Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 15b466a1-f96d-90f0-c4c5-01dda525b8d6.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN THỊ VIỆT NGA: NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC, PHỔ BIẾN PHÁP LUẬT ĐẾN NGƯỜI DÂN VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CÔNG TÁC TẠI CƠ SỞ

20/11/2023

Thảo luận tại hội trường về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp 5, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương đề nghị trong thời gian tới, Chính phủ cần rà soát, đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và có những giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhât là đối với các đối tượng cán bộ cấp xã, người làm việc không chuyên trách tại cơ sở.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP SÁNG 20/11: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ KẾT QUẢ GIÁM SÁT VIỆC GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ CỦA CỬ TRI GỬI ĐẾN KỲ HỌP THỨ 5, QUỐC HỘI KHOÁ XV

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương

Bày tỏ nhất trí cao với Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp 5, Quốc hội khóa XV, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương nêu rõ, trong thời gian qua, cử tri và nhân dân đánh giá rất cao công tác giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri, trong đó 99,5% các kiến nghị đã được giải quyết, trả lời. Riêng các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc UBTVQH đã trả lời 100% kiến nghị của cử tri.

Tuy nhiên, từ kết quả được nêu trong báo cáo và từ thực tiễn tiếp xúc cử tri, tiếp công dân, lắng nghe ý kiến, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga góp ý về một số vấn đề cử tri quan tâm và đề xuất sau đây.

Cần tăng cường hiệu quả hơn nữa trong việc giáo dục, phổ biến pháp luật đến người dân và đội ngũ cán bộ công tác tại cơ sở

Thứ nhất, về việc phổ biến pháp luật đến người dân và đội ngũ cán bộ công tác tại cơ sở, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho biết, trong Báo cáo số 658 của UBTVQH có nêu rõ: Chính phủ và các bộ ngành đã tiếp nhận và trả lời 2591/2606 kiến nghị, đạt 99,5%. Trong đó các Bộ, ngành đã giải trình và cung cấp thông tin về 2.144 kiến nghị cử tri, chiếm 82,8% tổng số kiến nghị cử tri được xem xét, giải quyết. Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhận thấy, điều này có nghĩa là phần lớn kiến nghị của cử tri liên quan đến việc cử tri chưa nắm rõ các quy định của luật pháp, các chế độ chính sách đã ban hành cho nên kiến nghị những vấn đề luật, nghị định và các văn bản QPPL khác đã có những quy định rất rõ ràng. Vì thế, phần trả lời của các Bộ, ngành cũng thiên về cung cấp thông tin, nhắc lại các quy định đã có, đang thực hiện cho cử tri nắm được.

Trong Luật Phổ biến giáo dục pháp luật 2012 quy định rõ nội dung và những hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho công dân và cho một số đối tượng đặc thù. Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được triển khai khá tốt và thu được nhiều kết quả. Tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, công tác phổ biến pháp luật hiện đang còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, điển hình là: kinh phí dành cho việc phổ biến pháp luật còn ít ỏi và đang rất dàn trải, khó có thể triển khai sâu rộng. Quan điểm, nhận thức của một số người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương còn chưa thực sự thấy được tầm quan trọng của việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cũng còn bị xem nhẹ. Nguồn nhân lực để làm công việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cũng đang thiếu và yếu.

Dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp 5, Quốc hội khóa XV

Vì vậy, nhiều khi người dân không nắm được những quy định của pháp luật, thậm chí gặp khó khăn trong tiếp cận pháp luật vì thiếu thông tin, thiếu kỹ năng, không biết phải tìm những quy định pháp luật mà mình cần ở những kênh nào. Trong khi hầu hết người dân đều đã sở hữu điện thoại thông minh, rất thành thạo các kỹ năng sử dụng các mạng xã hội, nhưng hầu như đều dùng với mục đích giải trí, khi có các vấn đề cần tìm hiểu thông tin thì lại lúng túng, bị động.

Qua công tác tiếp công dân và tiếp xúc cử tri, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga nhận thấy, có rất nhiều trường hợp người dân có ý kiến, kiến nghị, thậm chí khiếu kiện là do chưa biết, chưa hiểu hoặc hiểu không đúng các quy định của pháp luật. Có những trường hợp vi phạm pháp luật mà không biết. Ngay trong việc phân loại các ý kiến kiến nghị của cử tri cũng thể hiện rất rõ điều này, phần lớn các kiến nghị liên quan đến việc chưa rõ chế độ, chính sách, chưa rõ các quy định.

Từ thực tế vừa nêu, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị trong thời gian tới, Chính phủ tiếp tục rà soát, đánh giá công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và có những giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhât là đối với các đối tượng cán bộ cấp xã, người làm việc không chuyên trách tại cơ sở và đề nghị đặc biệt quan tâm tới nội dung tuyên tuyền, giáo dục về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật” được quy định tại khoản 3 Điều 10 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật.

Cần có nhiều biện pháp quyết liệt trong vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường không gian mạng

Thứ hai, về vấn đề bảo vệ trẻ em trên không gian mạng, đại biểu Việt Nga cho biết, nhiều cử tri bày tỏ sự lo lắng về việc trẻ em chưa thực sự được bảo vệ tốt trên môi trường không gian mạng. Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, việc trẻ em sở hữu các thiết bị di động thông minh mang lại nhiều lợi ích cho việc học tập, giao lưu, giải trí. Tuy nhiên, điều đó cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ khi trẻ em hoàn toàn tự do truy cập vào nhiều trang web có nội dung không lành mạnh. Có những mạng xã hội chứa nội dung không phù hợp với trẻ em nhưng có rất đông thành viên là trẻ em tham gia… Đại biểu nhận thấy, sự tác động tiêu cực của những thông tin không lành mạnh trên môi trường mạng đã, đang và sẽ tác động rất xấu đến sự hình thành tính cách, nhân cách trẻ em.

“Trong Báo cáo số 551 về kết quả công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2023 của Chính phủ có nêu con số rất đau lòng trong phần phụ lục 1: Số vụ tội phạm giao cấu với người từ 13 đến 16 tuổi tăng 33,61% so với năm 2022”, đại biểu nêu dẫn chứng.

Các đại biểu tại phiên họp

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga chỉ rõ, một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng loại tội phạm này bắt nguồn từ việc trẻ em chưa được bảo vệ tốt trên môi trường mạng, nhất là độ tuổi từ 13 đến 16 tuổi, khi sinh lý của các em đang có những thay đổi, lại bị tác động bởi nhiều thông tin độc hại xuất hiện rất nhiều trên mạng mà các em có thể dễ dàng tiếp cận. Hậu quả của việc này không chỉ nằm ở chỗ gia tăng tội phạm giao cấu với trẻ em mà hệ luỵ của nó còn tác động rất xấu đến nhiều mặt của đời sống xã hội.

Bên cạnh đó, vấn đề tội phạm ngày càng trẻ hoá, trong đó có cả tội giết người cũng có một phần không nhỏ là do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ các nội dung xấu trên mạng xã hội.

Vì vậy, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề nghị Chính phủ tiếp tục có những chỉ đạo  với các cơ quan chức năng có nhiều biện pháp quyết liệt, hiệu quả hơn nữa trong vấn đề bảo vệ trẻ em trên môi trường không gian mạng, trong đó cần đặc biệt coi trọng việc trang bị kiến thức, kỹ năng cho cả trẻ em và các bậc cha mẹ trong việc tự  bảo  vệ mình, bảo vệ con em mình trên môi trường mạng.

Cần có biện pháp quyết liệt để trấn áp tội phạm sử dụng công nghệ cao, tránh lộ lọt thông tin cá nhân

Thứ ba, về vấn đề tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo gia tăng nhiều, đại biểu chỉ rõ, cử tri phản ánh trong thời gian qua xuất hiện nhiều tội phạm sử dụng công nghệ cao để chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội của người dùng rồi nhắn tin, gọi điện lừa đảo với nội dung yêu cầu chuyển tiền bằng nhiều lý do rồi chiếm đoạt. Bên cạnh đó, những cuộc gọi mạo danh người thân quen, mạo danh các cơ quan chức năng để lừa đảo cũng diễn ra rất nhiều. Điều đáng nói là những thông tin cá nhân của người dân được những kẻ lừa đảo khai thác rất chi tiết. Cử tri lo ngại có sự lộ lọt thông tin cá nhân.

Đại biểu Việt Nga cho biết, Bộ Công an và Bộ Thông tin và Truyền thông đã rất tích cực trong việc tuyên truyền bằng nhiều hình thức để người dân nâng cao nhận thức, cảnh giác với loại tội phạm này. Tuy nhiên, loại tội phạm này vẫn có chiều hướng gia tăng và vẫn có nhiều người dân trở thành nạn nhân do phương thức thủ đoạn lừa đảo ngày càng tinh vi.

Do đó, cử tri mong muốn các cơ quan chức năng tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, nhất là với người dân ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa để người dân có thêm thông tin; cử tri kiến nghị các cơ quan chức năng có nhiều biện pháp quyết liệt để đấu tranh trấn áp loại tội phạm này; xem xét, điều tra việc có hay không có việc để lộ lọt thông tin cá nhân của người dân từ phía các cá nhân, tổ chức có nắm giữ thông tin cá nhân của người dân./.

Bích Ngọc

Các bài viết khác