Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 2bfe67a1-090c-90f0-c4c5-08f6e6e24571.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH LÊ THỊ THANH LAM: ĐỀ NGHỊ CHÍNH PHỦ TIẾP TỤC CÓ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ ĐẶC BIỆT CHO CÁC TỈNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP

25/05/2023

Sáng 25/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội tiến hành thảo luận tại Tổ đối với 08 nội dung quan trọng liên quan đến phát triển kinh tế - xã hội. Chia sẻ bên lề Quốc hội, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang Lê Thị Thanh Lam kiến nghị Chính phủ tiếp tục có chính sách đầu tư hỗ trợ đặc biệt cho các tỉnh sản xuất nông nghiêp.

10 NHÓM NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHẤN ĐẤU HOÀN THÀNH CÁC CHỈ TIÊU QUỐC HỘI GIAO

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hậu Giang Lê Thị Thanh Lam

Đồng tình với nhiều nội dung trọng tâm tại báo cáo của Chính phủ cũng như báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023, đại biểu Lê Thị Thanh Lam đánh giá cao những nỗ lực cũng như kết quả trong công tác điều hành của Chính phủ thời gian qua.

Theo đại biểu, năm 2022 kinh tế trong nước dần phục hồi sau những ảnh hưởng của đại dịch, sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường, nhu cầu đầu tư cho phát triển, nhất là kết cấu hạ tầng và phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu rất lớn là những yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và đời sống của Nhân dân, đặc biệt là giá cả không ổn định, lạm phát,… Tuy nhiên, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã kịp thời huy động được sức mạnh của Nhân dân, sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp,… nước ta đã vượt qua khó khăn, thách thức, đạt nhiều kết quả, thành tích quan trọng và khá toàn diện trên các lĩnh vực.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đại biểu cũng chỉ rõ diễn biến tình hình kinh tế - xã hội 4 tháng đầu năm 2023 bộc lộ những khó khăn, thách thức từ Quý IV/2022, gây áp lực lớn cho việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng cả năm 2023.

Để phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu kinh tế - xã hội theo Nghị quyết của Quốc hội, đại biểu nhất tỉnh Hậu Giang bày tỏ nhất trí với 10 giải pháp cơ bản được nêu tại báo cáo của Chính phủ. Ngoài ra, đại biểu đề xuất Chính phủ cần quan tâm 02 vấn đề, như sau:

Một là, đề nghị Chính phủ tiếp tục có chính sách đầu từ hỗ trợ đặc biệt cho các tỉnh sản xuất nông nghiệp. Do tập trung phát triển nông nghiệp trở thành vựa lúa cung cấp lương thực, thực phẩm cho cả nước thì các tỉnh nông nghiệp không thể cùng lúc đầu tư phát triển công nghiệp hoặc các lĩnh vực khác để phất triển kinh tế cho tỉnh. Do đó, đa số các tỉnh làm nông nghiệp sẽ còn nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội.

Vì vậy, Chính phủ cần sớm có chính sách đầu tư, hỗ trợ kịp thời để tạo sự cân bằng giữa các tỉnh trong khu vực và trong cả nước. Trong đó, đặc biệt là hỗ trợ người nông dân về con giống, cây trồng và có hướng dẫn quy hoạch vừng cụ thể nhằm tạo đầu ra tốt cho sản phẩm của người nông dân.

Hai là, đề nghị Chính phủ giao kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2023 cho Ngân hàng Chính sách xã hội, trong tổng nguồn vốn cho vay các chính sách tín dụng ưu đãi theo Nghị quyết 11/NQ – CP, cho phép Ngân hàng Chính sách xã hội điều chỉnh linh hoạt đối với chương trình có nhu cầu vay vốn thấp hơn so với kế hoạch giao chuyển sang chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Tức là, chuyển nguồn phù hợp với nhu cầu, không giao chỉ tiêu cứng theo lĩnh vực, linh hoạt theo thực tế nhu cầu.

Ngoài ra, đại biểu cũng đề nghị Chính phủ quan tâm tới các nhóm vấn đề khác như: Vấn đề thời gian rút bảo hiểm xã hội của công nhân lao động sớm hơn thời gian quy định;  giải pháp phát triển văn hóa – xã hội ngang bằng phát triển kinh tế;.../.

Lê Anh - Nghĩa Đức