Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 5a2a52a1-8989-90f0-c4c5-0638c417958a.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

PHÁT TRIỂN ĐIỆN MẶT TRỜI MÁI NHÀ CẦN ĐI KÈM VỚI VIỆC BAN HÀNH CƠ CHẾ MUA BÁN ĐIỆN TRỰC TIẾP VÀ THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH

06/11/2023

Cần tính toán tham mưu Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách để phát triển điện mặt trời mái nhà đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp tại Việt Nam là vấn đề đại biểu Quốc hội quan tâm chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương tại phiên chất vấn ngày 6/11. Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng muốn phát triển được điện mặt trời mái nhà, cần đi kèm với thúc đẩy vận hành cơ chế mua bán điện trực tiếp và nghiên cứu đầu tư lưới điện thông minh.

PHÓ CHỦ NHIỆM ỦY BAN TÀI CHÍNH, NGÂN SÁCH PHẠM THÚY CHINH – ĐOÀN ĐBQH TỈNH HÀ GIANG: CẦN CÓ KHUNG KHỔ PHÁP LUẬT ĐỂ TẠO MÔI TRƯỜNG THUẬN LỢI, AN TOÀN, BỀN VỮNG CHO CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG

ĐBQH HÀ SỸ ĐỒNG: CẦN TĂNG TỶ TRỌNG NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO VÀ TĂNG TRƯỞNG XANH TRONG PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ

Hiện mới chỉ dừng lại cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà

Ngày 26/7/2023, Bộ Công thương đã báo cáo Thủ tướng về dự thảo cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, quy định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp tại Việt Nam để tự sử dụng, không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác. 

Dự thảo Cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà của Bộ Công thương hiện mới dừng lại ở việc khuyến khích lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp để tự sử dụng và không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác. (Ảnh minh hoạ)

Tuy nhiên, dự thảo Cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà của Bộ Công thương hiện mới dừng lại ở việc khuyến khích lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp để tự sử dụng và không bán điện cho tổ chức, cá nhân khác.

Tại dự thảo Cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà, Bộ Công thương đưa ra giải pháp phân bổ phát triển điện mặt trời cho các địa phương trên cơ sở cường độ bức xạ, số giờ nắng trung bình trong năm và phụ tải hiện có. Đồng thời, hạn chế đối tượng áp dụng cơ chế, chỉ các đối tượng được cấp có thẩm quyền phê duyệt mới được triển khai phát triển. Việc kiểm soát phát triển điện mặt trời mái nhà sẽ được giao các địa phương quyết định và chịu trách nhiệm.

Đại biểu Lê Tất Hiếu, đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc

Theo Quy hoạch Điện VIII có nội dung ưu tiên và có chính sách đột phá để thúc đẩy phát triển điện mặt trời, mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu. Từ nay đến năm 2030, loại hình nguồn điện này được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất với điều kiện giá thành hợp lý và tận dụng đĩa đệm sẵn có, không phải nâng cấp. Theo các dự báo của Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, mùa hè năm 2024 tiếp tục xảy ra nắng nóng, khô hạn kéo dài, nguy cơ thiếu điện miền Bắc rất cao. Do đó, việc xây dựng, bổ sung nguồn điện mặt trời là một trong những giải pháp có thể thực hiện nhanh để cấp bổ sung nguồn điện cho miền Bắc.Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu trong khu công nghiệp nhưng thực hiện được do thiếu cơ chế chính sách, hành lang pháp lý. Trước thực tế này, đại biểu Lê Tất Hiếu, đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết kế hoạch ban hành các cơ chế, chính sách để có hành lang pháp lý phát triển điện mặt trời mái nhà?

Để phát triển điện mặt trời mái nhà cần nghiên cứu đầu tư lưới điện thông minh, thúc đẩy cơ chế phát điện cạnh tranh, bán buôn và bán lẻ điện cạnh tranh

Tham gia trả lời chất vấn về việc nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư điện mặt trời tự sản tự tiêu, như một giải pháp nhằm giảm áp lực cho hệ thống điện khi nguồn cung có những khó khăn,  nhưng chưa làm được vì thiếu hành lang pháp lý, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, trong Quy hoạch Điện VIII được Chính phủ phê duyệt với tổng công suất nguồn điện là 150.489 MW (không bao gồm xuất khẩu, điện mặt trời mái nhà hiện hữu, năng lượng tái tạo để sản xuất năng lượng mới), tăng 21.000 MW so với tổng công suất nguồn điện trong quy hoạch điện VII điều chỉnh (130.000 MW)

Tới năm 2030 điện mặt trời được quy hoạch công suất là 12.836 MW (8,5%, không bao gồm điện mặt trời mái nhà hiện hữu), gồm các nguồn điện mặt trời tập trung 10.236 MW, nguồn điện mặt trời áp mái tự sản, tự tiêu và cho nối lưới là khoảng 2.600 MW. Điện gió trên bờ và gần bờ là 21.880 MW (14,5% tổng nguồn), điện gió ngoài khơi là 6.000 MW (4% tổng nguồn) và điện sinh khối, điện rác là 2.270 MW (1,5% tổng nguồn).

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên 

Như vậy, tổng công suất lắp các nguồn điện từ năng lượng tái tạo không kể thủy điện đã chiếm tỷ trọng 28,5% tổng công suất nguồn điện. Đây là một tỷ trọng rất lớn kể cả so sánh với những nước phát triển có trình độ công nghệ cao, sở hữu hệ thống lưới điện thông minh và các thiết bị lưu trữ điện năng ở mức cao. Theo số liệu thống kê, những nước này nếu không liên kết lưới điện khu vực, tỷ lệ năng lượng tái tạo cũng chỉ dao động quanh mức 20%.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Công thương cho rằng, trong điều kiện công nghệ hạ tầng năng lượng của nước ta, để thực hiện các mục tiêu nguồn điện được nêu trong Quy hoạch điện VIII thì phải tập trung nghiên cứu đầu tư lưới điện thông minh, đầu tư phát triển hệ thống lưu trữ điện, đồng thời thúc đẩy thực hiện thị trường điện ở cả 3 cấp độ là phát điện cạnh tranh - bán buôn điện cạnh tranh và bán lẻ điện cạnh tranh.

Đồng thời, biểu giá bán lẻ điện phải nghiên cứu để có tính linh hoạt hơn, theo đó nguồn điện nền là thủy điện và các nguồn nhiệt điện phải có giá cao để bù đắp cho các loại năng lượng tái tạo khi thực hiện cơ chế tự sản tự tiêu, hoặc là để huy động được nguồn năng lượng tái tạo như cơ cấu đặt ra.

Như vậy, để khai thác được năng lượng tái tạo nhất là điện gió điện mặt trời, phải đẩy mạnh khuyến khích các hoạt động đầu tư điện mặt trời, tự sản tự tiêu không nối lưới, phải xây dựng, ban hành được cơ chế mua bán điện trực tiếp, đẩy mạnh phát triển các loại thiết bị lưu trữ điện và thị trường điện, kể cả thị trường phát điện cạnh tranh, bán buôn điện cạnh tranh và bán lẻ điện cạnh tranh. 

Hiện nay, Bộ Công thương đang trình Chính phủ ban hành Nghị định để phát triển điện mặt trời áp mái. Khi Chính phủ chính thức có chủ trương cho phép xây dựng Nghị định theo khuyến nghị của Bộ Tư pháp, Bộ Công thương sẽ xây dựng theo quy trình. Bộ đang trình Chính phủ cho ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) trên cơ sở nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

Nói thêm về điện mặt trời áp mái, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, việc phát triển điện mặt trời không giới hạn về công suất chỉ có thể thực hiện được trong bối cảnh công nghệ phát triển, các nhà đầu tư năng lượng áp mái không gây áp lực đến truyền tải. Vì nếu không có tỷ trọng điện nền ổn định, chiếm khoảng 80-85%, thì không một quốc gia nào có thể phát triển vô hạn định với điện mặt trời.

Để thực hiện được phát triển điện mặt trời áp mái, cần tập trung nghiên cứu để đầu tư phát triển hệ thống lưới điện thông minh (ảnh minh hoạ)

Theo người đứng đầu ngành Công Thương, để thực hiện được các phương án vừa nêu, cần tập trung nghiên cứu để đầu tư phát triển hệ thống lưới điện thông minh và các thiết bị lưu trữ điện năng. Đồng thời, thúc đẩy thị trường điện trên 3 cấp độ là phát điện cạnh tranh, bán buôn điện cạnh tranh và bán lẻ điện cạnh tranh. Bên cạnh đó, biểu giá bán lẻ điện cũng phải nghiên cứu để có tính linh hoạt hơn. Đối với giá điện, hiện nay, các nhà máy nhiệt điện, thủy điện được huy động, phát điện theo các quy định về vận hành hệ thống điện và thị trường điện bán buôn cạnh tranh.

Với tỷ trọng huy động năng lượng tái tạo cao trong hệ thống, để có thể bù đắp cho việc huy động điện năng lượng tái tạo, khi đây là nguồn điện phụ thuộc lớn vào điều kiện thời tiết, cần thiết phải nghiên cứu xây dựng cơ chế giá điện cho các nguồn điện mới như pin tích trữ năng lượng, phát triển thủy điện tích năng. Ngoài ra cũng cần phải khuyến khích phát triển hệ thống điện mặt trời tự sản tự tiêu tại các nơi có phụ tải tăng cao.  Như vậy, để khai thác tiềm năng lượng tái tạo, nhất là điện gió, điện mặt trời, theo bộ trưởng Bộ Công thương cần đẩy mạnh khuyến khích các hoạt động đầu tư điện mặt trời tự sản tự tiêu, không nối lưới. Phải đẩy mạnh phát triển các loại thiết bị lưu trữ điện, nghiên cứu phát triển lưới điện thông minh xây dựng cơ chế mua bán điện trực tiếp và thúc đẩy thị trường điện cạnh tranh.

Tổng tiềm năng thị trường cho cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) tại Việt Nam có thể lên tới 108.000 GWh, với hơn 1.000 doanh nghiệp công nghiệp là khách hàng sử dụng điện lớn (gồm 89 công ty có cổ đông quốc tế, 500 công ty có mục tiêu bền vững chính thức, 13 công ty cam kết mục tiêu RE100 - sử dụng 100% điện tái tạo trong các hoạt động của mình trên toàn cầu, 19 công ty thuộc Liên minh Người mua năng lượng tái tạo (REBA), 15 công ty đã ký tuyên bố chính thức hỗ trợ cho DPPA tại Việt Nam). Năng lượng tái tạo ở đây bao gồm các dạng điện gió, điện mặt trời, điện gió ngoài khơi, điện sinh khối…, trong đó có điện mặt trời mái nhà.

Hải Yến