Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: e20b52a1-d9ac-90f0-c4c5-014f5c7572ac.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TRẦN VĂN LÂM: CẦN THIẾT QUY ĐỊNH QUỸ BÌNH ỔN GIÁ XĂNG DẦU TRONG LUẬT GIÁ (SỬA ĐỔI)

06/06/2023

Tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 8 dự án Luật, 3 dự thảo Nghị quyết, trong đó có Luật Giá (sửa đổi). Quan tâm tới dự luật này, đại biểu Trần Văn Lâm – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang cho rằng cần thiết quy định Quỹ bình ổn giá xăng dầu nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, qua đó tạo điều kiện cho phát triển sản xuất kinh doanh.

 

Đại biểu Trần Văn Lâm - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang

Trao đổi bên lề phiên họp, đại biểu Trần Văn Lâm – Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang cho biết, dự thảo Luật Giá (sửa đổi) trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 5 đã được nghiên cứu, rà soát tiếp thu toàn diện nhất các ý kiến xác đáng của đại biểu Quốc hội và của tất cả các cơ quan tham gia ý kiến. Về cơ bản, đến thời điểm hiện nay, các vấn đề trong dự thảo Luật đã đạt được sự thống nhất cao của cơ quan soạn thảo với cơ quan thẩm tra và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội. So với dự thảo trước, lần này Quốc hội đã rà soát kỹ đặc biệt các danh mục hàng hóa nhà nước được định giá, danh mục nhà nước bình ổn giá. Trên cơ sở các tiêu chí, nguyên tắc đặt ra trong dự thảo Luật, tiến hành rà soát các luật khác liên quan đến giá cả của các mặt hàng để có thể đưa vào, đưa ra danh mục. Đến thời điểm này, danh sách đó đã đạt được sự thống nhất cao của các cơ quan liên quan. Một số chính sách liên quan đến công cụ bình ổn giá cũng như đối tượng, phạm vi điều chỉnh trong danh sách giá trần, giá sàn đã được tính toán, cân nhắc, rà soát và điều chỉnh cho phù hợp.

Đại biểu Trần Văn Lâm cũng nêu rõ, về nguyên tắc chung, Luật Giá được xác định là công cụ để nhà nước quản lý giá và điều tiết về giá, nguyên tắc giá do thị trường định giá. Trong nền kinh thị trường hoàn hảo, mọi giá được định bởi các nguyên tắc, nguyên lý của thị trường. Nhà nước chỉ can thiệp vào để điều tiết, xác định giá trong những điều kiện đặc thù. Theo đại biểu, khi có yếu tố độc quyền, khi yếu tố độc quyền làm sai lệch quan hệ cung cầu, giá cả để một vài doanh nghiệp có tính chất độc quyền dẫn đến ảnh hưởng quyền lợi người tiêu dung. Thêm nữa là khi có yếu tố thiên tai địch họa… sẽ dẫn đến phá vỡ quan hệ cung cầu thì Nhà nước sẽ can thiệp.

Nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ quỹ này do chưa chứng minh được khả năng điều tiết giá trong quá trình giá xăng dầu biến động, đại biểu Lâm cho rằng, Quỹ bình ổn giá xăng dầu là cái cụ thể, nhưng luật không quy định cụ thể có quỹ A, hay quỹ B, luật chỉ đưa ra nguyên tắc, công cụ cho phép để cơ quan quản lý nhà nước sử dụng công cụ trong trường hợp cụ thể để quản lý để điều tiết giá, đáp ứng mục tiêu quản lý của nhà nước.

Trước băn khoăn về việc có nên đưa Quỹ bình ổn giá xăng dầu vào trong Luật, đại biểu Trần Văn Lâm chia sẻ, Luật Giá lần này không quy định cụ thể phải lập Quỹ bình ổn xăng dầu, chỉ đưa ra cơ sở pháp lý để Chính phủ có công cụ xác lập một quỹ bình ổn giá với mặt hàng cần bình ổn giá nếu cần thiết. Việc có thành lập Quỹ bình ổn giá hay không thuộc thẩm quyền của Chính phủ; việc lập các quỹ bình ổn giá với mặt hàng nào cũng phải tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, hiệu quả, điều tiết để đảm bảo lợi ích người dân, doanh nghiệp. Quản lý công khai minh bạch, không lợi dụng sang các mục tiêu khác.

Đại biểu chỉ ra rằng, trong các công cụ quản lý giá có công cụ lập quỹ bình ổn. Quỹ bình ổn không chỉ cho mỗi xăng dầu mà đối với bất cứ mặt hàng chiến lược nào cần thiết thấy cần phải xác lập Quỹ bình ổn thì Nhà nước có thể thành lập quỹ để điều tiết giá. Đây chỉ là công cụ, trong dự thảo Luật không đề cập đến Quỹ bình ổn giá xăng dầu. Dự thảo Luật chỉ đưa ra một công cụ tùy thuộc vào điều kiện, bối cảnh, tình hình do nhu cầu thực tế quản lý điều tiết giá mà Chính phủ quyết định lập. Việc lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu hay không, vào thời điểm này hay thời điểm khác, trong bao lâu hay như thế nào hoàn toàn thuộc thẩm quyền của Chính phủ. Luật chỉ đưa ra cơ sở pháp lý cho phép thành lập quỹ, cho phép điều chỉnh giá trong một số mặt hàng cần điều chỉnh giá. Đây là cung cấp cơ sở pháp lý và Quốc hội sẽ không bàn cụ thể việc lập quỹ nào.

Lý giải nguyên nhân cơ quan soạn thảo và cơ quan thẩm tra đồng ý cho phép thành lập quỹ trong điều kiện cần thiết, đại biểu Trần Văn Lâm nhấn mạnh, đây chỉ là công cụ, giống như “người lính ra trận cần nhiều công cụ, vũ khí để ra trận thực hiện nhiệm vụ.” Do đó, nếu bỏ đi công cụ nào cũng sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng điều hành của Chính phủ. Việc đánh giá Chính phủ đã thành lập đúng và sử dụng quỹ đúng mục đích chưa thì đó là vấn đề về điều hành và thực thi chứ không phải vấn đề luật pháp. Đối với lĩnh vực xăng dầu, hiện nay thế giới cũng phải điều tiết giá xăng dầu để bình ổn và cũng phải sử dụng các công cụ khác như Kho dự trữ quốc gia. Việt Nam không đủ đủ khả năng để lập Kho dự trữ quốc gia đủ lớn thì vẫn phải điều tiết. Việc điều tiết này thông qua công cụ lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu bằng giá trị. Do đó, bình ổn giá xăng dầu hay bình ổn giá các mặt hàng là nội dung rất quan trọng để kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Qua đó, tạo điều kiện cho việc phát triển sản xuất kinh doanh.

Thực tế thời gian qua cho thấy, kể cả trong thời gian diễn ra đại dịch COVID-19, nhờ các công cụ quản lý điều tiết giá, giá xăng dầu và giá các mặt hàng khác đã được Chính phủ quản lý điều tiết tạo ra sự bình ổn, ổn định kinh tế vĩ mô. Trong khi các nước như châu Âu, Mỹ và nhiều nước khác lạm phát, giá cả rất cao, nhưng Việt Nam vẫn giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát là nhờ Chính phủ đã sử dụng các công cụ quản lý điều hành để đạt được kết quả, đạt được mục tiêu.

Mặt khác, Quỹ bình ổn giá chỉ là một công cụ, mỗi công cụ chỉ phát huy hiệu quả trong một không gian nhất định, điều kiện nhất định. Với điều kiện biến động giá không quá lớn, việc sử dụng công cụ này có thể điều tiết được. Trong trường hợp giá biến động quá lớn, gấp nhiều lần trong khi quy mô quỹ còn nhỏ thì quỹ không thể phát huy được vai trò. Do đó, phải sử dụng kết hợp với nhiều công cụ khác mà Chính phủ đã từng làm, đã báo cáo ra Quốc hội thời gian qua như giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, giảm thuế VAT… rồi các biện pháp điều hành, điều tiết khác. Tuỳ bối cảnh, hoàn cảnh để đưa ra các công cụ cho phù hợp nhằm quản lý, điều tiết giá đạt được mục tiêu kiểm soát giá, kinh tế vĩ mô. 

Đại biểu Trần Văn Lâm cũng cho biết, trong thời gian qua, Quỹ bình ổn giá xăng dầu còn khiếm khuyết trong quản lý điều hành như tính công khai, minh bạch, nhiều người nghi ngờ lợi dụng quỹ này… đó là trách nhiệm cơ quan quản lý. Do đó, trách nhiệm của Chính phủ là cần công khai để mọi người dân tin tưởng, yên tâm rằng quỹ này được sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả./.

Vũ Hà