Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 546e67a1-e93b-90f0-c4c5-04f1e8394ddb.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH TẠ THỊ YÊN: KẾT QUẢ TÍN NHIỆM TẠI KỲ HỌP THỨ 6 GÓP PHẦN THÚC ĐẨY CÁN BỘ TIẾP TỤC PHẤN ĐẤU, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC

11/12/2023

Đánh giá cao hoạt động lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, ĐBQH tỉnh Điện Biên Tạ Thị Yên cho rằng, qua lần lấy phiếu tín nhiệm này, những người được lấy phiếu tín nhiệm sẽ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ nhân dân và vì mục tiêu phát triển chung của đất nước.

 

ĐBQH TẠ THỊ YÊN: CẦN BỔ SUNG NỘI DUNG QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VEN SÔNG VÀ TĂNG TÍNH KHẢ THI QUY ĐỊNH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ, CHUYỂN ĐỔI SỐ

ĐBQH TẠ THỊ YÊN: CẦN CÓ GIẢI PHÁP, CHẾ TÀI NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÂY DỰNG PHÁP LUẬT

Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, ĐBQH tỉnh Điện Biên Tạ Thị Yên

Tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Quốc hội khoá XV đã hoàn thành một trong những công việc rất quan trọng là thực hiện quyền giám sát tối cao thông qua hoạt động lấy phiếu tín nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn. Kết quả tín nhiệm được công khai ngay trong ngày. Theo đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang là 2 người có số phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất.

Phóng viên: Nhiều ý kiến cho rằng, kết quả lấy phiếu tín nhiệm nhiệm với các chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua đã đảm bảo khách quan, công tâm. Đánh giá của bà như thế nào?

Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, ĐBQH tỉnh Điện Biên Tạ Thị Yên: Tôi đồng tình với nhận định này. Kết quả lấy phiếu đã thể hiện sự công tâm, khách quan và trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc ghi phiếu, đánh giá sát thực tế với từng nhân sự được lấy phiếu, phản ánh đúng thực trạng của đời sống kinh tế xã hội, giúp cho người được lấy phiếu thấy được kết quả để tiếp tục rèn luyện, phấn đấu tốt hơn nữa.

Điều đáng mừng là tất cả các nhân sự được lấy phiếu đều có kết quả phiếu ở mức an toàn, một số ngành như giáo dục, khoa học công nghệ, công thương, văn hoá, y tế, giao thông trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng để khắc phục những tồn tại hạn chế trước đây, hầu hết tư lệnh ngành đều mới và là lần đầu tiên nắm giữ các trọng trách nên cần có thêm thời gian để trải qua thử thách, kinh nghiệm để làm tốt hơn nữa các vị trí này.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ là căn cứ, là cơ sở để người được lấy phiếu nhận thấy được trách nhiệm của mình trước đồng bào, cử tri cả nước để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác; đồng thời là cơ sở, căn cứ quan trọng để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.

Phóng viênNhìn vào lịch sử Quốc hội, đến thời điểm này chúng ta có tất cả 4 lần Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. So với những lần trước, đâu là điểm mới đáng chú ý của lần lấy phiếu tín nhiệm này, thưa bà ?

Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, ĐBQH tỉnh Điện Biên Tạ Thị Yên: Đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm theo Nghị quyết 96/2023/QH15 với rất nhiều đổi mới quan trọng về đối tượng lấy phiếu tín nhiệm, căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm, hệ quả đối với người được lấy phiếu tín nhiệm và việc công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm.

Căn cứ đánh giá mức độ tín nhiệm đã quy định cụ thể theo từng nội dung về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, việc chấp hành Hiến pháp và pháp luật; về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với đối tượng được lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội. Hồ sơ, báo cáo của người được lấy phiếu tín nhiệm cũng đã được gửi đến ĐBQH từ rất sớm, đảm bảo thời gian theo yêu cầu tại Nghị quyết 96. Ban Công tác đại biểu đã tham mưu Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Kế hoạch tổ chức lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn và dự kiến danh sách những người được lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV từ tháng 8/2023.

Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, ĐBQH tỉnh Điện Biên Tạ Thị Yên cho rằng, qua lần lấy phiếu tín nhiệm này, những người được lấy phiếu tín nhiệm sẽ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ nhân dân và vì mục tiêu phát triển chung của đất nước

Đổi mới trong cách thức tính kết quả các mức tín nhiệm đó là các mức tín nhiệm được tính trên tỷ lệ phần trăm so với tổng số phiếu thu về khi đại biểu Quốc hội thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm. Kết quả lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm được công khai tại kỳ họp Quốc hội và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng (Đây không phải điểm mới, các nhiệm kỳ trước cũng đã công khai). Quy định này nhằm phát huy hiệu quả trong hoạt động lấy phiếu tín nhiệm và để cử tri, Nhân dân cùng tham gia giám sát hoạt động lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội.

Phóng viênTheo bà, mỗi đại biểu Quốc hội cần ý thức trách nhiệm của mình như thế để đánh giá công tâm, khách quan và chính xác với từng chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn?

Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, ĐBQH tỉnh Điện Biên Tạ Thị Yên: Với cương vị là đại biểu Quốc hội, để đánh giá công tâm, khách quan, chính xác và có lá phiếu chất lượng với từng chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn, trước hết tôi đã nghiên cứu dựa trên các báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật của người được lấy phiếu tín nhiệm. Ngoài ra, tôi còn căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao của ngành, lĩnh vực do người được lấy phiếu tín nhiệm phụ trách chỉ đạo, điều hành. Kết quả này được đánh giá qua báo cáo của ngành, qua công tác giám sát, khảo sát, hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn..

Thông tin từ dư luận xã hội phản ảnh qua các kênh thông tin truyền thông, báo chí cũng là một kênh để tôi cũng như nhiều đại biểu tham khảo trong quá trình nghiên cứu để lấy phiếu tín nhiệm. Tuy nhiên, theo tôi, quan trọng nhất, để đánh giá được một con người phải có quá trình nghiên cứu, theo dõi, xem xét một cách hết sức thận trọng và khách quan về những thông tin liên quan đến người được lấy phiếu cần được theo dõi ngay từ khi họ nhận nhiệm vụ.

Tôi cho rằng, các đại biểu Quốc hội đã rất ý thức, trách nhiệm và công tâm, khách quan khi đánh giá mức độ tín nhiệm của từng chức danh được lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp thứ 6 này.

Phóng viênTheo bà, các đại biểu quốc hội liệu có gặp khó trong việc đánh giá quá trình công tác của người được lấy phiếu không?

Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, ĐBQH tỉnh Điện Biên Tạ Thị Yên: Tôi cho rằng, đại biểu Quốc hội không gặp khó khăn trong việc đánh giá quá trình công tác của người được lấy phiếu. Bởi việc đánh giá đều phải căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao của họ và người được lấy phiếu tín nhiệm đã có báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức tổ chức kỷ luật gửi đại biểu Quốc hội.

Các đại biểu Quốc hội tham gia bỏ phiếu tại Kỳ họp thứ 6

Ngoài ra, tại các kỳ họp Quốc hội, đại biểu Quốc hội đã được báo cáo, thông tin đầy đủ về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thuộc trách nhiệm của từng cấp, từng ngành; thông tin về kết quả giám sát, khảo sát, kết quả thanh tra, kiểm toán liên quan đến lĩnh vực người được lấy phiếu được giao phụ trách... nên đại biểu Quốc hội không thấy gặp khó khăn gì trong việc đánh giá.

Phóng viênCó ý kiến cho rằng, với những cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám va chạm... có thể dễ bị "mất phiếu" khi lấy phiếu tín nhiệm, quan điểm của bà như thế nào?

Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, ĐBQH tỉnh Điện Biên Tạ Thị Yên: Tôi nghĩ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám va chạm mà vì lợi ích chung, vì nước, vì nhân dân và cử tri thì chắc hẳn sẽ được ủng hộ. Đó cũng là điều mà các đại biểu mong muốn và kỳ vọng ở các vị lãnh đạo do Quốc hội bầu và phê chuẩn.

Nghị quyết 96/2023/QH15 quy định nguyên tắc lấy phiếu tín nhiệm đó là: Bảo đảm quyền và đề cao trách nhiệm của đại biểu Quốc hội trong việc lấy phiếu tín nhiệm; Dân chủ, khách quan, công tâm, công khai, minh bạch; bảo đảm đánh giá đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm. Như vậy, việc đánh giá mức độ tín nhiệm là quyền và cũng là trách nhiệm của đại biểu Quốc hội.

Các đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

Hơn nữa, đây là một trong những hoạt động giám sát quan trọng của Quốc hội nên các đại biểu cũng như người được lấy phiếu tín nhiệm cần thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 96/2023/QH15 và các quy định khác của pháp luật có liên quan, bảo đảm thực chất, góp phần tăng cường niềm tin của cử tri và Nhân dân. Kết quả lấy phiếu qua 4 lần vừa qua đều phản ánh đúng thực chất kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của người được lấy phiếu tín nhiệm.

Mục tiêu của việc lấy phiếu tín nhiệm nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước; góp phần đánh giá uy tín và kết quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao của người được lấy phiếu tín nhiệm, giúp họ thấy được mức độ tín nhiệm của mình để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác; làm cơ sở để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.  Do đó, căn cứ vào mức độ tín nhiệm, người được lấy phiếu sẽ "tự soi", "tự sửa" và tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, khắc phục những hạn chế, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.

Phóng viênCác nhân sự được lấy phiếu tín nhiệm đều là những vị trí lãnh đạo rất quan trọng. Bà có kỳ vọng gì đối với các vị trí được lấy phiếu tín nhiệm tại Kỳ họp Quốc hội vừa qua?

Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu, ĐBQH tỉnh Điện Biên Tạ Thị Yên: Tôi cho rằng, kết quả lấy phiếu tín nhiệm vừa rồi sẽ là căn cứ, là cơ sở để người được lấy phiếu nhận thấy được trách nhiệm của mình trước đồng bào, cử tri cả nước để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện, nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác.

Cá nhân tôi tin tưởng rằng, qua lần lấy phiếu tín nhiệm này, những người được lấy phiếu tín nhiệm sẽ có những giải pháp mới trong việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước, nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ nhân dân và vì mục tiêu phát triển chung của đất nước.

Phóng viênTrân trọng cảm ơn bà!

Thu Phương - Phạm Thắng

Các bài viết khác