họ vẫn tiếp tục thu hồi, bồi thường và nhận lỗi với người tiêu dùng. Điểu hình phải kể đến những vụ ô tô đã bán cho người tiêu dùng nhưng vẫn thu hồi lại.

Trong lần sửa đổi này, dự thảo Luật có quy định mới đối với hàng có lỗi là phải thu hồi, còn khi để người tiêu dùng mua phải, sử dụng sản phẩm lỗi đó mà ảnh hưởng đến sức khoẻ, ảnh hưởng đến quyền lợi thì phải xử lý. Việc hàng giả, hàng kém chất lượng xuất hiện ở một số địa phương, doanh nghiệp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến thương hiệu hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước, dẫn đến hàng hoá nước ngoài vào cạnh tranh nhiều hơn, gây khó khăn cho doanh nghiệp trong nước, tác động xấu đến nền kinh tế. Do vậy, đại biểu Phạm Văn Hòa  nhấn mạnh, các doanh nghiệp phải thực hiện nghiêm túc quy định của pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Thông tin trung thực về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ; có trách nhiệm trong giao dịch với người tiêu dung và có các chính sách chăm sóc khách hàng phù hợp./.

Thế Hà