Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 984966a1-b9b6-90f0-c4c5-013252246107.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: GIỮ GÌN VĂN HÓA, ĐẠO ĐỨC TRONG SÁNG CỦA NGƯỜI LÀM BÁO

15/06/2023

Cho rằng mỗi nghề nghiệp đều có những chuẩn mực đạo đức riêng, PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục nhấn mạnh, đối với nghề báo, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của các phương tiện truyền thông và vấn nạn thông tin xấu độc trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay... thì vấn đề giữ gìn văn hóa, đạo đức trong sáng của người làm báo càng cần phải được quan tâm và xem trọng hơn bao giờ hết.

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ CHO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - QUYẾT TÂM VÀ KỲ VỌNG!

PGS.TS BÙI HOÀI SƠN: KỲ VỌNG XUNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỪ ''HỘI THẢO VĂN HÓA 2022''

PGS.TS - ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: PHẬT GIÁO TÔ BỒI ĐẠO ĐỨC CHO GIỚI TRẺ

PGS.TS Bùi Hoài Sơn- Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội

Hướng đến Kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt nam (21/6/1925 - 21/6/2023). Cổng Thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, việc Quốc hội về vấn đề giữ gìn văn hóa, đạo đức trong sáng của người làm báo trong giai đoạn hiện nay.

Phóng viên: Ông có suy nghĩ như thế nào về đạo đức nghề nghiệp người làm báo trong giai đoạn hiện nay?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, việc Quốc hội: Là một Đại biểu Quốc hội, tôi cho rằng, bất cứ nghề nghiệp nào cũng cần phải có đạo đức. Mỗi nghề nghiệp sẽ cần có những chuẩn mực đạo đức riêng và đạo đức người làm báo đóng vai trò quan trọng và cần thiết trong xã hội ngày nay. Bởi báo chí giữ vị trí trung tâm trong việc cung cấp thông tin cho công chúng và giúp hình thành quan điểm và ý kiến của người dân, từ đó tạo dựng niềm tin vào Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng bền vững đất nước.

Đạo đức người làm báo nằm ở việc bảo đảm tính chính trực, trung thực và đáng tin cậy của thông tin được công bố. Đạo đức báo chí đòi hỏi các nhà báo tuân thủ các nguyên tắc và tiêu chuẩn nghề nghiệp, như độc lập, khách quan, bình đẳng và sự tôn trọng quyền riêng tư. Các nhà báo cần đảm bảo rằng thông tin mà họ cung cấp là chính xác, được kiểm chứng và không bị chi phối bởi lợi ích cá nhân hoặc nhóm lợi ích cụ thể.  Đạo đức người làm báo còn đòi hỏi sự trung thực và minh bạch trong việc xử lý thông tin. Các nhà báo cần công bố nguồn gốc thông tin, tránh việc lăng mạ hoặc xuyên tạc sự thật và tôn trọng quyền riêng tư của cá nhân…

PGS.TS Bùi Hoài Sơn- Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, cần ủng hộ và khuyến khích các nhà báo tuân thủ đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo sản phẩm báo chí chất lượng và có trách nhiệm

Trong giai đoạn hiện nay, do ảnh hưởng của cơ chế thị trường và sự cạnh tranh mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, đặc biệt là tình trạng lan truyền nhanh chóng của tin tức giả mạo và thông tin sai lệch thông qua mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến khác, thì vấn đề đạo đức nghề nghiệp của người làm báo càng cần được quan tâm và được xem trọng hơn. Tôi cho rằng, trong bối cảnh này, người làm báo có trách nhiệm đảm bảo rằng thông tin được cung cấp là đáng tin cậy và có giá trị, giúp người đọc phân biệt được sự thật và thông tin sai lệch.

Bởi đạo đức người làm báo không chỉ ảnh hưởng đến ngành báo chí mà còn ảnh hưởng đến xã hội nói chung. Một báo chí đạo đức có thể giúp thúc đẩy sự minh bạch, công bằng và phúc lợi chung, đồng thời kiểm soát quyền lực và ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực. Vì vậy, tầm quan trọng của đạo đức người làm báo  phải được tôn trọng và đề cao trong xã hội ngày nay. Chúng ta cần ủng hộ và khuyến khích các nhà báo tuân thủ đạo đức nghề nghiệp để đảm bảo sản phẩm báo chí chất lượng và có trách nhiệm.

Phóng viên: Từ những tác động từ mặt trái của cơ chế thị trường, báo chí nước ta đang đứng trước những thách thức như thế nào, thưa ông?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, việc Quốc hội: Trong cơ chế thị trường, báo chí nước ta đã và đang đối mặt với một số hạn chế và nhược điểm liên quan đến đạo đức nghề nghiệp của một số nhà báo. Một số nhà báo có thể bị ảnh hưởng bởi áp lực từ các lợi ích kinh tế. Họ có thể nhận lợi ích cá nhân hoặc nhóm lợi ích từ các tổ chức, cá nhân hoặc quảng cáo, và điều này có thể ảnh hưởng đến tính trung thực và khách quan của thông tin mà họ cung cấp. Chúng ta hiểu rằng, trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, sự cần thiết đưa tin nhanh có thể tạo áp lực lên nhà báo để công bố thông tin mà chưa được kiểm chứng hoặc xác thực một cách đầy đủ. Điều này có thể dẫn đến việc lan truyền thông tin sai lệch hoặc thiếu chính xác.

Bên cạnh đó, một số tờ báo hoặc trang thông tin trực tuyến có thể sử dụng các tiêu đề hấp dẫn và nội dung gây tranh cãi để thu hút sự chú ý và tăng lượng truy cập. Điều này có thể dẫn đến việc tái hiện thông tin một cách thiếu chính xác hoặc nhất quán, với mục đích chủ yếu là thu hút lượt xem hơn là cung cấp thông tin chất lượng. Cùng với đó, một số nhà báo có thể vi phạm quyền riêng tư và phẩm chất cá nhân khi đưa ra thông tin riêng tư, xuyên tạc hoặc lăng mạ người khác khiến gây hại cho các cá nhân và ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của ngành báo chí.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, nhà báo có thể không đảm bảo tính khách quan trong việc đại diện và phản ánh các quan điểm, lợi ích khác nhau, có thể dẫn đến phân biệt đối xử và thiếu công bằng trong việc thông tin và phân tích vấn đề mà báo chí đăng tải.

Theo tôi, đây mới chỉ là một số nhược điểm và hạn chế của đạo đức nghề nghiệp trong cơ chế thị trường. Để xây dựng một ngành báo chí đạo đức và lành mạnh, cần có sự quan tâm và thúc đẩy từ cả nhà báo và xã hội để đảm bảo  \tính khách quan, trung thực và trách nhiệm xã hội trong  hoạt động báo chí.

Phóng viên: Để xây dựng một nền báo chí đạo đức và lành mạnh, theo ông, người làm báo cần tuân thủ những yếu tố nào?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, việc Quốc hội: Để xây dựng một nền báo chí đạo đức và lành mạnh, việc nâng cao trách nhiệm xã hội của nhà báo là vô cùng quan trọng. Muốn đạt được điều đó, nhà báo cần tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, không được lệch lạc hoặc biến tình trạng thật thành giả, và không nên bị chi phối bởi áp lực hoặc ảnh hưởng từ các lợi ích cá nhân hoặc nhóm lợi ích cụ thể. Nhà báo nên cung cấp thông tin đa chiều, đảm bảo các quan điểm khác nhau được phản ánh một cách công bằng và không thiên vị. Đồng thời, họ cần đưa ra phân tích sâu sắc và đánh giá khách quan về các sự kiện và vấn đề.

Thời gian qua, báo chí cách mạng đã thông tin, tuyên truyền những tấm gương người tốt, việc tốt, những vấn đề liên quan đến bản sắc dân tộc, di sản văn hóa góp phâhình thành nên tự hào dân tộc và tự tin văn hóa cho đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế

Bên cạnh đó, nhà báo cần tôn trọng quyền riêng tư và không xâm phạm đời tư của cá nhân, trừ trường hợp có sự chấp thuận hoặc khi có lợi ích công cộng quan trọng. Họ nhất thiết phải kiểm chứng thông tin trước khi công bố, và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin mình đăng tải; nên sử dụng các nguồn thông tin đáng tin cậy và đưa ra tham khảo rõ ràng để người đọc có thể xác thực và kiểm tra thông tin; tránh phân biệt đối xử dựa trên giới tính, sắc tộc, tôn giáo, quốc tịch, giai cấp, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác để bảo đảm rằng các quan điểm và giọng điệu đa dạng được đại diện và phản ánh trong nội dung của mình.

Và đặc biệt, tôi cho rằng, các nhà báo cần xây dựng một quan hệ tín nhiệm và tương tác tích cực với công chúng. Họ nên lắng nghe ý kiến và phản hồi từ độc giả, đối tác và các bên liên quan khác, và xử lý một cách đúng đắn các ý kiến trái chiều.

Cuối cùng, họ cần liên tục nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình để có thể đáp ứng được yêu cầu của thời đại truyền thông kỹ thuật số, hiểu biết về công nghệ và phương pháp làm việc mới nhất. Những yếu tố đó sẽ giúp xây dựng một nền báo chí đạo đức và lành mạnh, góp phần quan trọng vào sự phát triển và tiến bộ của xã hội Việt Nam.

Phóng viên: Ông có kiến nghị giải pháp gì để giữ gìn đạo đức trong sáng và bản lĩnh người làm báo trong bối cảnh hiện nay?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, việc Quốc hội: Để giữ gìn đạo đức trong sáng và nâng cao bản lĩnh của người làm báo ngày nay, tôi nghĩ rằng chúng ta cần xây dựng và thực hiện các quy định, nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp cho báo chí. Theo đó, các tổ chức báo chí và các cơ quan quản lý cần thúc đẩy việc tuân thủ và thực thi đạo đức nghề nghiệp, xử lý nghiêm các vi phạm, cung cấp đào tạo và hỗ trợ cho người làm báo để nâng cao nhận thức và kiến thức về đạo đức trong công việc.

Trong đó, đặc biệt chú ý đến việc tăng cường sự giám sát và kiểm tra đối với hoạt động của các tờ báo và nhà báo, đồng thời đưa ra hình thức kỷ luật và hình phạt phù hợp đối với các vi phạm đạo đức. Cơ quan quản lý và tổ chức báo chí cần chịu trách nhiệm đảm bảo tuân thủ các quy định về đạo đức nghề nghiệp và xử lý nghiêm các vi phạm; tăng cường sự giám sát và kiểm tra đối với hoạt động của các tờ báo và nhà báo, đồng thời đưa ra hình thức kỷ luật và hình phạt phù hợp đối với các vi phạm đạo đức.

Theo PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt của các phương tiện truyền thông và vấn nạn thông tin xấu độc trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay, thì vấn đề giữ gìn văn hóa, đạo đức trong sáng của người làm báo càng cần phải được quan tâm và xem trọng hơn bao giờ hết

Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần chú ý đến vai trò của công chúng. Công chúng cần được tạo điều kiện và khuyến khích để tham gia vào quá trình truyền thông, thể hiện trách nhiệm xã hội của mình bằng yêu cầu thông tin chính xác, tin cậy và mang tính phân tích, đánh giá đồng thời tham gia vào các hoạt động đánh giá và phản hồi công khai về hoạt động của các tờ báo và nhà báo.

Một yếu tố quan trọng nữa, không thể thiếu, đó là cần phải chăm lo hơn nữa cho đời sống của nhà báo và các cơ quan báo chí để tạo điều kiện cho người làm báo hoạt động khách quan, không bị áp lực từ các lợi ích thương mại, giúp việc cung cấp thông tin chính xác, đáng tin cậy và  không vụ lợi.

Phóng viên: Ông có suy nghĩ gì về ý thức giữ gìn, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa của báo chí hiện nay?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, việc Quốc hội: Trong thời gian vừa qua, nhất là kể từ khi Hội nghị Văn hóa toàn quốc được tổ chức năm 2021, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều nỗ lực và thành công trong việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, trong đó, báo chí góp một phần quan trọng. Báo chí cách mạng đã thông tin, tuyên truyền những tấm gương người tốt, việc tốt, câu chuyện truyền cảm hứng cũng như phản ánh những vấn đề liên quan đến bản sắc dân tộc, di sản văn hóa, để từ đó nâng cao ý thức của toàn xã hội về lĩnh vực này, hình thành nên tự hào dân tộc và tự tin văn hóa cho đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế. Không chỉ có các báo của ngành văn hóa, những kênh thông tin lớn như VTV, VOV, Báo và truyền hình Nhân dân, ANTV, báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, và cả Cổng Thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam của chúng ta đã dành nhiều thời lượng, bài viết chuyên sâu, đa dạng để tuyên truyền cho các nội dung văn hóa...

Trong bối cảnh phát triển của truyền thông kỹ thuật số, báo chí cách mạng Việt Nam cũng đã nhận thức và thích ứng rất nhanh với truyền thông kỹ thuật số và công nghệ thông tin. Các phương tiện truyền thông như báo điện tử và các kênh truyền hình trực tuyến đã mở rộng khả năng tiếp cận thông tin và tương tác với công chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển tải thông điệp về giữ gìn, phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa. Những nỗ lực này thực sự đã giúp cho văn hóa dân tộc được nhận biết, yêu thích nhiều hơn, nhất là trong giới trẻ, để từ tình yêu đó, họ có thêm sự tự tin, tìm tòi, sáng tạo để tạo thêm sức sống mới cho truyền thống văn hóa dân tộc.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Phương