Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: a6b363a1-d9f8-90f0-c4c5-0ad3a00d9587.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

GÓC NHÌN ĐẠI BIỂU: CẦN SỬA ĐỔI LUẬT BẢO HIỂM Y TẾ ĐỂ MỞ RỘNG ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM

14/06/2023

Tham gia thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và điều chỉnh Chương trình năm 2023, nhiều đại biểu Quốc hội kiến nghị bổ sung vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nội dung sửa đổi luật Bảo hiểm y tế để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, thực hiện hiệu quả việc mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm.

QUỐC HỘI THẢO LUẬN MỘT SỐ NỘI DUNG CÒN Ý KIẾN KHÁC NHAU CỦA DỰ ÁN LUẬT PHÒNG THỦ DÂN SỰ

Tham gia thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và điều chỉnh Chương trình năm 2023, đại biểu Nguyễn Thị Yến – Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề nghị Quốc hội xem xét, bổ sung nội dung sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế, vì trong chương trình hành động của Đảng đoàn Quốc hội khóa XV thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã có kế hoạch về sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế trong năm 2022-2023. Như vậy, nếu theo chương trình xây dựng pháp luật của Đảng đoàn Quốc hội thì hiện việc xây dựng một số luật chưa đúng theo lộ trình, do đó mong muốn Quốc hội xem xét để bổ sung. Đại biểu đề nghị Quốc hội cũng nên rà soát lại các nội dung về xây dựng pháp luật của cả nhiệm kỳ của Đảng đoàn Quốc hội để bổ sung, đưa vào hàng năm cho phù hợp.

Đại biểu Nguyễn Thị Yến – Đoàn ĐBQH tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Phân tích rõ lý do đề nghị phải sửa đổi bảo hiểm y tế, đại biểu cho biết, bảo hiểm y tế hiện nay là sự cấp thiết phải sửa đổi, vì trong thời gian vừa qua, việc chúng ta mở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm cũng chưa được thực hiện hiệu quả. Bên cạnh đó, vật tư y tế, thuốc để điều trị cho những người có bảo hiểm y tế thì cũng chưa có đảm bảo đạt được yêu cầu đề ra. Đặc biệt trong thời gian vừa qua trong công tác phòng, chống dịch rồi sau phòng, chống dịch thì thiếu thuốc, vật tư y tế, những người tham gia bảo hiểm y tế cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những người nghèo, người khó khăn. Do đó, đề nghị quan tâm và hơn nữa và đảm bảo theo đúng nghị quyết của Đảng là chúng ta phải thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, phải đạt được yêu cầu vào năm 2024.

Tại diễn đàn Quốc hội, nhiều đại biểu cũng đồng tình với quan điểm này. Đại biểu Trần Thị Thanh Lam – Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre nêu quan điểm: Hiện nay, Bộ Y tế đang hoàn thiện dự thảo Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) và dự kiến trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào tháng 10/2023 và thông qua vào tháng 5/2024. Tại thông báo kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về dự kiến Chương trình xây dựng luật và pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 cũng có đề cập Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) giao lại cho Chính phủ tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ để trình bổ sung vào chương trình. Trong khi đó, dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 được đại biểu Quốc hội thảo luận vào ngày 24/5 chưa thấy nội dung Luật Bảo hiểm y tế (sửa đổi) trong chương trình, với lý do là dự thảo luật chưa đảm bảo chất lượng.

Đại biểu Trần Thị Thanh Lam cho rằng, xét thấy đây là ý kiến của đông đảo cử tri ở nhiều địa phương, ít nhất là 36 địa phương trong cả nước và ý kiến kiến nghị này đã kéo dài nhiều năm, qua 2 nhiệm kỳ Quốc hội, Quốc hội khóa XIV, XV. Kiến nghị bất cập lĩnh vực này đã kéo dài nhiều năm, việc nghiên cứu dự án luật chưa đảm bảo chất lượng, chưa thật sự cầu thị, tiếp thu ý kiến của cử tri. Mặt khác, Luật Khám bệnh, chữa bệnh đã được thông qua và luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2004. Do đó, Luật Bảo hiểm y tế cần sửa đổi để thống nhất với các quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh là cần thiết, sớm khắc phục những bất cập đặt ra như phạm vi, quyền lợi, mức bảo hiểm y tế.

Đại biểu Trần Thị Thanh Lam – Đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre

Theo đại biểu Trần Thị Thanh Lam, nhiều nhiệm vụ cần được cụ thể hóa từ nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, các nghị quyết, kết luận của Trung ương để tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân. Giải quyết các vấn đề bất cập trong mối liên hệ giữa y tế cơ sở và cơ quan bảo hiểm xã hội cũng như nhiều hạn chế được nêu tại Báo cáo số 37 của Kiểm Toán nhà nước về chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế năm 2021; kiến nghị hoàn thiện các văn bản pháp luật để đảm bảo các quy định được xây dựng đầy đủ và phù hợp hơn. Do đó, đại biểu Trần Thị Thanh Lam kiến nghị Quốc hội xem xét, Chính phủ quan tâm tiếp thu ý kiến này của đông đảo cử tri, khẩn trương nghiên cứu hoàn thiện dự thảo luật và bổ sung vào Chương trình xây dựng luật năm 2024 để đáp ứng sự mong đợi của cử tri và Nhân dân.

Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi cần được tập trung vào một số nội dung, như: Việc hoàn thiện pháp luật quy định về giá dịch vụ cho khám bệnh, chữa bệnh; chất lượng khám, chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế; quy định bàn khám; chỉ tiêu và điều chỉnh biên chế trên giường bệnh cho phù hợp với thực tế nhu cầu khám bệnh và chữa bệnh của Nhân dân; cần có chính sách giảm lãi suất cho vay học tập đối với học sinh, sinh viên…

Đại biểu Mai Văn Hải – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá cho biết, nhiều cử tri kiến nghị xung quanh vấn đề thực hiện Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt các xã khu vực 3, khu vực 2, khu vực 1 thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Đặc biệt, sau khi thực hiện quyết định này thì các chế độ bảo hiểm y tế hay là chế độ hỗ trợ ăn trưa cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc học tập của học sinh.

Trước thực tế trên, đại biểu Mai Văn Hải đề nghị những kiến nghị của cử tri sau khi được xem xét, phân loại thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của các Bộ, ngành thì cần có sự thẩm tra, xem xét để có phương án cụ thể trong giải quyết các kiến nghị của cử tri; hạn chế việc chỉ giải thích và trả lời chung chung.

Đại biểu Mai Văn Hải – Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá.

Liên quan đến thực hiện Quyết định 861 của Thủ tướng Chính phủ tác động đến chế độ bảo hiểm y tế, đại biểu Đinh Ngọc Quý – Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai thấy rằng, việc giải quyết kiến nghị của cử tri không thuần túy chỉ đơn thuần là câu chuyện trách nhiệm của Quốc hội, Chính phủ, trách nhiệm về mặt quản lý Nhà nước hay câu chuyện lòng tin của người dân mà thực tế giải quyết tốt kiến nghị của cử tri còn trực tiếp ảnh hưởng đến câu chuyện phát triển kinh tế - xã hội ở từng địa phương, từng địa bàn, từng cụm dân cư và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống hàng ngày trực tiếp.

Đại biểu Đinh Ngọc Quý đưa ra ví dụ đơn cử Quyết định 861 ảnh hưởng không chỉ tới người dân mà Báo cáo của Chính phủ cho thấy, năm 2022, riêng thẻ bảo hiểm y tế phải qua các kênh vận động, các nhà tài trợ để giúp cho người dân vào khoảng 2,8 triệu thẻ. Việc này ảnh hưởng rất lớn đến chuyện hoàn thành không chỉ là chỉ tiêu tỷ lệ mà tính bền vững của bảo hiểm y tế.

Minh Hùng