Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 021652a1-f9bb-90f0-c4c5-058a468f0c00.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC (SỬA ĐỔI) CẦN BỔ SUNG CÁC QUY ĐỊNH BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC MẶT

26/08/2023

Góp ý vào dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đề nghị, cần bổ sung một điều quy định riêng về bảo vệ nguồn nước mặt, mà cần bổ sung quy định về các biện pháp trữ nước Mặt, cũng như để bảo vệ và tăng nguồn sinh thủy giúp tăng khả năng giữ nước.

THẢO LUẬN TỔ 4 VỀ LUẬT TÀI NGUYÊN NƯỚC (SỬA ĐỔI): ĐẢM BẢO AN NINH, AN TOÀN NGUỒN NƯỚC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ NƯỚC XUYÊN BIÊN GIỚI

CHỦ TỊCH QUỐC HỘI VƯƠNG ĐÌNH HUỆ: CHÚ TRỌNG HẬU KIỂM TRONG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tại kỳ họp thứ 5, trong dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) đã bổ sung Điều 22 về bảo vệ nguồn nước Mặt. Đồng thời, tiếp thu, chỉnh lý theo hướng bổ sung nội dung quản lý theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật như quy định tại các điều liên quan, bởi Nước mặt vô cùng quan trọng, hầu hết lượng nước chúng ta đang sử dụng cơ bản là nước mặt, và có lẽ đây sẽ vẫn là nguồn nước chính trong tương lai.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ

Nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề quản lý “nước mặt”, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phân tích thêm vấn đề này hiện nay chưa được quan tâm đúng mức. Từ bài học của TP Hà Nội, sử dụng 100% nước sạch được sản xuất từ nước mặt, trong khi không có hệ thống quan trắc để giám sát an toàn nguồn nước, nên khi gặp sự cố ô nhiễm nguồn nước mặt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến an ninh, an toàn nguồn nước. Theo Chủ tịch Quốc hội, Nghị quyết Đại hội XII đã có chủ trương rất lớn là kinh tế hóa ngành tài nguyên môi trường, nhưng thực tế làm được rất ít. Nước là một loại tài nguyên nên phải bám sát cơ chế thị trường định hướng XHCN trong việc quản lý sử dụng tài nguyên này. Từ đó,  Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, việc nghiên cứu quy định về việc sử dụng nước tiết kiệm là rất quan trọng, nên cần coi nước ngầm, nước mặn, nước ngọt, nước lợ, thậm chí nước thải cũng được coi là tài nguyên, để giải quyết vấn đề đặt ra của kinh tế tuần hoàn.

Đại biểu Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội

Theo ĐBQH Nguyễn Anh Trí, Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, để đảm bảo chặt chẽ quy định quản lý nước mặt trong dự thảo Luật Tài nguyên nước cần tách khoản 1, Điều 22 thành 2 điều khoản riêng về bảo vệ nguồn nước, chống ô nhiễm nguồn nước; phòng, chống suy thoái, cạn kiệt chủ động, tích cực lưu giữ nguồn nước mặt. Qua đó, tiếp tục rà soát, nghiên cứu bổ sung quy định các biện pháp giữ nước, đặc biệt là giữ cho được nước mưa ở nước ta. Đất nước ta mưa nhiều thật, nhưng với địa hình nghiêng từ Tây sang Đông, dòng sông ngắn, nước mưa cũng sẽ thoát rất nhanh. Do đó, giữ lại nước mặt rất quan trọng và sẽ mang lại nhiều lợi ích cho chúng ta, đặc biệt các tỉnh ở miền Trung, nhất là ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Đây phải trở thành một chiến lược quốc gia, phải có chỉ tiêu để “treo nước lại”, “giữ nước lại, quan tâm tăng hệ số an toàn các hồ, đập để trữ nước

Cùng quan điểm, Đại biểu Trần Văn Lâm, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang, cho rằng, muốn tăng hệ số an toàn các hồ, đập để trữ nước chỉ là giải pháp đằng ngọn”, cần quan tâm đến những giải pháp mang tính gốc là tăng khả năng trữ nước của thảm thực vật trên các lưu vực sông. Bởi qua thực tế khảo sát nhiều công trình hồ, đập của Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang cho thấy thực tế “một loạt công trình hồ, đập đã xây dựng không phát huy đầy đủ công năng, không tích được đủ nước, vào mùa mưa phải xả tràn, đến mùa khô lại cạn kiệt, hiệu quả sử dụng rất thấp”.

Đại biểu Trần Văn Lâm, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang

Theo đại biểu Trần Văn Lâm, tình trạng này có nguyên nhân do khả năng trữ nước sinh thủy của thảm thực vật suy giảm một cách nghiêm trọng, nhất là khi nhiều diện tích phòng hộ, rừng đặc dụng trước đây được chuyển thành rừng sản xuất có khả năng trữ nước rất hạn chế. Do đó, vấn đề cần quan tâm hiện nay là tăng khả năng sinh thủy của các lưu vực sông, để cấp nước cho các hồ đập trong tự nhiên. Điều 30, dự thảo Luật đã quy định cụ thể nhiều biện pháp để bảo vệ và tăng nguồn sinh thủy, nhưng phải coi bảo vệ nguồn sinh thủy như một chính sách quốc gia. Tức là, quy định tại Điều 30 cần nghiên cứu để đưa vào quy định tại Điều 4 về chính sách của Nhà nước để bảo vệ và gia tăng khả năng trữ nước sinh thủy của các loại rừng. Ngoài ra, theo đại biểu Trần Văn Lâm, không chỉ dừng ở các chính sách hiện nay, tới đây sẽ phải mở rộng như mở rộng đối tượng thu của Quỹ dịch vụ môi trường rừng...

 

 

Hải Yến