Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: c02a52a1-39b6-90f0-c4c5-024b66b27246.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: LINH HOẠT, CHẶT CHẼ TRONG HOÀN THIỆN DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

09/06/2023

Góp ý về dự án Luật Đất đai (sửa đổi), các ý kiến đại biểu Quốc hội trong Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, cần linh hoạt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất với từng địa phương, đồng thời quy định chặt chẽ việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất…

THẢO LUẬN TỔ 2: CÂN NHẮC VIỆC BAN HÀNH BẢNG GIÁ ĐẤT HÀNG NĂM

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được thực hiện lấy ý kiến nhân dân từ ngày 03/01/2023 đến ngày 15/3/2023. Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động để đẩy nhanh tiến độ và bảo đảm chất lượng lấy ý kiến như: tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc việc triển khai lấy ý kiến Nhân dân, đồng thời tiếp nhận các ý kiến góp ý trực tiếp của các địa phương đại diện cho các vùng, miền có tính đặc thù.

Tiếp thu ý kiến góp ý của Nhân dân, một số chương, mục, điều của dự thảo Luật đã được chỉnh sửa, thay đổi cơ bản về cấu trúc và nội dung. Dự thảo Luật sau khi hoàn thiện có bố cục gồm 16 chương, 263 điều, trong đó tăng 5 mục (mục 3 Chương IV, mục 1 Chương VII; mục 1, 2, 3 chương XVI), bổ sung mới 40 điều, bỏ 13 điều so với dự thảo lấy ý kiến Nhân dân.

Giá đất đền bù đất phải tính cả yếu tố “tinh thần”

Bày tỏ quan điểm đối với dự án Luật này, đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa- Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh đồng tình với ý kiến thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội khi đề nghị rà soát Điều 80 về điều kiện thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng bảo đảm tuân thủ quy định tại khoản 3 Điều 54 Hiến pháp năm 2013.

Đại biểu nhấn mạnh, không chỉ yêu cầu xác định các trường hợp thu hồi phải được quy định trong Luật gắn với mục đích quốc phòng an ninh vì lợi ích quốc gia công cộng mà còn yêu cầu các trường hợp đó phải là trường hợp “thật cần thiết”. Đại biểu cho rằng, yêu cầu này rất sát và cho thấy hướng đi của Dự thảo Luật chưa được. Vì thế đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu lại điều này.

Đối với nội dung về giá đền bù đất, đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, chúng ta bắt đầu tiếp cận theo hướng giá trị trường nhưng chuyện thu hồi đất không phải giá mà giải quyết được. Ví dụ, đất ruộng bà con chuyển nhượng qua lại 500 nghìn đồng/m thì nhà nước đền bù 600 nghìn đồng/m, nghĩ như vậy đã là tốt rồi nhưng thực tế nhà, đất họ còn nhiều yếu tố về dòng tộc, tâm linh, quen thuộc. Người dân ở ổn định, khi "bốc" đi đền bù cao hơn nhưng không giải quyết được yếu tố ổn định, hàng xóm, trường học...

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị, quy định giá đền bù không chỉ theo thị trường để đảm bảo đời sống bằng hoặc tốt hơn thì phải cộng thêm yếu tố tinh thần vào (Luật Dân sự cũng quy định đền bù vật chất và thiệt hại về tinh thần). Theo đại biểu, đền bù cho chuyện họ phải di dời nhà cửa, cây trái kỷ niệm, ông bà từ lâu đời... đều phải tính. Chưa kể, đối với bà con dân tộc thiểu số vấn đề này còn hệ trọng hơn, nghĩa địa trong rừng là vùng đất thiêng, khi tách họ ra thì phải tính tất cả những yếu tố này.

Linh hoạt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất với từng địa phương

Góp ý hoàn thiện dự thảo Luật này, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Lệ - Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh nêu rõ, qua thực tế cho thấy, việc rà soát quy hoạch sử dụng đất nếu được thực hiện 5 năm 1 lần sẽ không phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội ở những vùng kinh tế biến động mạnh mẽ. Do đó, đại biểu đề nghị xem xét áp dụng linh hoạt về thời hạn, định kỳ rà soát phù hợp với từng vùng của địa phương.

Về thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, đại biểu cho rằng dự thảo Luật cũng đã quy định rất cụ thể các trường hợp thu hồi đất để phát triển kinh tế xã-hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng và quy định rõ nội hàm, điều kiện, tiêu chí của các dự án này. Đồng thời, Chương 7 dự thảo Luật cũng đã điều chỉnh cụ thể hơn về các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn, thực hiện có hiệu quả việc đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất, ổn định đời sống cho người có đất bị thu hồi.

Theo đại biểu, những nội dung này đã thể hiện đầy đủ tinh thần của Nghị quyết 18 theo hướng có lợi nhất cho người sử dụng đất. Đại biểu Lệ nhấn mạnh, rõ ràng, nghĩa vụ của chính quyền là phải tạo điều kiện cho người dân trong diện thu hồi đất có cuộc sống bằng, thậm chí là tốt hơn ở nơi ở cũ. Từ đó, đại biểu đề nghị bổ sung thêm quy định đối với trường hợp thu hồi đất xây dựng hạ tầng cho người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu tập trung người lao động cần thể hiện rõ điều kiện bao gồm xây dựng cả về vật chất và tinh thần, chứ không chỉ quy định đơn thuần là xây nhà, vì hiện nay đời sống tinh thần của người lao động ở các khu vực trên hầu hết còn hạn chế.

Ngoài ra, đại biểu cũng cho rằng cần tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất tham gia ngay từ giai đoạn ban đầu trong quá trình xây dựng phương án bồi thường. Trong trường hợp tỷ lệ người dân không đồng tình cao, chẳng hạn từ 10% trở lên, đại biểu đề nghị phải giải trình thay đổi phương án. Dự thảo Luật cũng cần có quy định cụ thể về vấn đề này để bảo đảm pháp luật được triển khai thuận lợi trong điều kiện có vấn đề phát sinh.

Đại biểu cũng đề nghị dự án Luật cần làm rõ, cụ thể hơn quy định về áp dụng nguyên tắc “đồng thuận tương đối”. Đại biểu cho rằng, cơ quan soạn thảo đã nhận thức được rằng tỷ lệ thu được mức đồng thuận từ toàn bộ người dân có đất bị thu hồi là không hề cao, bởi nếu đồng thuận thì sẽ không có chuyện phải đi vận động, thuyết phục hay phải tiến hành cưỡng chế.

Do đó, đại biểu đề nghị cần phải quy định nguyên tắc “đồng thuận tương đối” vào dự thảo Luật, cụ thể chỉ cần 80% hoặc 90% chấp thuận phương án thì có thể tiến hành cưỡng chế đối với những trường hợp không đồng ý, không thể chỉ vì sự phản đối thiểu số mà phải chậm dự án, thậm chí có những trường hợp phải tạm dừng.

Quy định chặt trong chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Đại biểu Nguyễn Minh Đức- Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, dự thảo đã quy định về vấn đề trách nhiệm của Nhà nước trong việc là cung cấp các thông tin về đất đai, nhưng trừ những trường hợp liên quan đến bí mật nhà nước. Đại biểu cho rằng, nếu có một số nhà đầu tư bất động sản có thể làm cách nào đó tiếp cận được các thông tin này, và bắt đầu thực hiện chiến lược đầu cơ đất, dẫn đến người dân có thể bán đất giá rẻ trước khi được tiếp cận các thông tin về quy hoạch, và vô hình trung làm lợi cho những đối tượng đầu cơ.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Đức- Đoàn ĐBQH thành phố Hồ Chí Minh

Do đó, đại biểu Nguyễn Minh Đức kiến nghị phải có những quy định chặt chẽ nhất, có văn bản hướng dẫn về việc không được lợi dụng các quy định của Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước để dẫn đến thiếu minh bạch các thông tin về đất đai, gây thiệt thòi cho những người sử dụng đất. Ngoài ra, những quy định về các hình thức góp vốn và chuyển giao cũng phải hết sức chặt chẽ và giới hạn các đối tượng để không bị thất thu đất.

Đại biểu Nguyễn Minh Đức nêu thực tế thời gian qua, có các dự án thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và lợi ích công cộng, nhưng một thời gian sau khi thu hồi chưa triển khai dự án thì lại thay đổi mục đích sử dụng đất. Có thực trạng thu hồi đất để xây dựng khu vui chơi giải trí chẳng hạn nhưng lại do một quy định nào đó, hoặc do yêu cầu của tỉnh, thành phố đó thì lại chuyển sang thành trung tâm thương mại kết hợp với nhà ở và dẫn đến việc là sự chênh lệch địa tô rất lớn sau khi chuyển đổi mục đích sang đất trung tâm thương mại kết hợp với dịch vụ, nhà thương mại và cuối cùng bán với giá rất cao. Trong khi đó, giá đền bù cho những người dân bị thu hồi đất rất thấp. Chính vì thế dẫn đến tranh chấp đất đai và khiếu kiện kéo dài.

Do đó, đại biểu cho rằng, trong dự thảo Luật, vấn đề này cần phải được quy định rất rõ tại Điều 12, đó là các hành vi bị cấm, trong đó phải quy định rõ thu hồi đất với mục đích quốc phòng, an ninh nhưng phải nghiêm cấm không được chuyển đổi sang các mục đích sử dụng đất khác./.

Thu Phương

Các bài viết khác