Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 5d3a66a1-3971-90f0-c4c5-00aeff707081.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH DƯƠNG NGỌC HẢI: 7 VẤN ĐỀ TRỌNG TÂM CẦN LƯU Ý TRONG DỰ ÁN LUẬT TỔ CHỨC TOÀ ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

15/12/2023

Nhấn mạnh sự cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, đại biểu Dương Ngọc Hải - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh cho rằng, việc sửa đổi Luật lần này nhằm thể chế hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và đẩy mạnh cải cách tư pháp trong giai đoạn mới. Đồng thời đề nghị Ban soạn thảo cần lưu ý 7 vấn đề trọng tâm trong dự án Luật này.

TỔNG THUẬT TRỰC TIẾP CHIỀU 22/11: QUỐC HỘI THẢO LUẬN VỀ DỰ ÁN LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

GÓC NHÌN CHUYÊN GIA: MỘT SỐ GÓP Ý VÀO DỰ THẢO LUẬT TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN (SỬA ĐỔI)

 

Đại biểu Dương Ngọc Hải - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh

Góp ý vào dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), đại biểu Dương Ngọc Hải - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh thống nhất về sự cần thiết sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 nhằm thể chế hóa Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII, Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và cải cách tư pháp trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, cho rằng khi sửa đổi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sẽ liên quan đến rất nhiều luật khác, đại biểu Dương Ngọc Hải đề nghị Ban soạn thảo ở Tòa án tối cao tiếp tục rà soát để sửa đổi, bổ sung các luật khác cho thống nhất trong hệ thống pháp luật, ví dụ như Luật Tố tụng hình sự, Luật Tố tụng hành chính, Luật Tố tụng dân sự, Luật Tổ chức Viện kiểm sát, Luật Tổ chức các cơ quan điều tra hình sự...

Liên quan đến một số nội dung cụ thể của dự thảo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi), đại biểu Dương Ngọc Hải tham gia đóng góp ý vào 7 nội dung trọng tâm sau đây:

(1) Về quyền tư pháp, đại biểu Dương Ngọc Hải cho rằng, đây là một vấn đề lớn, phức tạp, trước giờ Luật chưa đề cập, mặc dù Hiến pháp đã nêu nhưng trong thực tiễn, do đây là vấn đề khó nên chưa có sự thống nhất để sử dụng khái niệm này. Lần sửa đổi này Tòa án đề nghị luật hóa khái niệm quyền tư pháp. Đại biểu nhận thấy, đây là sự đổi mới mạnh dạn của Tòa án.

“Hiến pháp có quy định “Tòa án là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp”, tuy nhiên trước giờ thì chúng ta chưa có luật hóa. Tôi ủng hộ lần này chúng ta nên luật hóa quyền tư pháp để từng bước làm sao đổi mới hoạt động của Tòa án theo hướng độc lập xét xử và rạch ròi giữa quyền tư pháp với các quyền khác”, đại biểu phân tích.

(2) Về nhiệm vụ của Tòa án trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ, đại biểu Dương Ngọc Hải cho rằng, hiện nay đặc điểm về kinh tế, văn hóa trình độ dân trí của nước ta và người dân đã quá quen với mô hình của Tòa án, Viện kiểm sát. Trước đây tòa án thu thập chứng cứ trong các vụ án dân sự, hành chính. Phân tích thêm việc thu thập tài liệu, chứng cứ ở các vụ án hình sự, đại biểu Dương Ngọc Hải nhận thấy, trên thực tế, mặc dù thẩm quyền của Tòa án là thẩm quyền xét xử, còn thẩm quyền của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát là điều tra, truy tố. Tuy nhiên, Tòa án đánh giá tài liệu, chứng cứ trên cơ sở hồ sơ, kiểm tra và xét xử công khai tại phiên tòa, kết hợp thẩm vấn, tranh tụng để Tòa án ra quyết định phán quyết cho phù hợp. Còn nếu tài liệu, chứng cứ không đầy đủ thì Tòa án sử dụng quyền trả điều tra bổ sung, trong dự thảo Luật cũng quy định như vậy. Khi có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm thì Tòa án sẽ trả điều tra bổ sung để cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát làm rõ.

Tuy nhiên, theo đại biểu Dương Ngọc Hải, không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng quyền trả điều tra bổ sung là tối ưu, hiệu quả. Có những trường hợp chúng ta không sử dụng quyền trả điều tra bổ sung mà Tòa án làm thì sẽ thuận lợi hơn và đảm bảo nguyên tắc nhanh chóng giải quyết vụ án. Còn nếu trả hồ sơ điều tra bổ sung thì mất rất nhiều thời gian, quy trình lại trở từ ban đầu.

Đại biểu nêu dẫn chứng, trong quá trình xét xử mà bị cáo đương sự hoặc nhân chứng nói rằng tài liệu, chứng cứ này nằm ở Ủy ban nhân dân của quận nào đó hay ở ngân hàng nào đó hay ở văn phòng đăng ký đất đai nào đó... thì Tòa án sử dụng quyền trả điều tra bổ sung để công an làm rõ, do đó kéo dài thời gian rất lâu. Đối với những trường hợp này, Tòa án có thể tiếp tục xét xử nhưng Tòa án phát văn bản cho Ủy ban nhân dân quận, cho ngân hàng để yêu cầu làm rõ tài khoản đó, trong khoảng 3-5 ngày ngân hàng sẽ trả lời ngay và vụ án vẫn tiếp tục xét xử bình thường. Tuy nhiên, có những vụ án xét xử bình thường trong 1-2 tháng, không cần phải trả điều tra bổ sung, đó là việc Tòa án xác minh và thu thập chứng cứ. Do đó, nếu dự thảo Luật sửa đổi này bỏ quyền xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ trong những trường hợp đó, đại biểu cho rằng, quy định như vậy không hợp lý, sử dụng quyền trả cơ quan điều tra để điều tra bổ sung thì hợp pháp lý.

Tương tự như vậy, có nhiều trường hợp Tòa án trưng cầu giám định, định giá tài sản hoặc giám định bổ sung mà có thể vừa xét xử vừa trưng cầu hoặc Tòa án chỉ cần tạm dừng phiên tòa một thời gian ngắn chứ không cần phải trả điều tra bổ sung. Đại biểu Dương Ngọc Hải cho rằng, quy định này không ảnh hưởng đến chức năng, nhiệm vụ của cơ quan điều tra cũng như Viện kiểm sát, không can thiệp và không chồng lấn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan điều tra và Viện kiểm sát mà Tòa án hoàn toàn có thẩm quyền này và thực hiện cũng rất thuận lợi. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo rà soát kỹ, tính toán kỹ quy định này xem có nên bỏ hay không, hoặc bỏ trong trường hợp nào và giữ lại trong trường hợp nào.

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 được Quốc hội khóa XIII, Kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 24/11/2014, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/6/2015. Qua hơn 08 năm thi hành, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014 đã có nhiều đóng góp quan trọng trong tiến trình cải cách tư pháp

(3) Về quy định Tòa án không khởi tố vụ án tại Tòa, đại biểu nhận thấy, lập luận ở đây là thẩm quyền khởi tố vụ án là của cơ quan điều tra, của Viện kiểm sát, còn Tòa án là thẩm quyền xét xử. Tuy nhiên, Luật hiện hành vẫn có quy định Tòa án khởi tố vụ án và Luật Tố tụng hình sự vẫn quy định là Hội đồng xét xử khởi tố vụ án tại Tòa. Theo đại biểu, quy định này nhằm phát huy vai trò, quyền năng của Tòa án và hỗ trợ rất lớn cho hoạt động xét xử của Tòa án, đặc biệt trong những trường hợp chống bỏ lọt tội phạm, thậm chí chống oan sai, Tòa án hoàn toàn có thể thực hiện quyền này. Trong thực tế có nhiều trường hợp Tòa án trả điều tra bổ sung cho cơ quan điều tra và Viện kiểm sát nhưng cơ quan điều tra không làm, thực tế trường hợp này có xảy ra, không làm hoặc cơ quan điều tra làm một thời gian rồi lại ra quyết định không khởi tố vì cho rằng không có đủ yếu tố cấu thành tội phạm, không khởi tố vụ án.

Đối với những trường hợp này, Tòa án giải quyết như thế nào? Đại biểu Dương Ngọc Hải cho rằng, Tòa án phải sử dụng quyền của mình đó là quyền khởi tố vụ án. Ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng có những vụ tương tự như vậy. Khi điều tra một thời gian, cơ quan điều tra ra quyết định không khởi tố vụ án. Nhưng sau khi chuyển một bản án có liên quan qua Tòa án, hồ sơ, tài liệu và chứng cứ đó kết hợp với Tòa án thẩm tra, xác minh tại phiên tòa thì Tòa án khởi tố vụ án ngay tại phiên tòa và yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ, sau đó cơ quan điều tra đã khởi tố hàng loạt bi can. Qua ví dụ này cho thấy, Tòa án đã thể hiện vai trò của mình trong việc khởi tố vụ án, Hội đồng xét xử khởi tố vụ án.

Đại biểu Dương Ngọc Hải thấy rằng, việc Tòa án khởi tố vụ án không can thiệp vào thẩm quyền của cơ quan điều tra, vì việc của cơ quan điều tra là xem xét quyết định khởi tố vụ án của Tòa án và xem xét quyết định có khởi tố bị can hay không. Tòa án chỉ khởi tố vụ án để mở ra một hoạt động tố tụng, còn cơ quan điều tra hoàn toàn có quyền khởi tố bị can hoặc không. Nếu không đủ cơ sở khởi tố bị can thì cơ quan điều tra không khởi tố.

Đại biểu Dương Ngọc Hải thống nhất Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII chỉ yêu cầu nghiên cứu để làm rõ thẩm quyền của Hội đồng xét xử khởi tố vụ án tại Tòa chứ không bỏ thẩm quyền khởi tố vụ án tại Tòa. Đại biểu cho rằng, nếu dự thảo Luật sửa đổi lần này đề nghị bỏ thẩm quyền khởi tố vụ án tại Tòa thì không hợp lý. Trên thực tế, Tòa án ít sử dụng quyền này, có nhưng ít. Do đó, đề nghị cần đánh giá lại vì sao Tòa án không sử dụng quyền này để rút kinh nghiệm, phát huy vai trò của Tòa án và cần sử dụng nhiều hơn quyền năng này.

“Bởi đây cũng là một cơ sở, cơ chế kiểm soát quyền lực chứ không thể bó tay được. Cơ quan điều tra không làm, Viện kiểm sát không làm mà Tòa án thấy chắc chắn là có tội phạm, nếu không khởi tố thì bỏ lọt tội phạm. Cho nên tôi thấy Ban soạn thảo cần nghiên cứu kỹ lại và nên giữ quyền này”, đại biểu nêu rõ.

(4) Về đổi mới Tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện theo thẩm quyền xét xử, qua nghiên cứu nội dung này, đại biểu nhận thấy, dự thảo Luật chỉ sửa đổi tên gọi, còn chức năng, nhiệm vụ không thay đổi, thẩm quyền không thay đổi và vẫn theo đơn vị hành chính, có nghĩa là Tòa án sơ thẩm vẫn nằm ở các quận, huyện, Tòa án phúc thẩm vẫn nằm ở các tỉnh thành, không thay đổi, do đó không có liên quan, không ảnh hưởng, không tăng tính độc lập xét xử trong việc đổi mới Tòa án cấp tỉnh và cấp huyện theo như Ban soạn thảo tính toán.

Ngoài ra, đại biểu Dương Ngọc Hải cho rằng, hiện nay việc thay đổi này không tương thích với hoạt động của các cơ quan khác. Ví dụ như Viện kiểm sát vẫn là Viện kiểm sát quận, huyện, Viện kiểm sát tỉnh, thành và cơ quan điều tra vẫn là cơ quan điều tra cấp tỉnh, công an cấp tỉnh và cơ quan điều tra công an cấp huyện, không thay đổi.

"Thực ra hiện Tòa án phúc thẩm lại xử án sơ thẩm, vì theo thẩm quyền xét xử hiện nay là Tòa án cấp quận, huyện xử các vụ án nghiêm trọng là 7 năm, còn án rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng là Tòa án cấp tỉnh. Bây giờ Tòa án cấp tỉnh là Tòa án phúc thẩm lại xét xử án sơ thẩm, án 15 năm trở xuống và các án có yếu tố nước ngoài và các loại án do cơ quan điều tra công an cấp tỉnh điều tra thì Tòa án cấp tỉnh vẫn xử, cho nên sẽ gây ngộ nhận, người dân không hiểu được, Tòa án phúc thẩm lại xử án sơ thẩm”, đại biểu phân tích. Do đó, đề nghị Ban soạn thảo cần rà soát lại, nghiên cứu kỹ quy định này.

Đại biểu Dương Ngọc Hải - Đoàn ĐBQH Tp.Hồ Chí Minh

(5) Liên quan đến Tòa án sơ thẩm chuyên biệt, đại biểu Dương Ngọc Hải bày tỏ thống nhất quan điểm của Ban soạn thảo về thành lập Tòa án sơ thẩm chuyên biệt để giải quyết các vụ án mang tính đặc thù và đòi hỏi tính chuyên môn, chuyên nghiệp rất cao.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng, ở đây cần lưu ý hai vấn đề trong dự thảo Luật:

Thứ nhất, Tòa án sơ thẩm chuyên biệt trong lĩnh vực nào thì cần phải nêu rõ trong dự thảo Luật, về sở hữu trí tuệ, phá sản doanh nghiệp hay hành chính...

Thứ hai, nếu coi Tòa án sơ thẩm chuyên biệt biệt này ngang với Tòa án sơ thẩm, theo dự thảo Luật sửa đổi này, như vậy có 2 Tòa án sơ thẩm. Đại biểu Dương Ngọc Hải bày tỏ băn khoăn, địa giới hành chính như thế nào nếu thành lập ở địa giới hành chính cấp quận, huyện, phải xem xét mối quan hệ giữa Tòa án sơ thẩm chuyên biệt với Tòa án sơ thẩm kia như thế nào, đồng thời xem xét quan hệ với các cơ quan Đảng, các cơ quan giám sát, Hội đồng nhân dân. Đồng thời trong một quận, huyện lại có 2 Tòa án sơ thẩm thì ai báo cáo Hội đồng nhân dân? Ví dụ như tại Tòa án thành phố Thủ Đức vừa qua có Tòa án sơ thẩm và cả Tòa án sơ thẩm chuyên biệt, vậy Tòa án nào báo cáo Hội đồng nhân dân, do đó đại biểu đề nghị vấn đề này phải tính toán kỹ.

(6) Về giải quyết xét xử vi phạm hành chính theo quy định của luật, đại biểu Dương Ngọc Hải thống nhất cao cần bổ sung vào quy định pháp luật theo đúng tinh thần Nghị quyết 27-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII là mở rộng thẩm quyền của Tòa án trong xét xử các vi phạm hành chính, quyết định một số vấn đề liên quan đến quyền con người, quyền công dân. Tuy nhiên đề nghị Luật cần quy định rõ và cụ thể về các vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xét xử như thế nào.

“Vì hiện nay các cơ quan hành chính khác vẫn xem xét để xử lý các vi phạm hành chính, nếu không khéo thì sẽ dẫn đến chồng lấn giữa thẩm quyền của Tòa án và thẩm quyền của các cơ quan hành chính khác, loại nào Tòa án xét xử, loại nào các cơ quan hành chính khác có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính thì cần phải rõ ràng”, đại biểu kiến nghị.

(7) Về quy định Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc giải thích áp dụng pháp luật trong xét xử, đại biểu bày tỏ thống nhất cần luật hóa quy định này vì trong thực tế hiện nay Tòa án đã làm việc này. Tức là khi xét xử, Tòa án chứng minh vì sao Hội đồng xét xử lại áp dụng quy định này, điều này, khoản này trong hoàn cảnh này, điều kiện này, ví dụ như trong điều kiện hoàn cảnh khách quan, phạm tội nhiều lần… thì trong bản án phải giải thích rõ. Đây là giải thích pháp luật, giải thích việc Tòa án áp dụng.

Tuy nhiên, nhiều bản án mà Hội đồng xét xử không làm tốt việc giải thích pháp luật vì sao áp dụng và ra phán quyết như vậy, dẫn đến tình trạng có nhiều bản án đưa sang cơ quan thi hành án. Cơ quan thi hành án thi hành không được và phải hỏi lại Tòa án lý do vì sao áp dụng quy định này và xét xử như vậy.

Vì vậy, đại biểu Dương Ngọc Hải đồng ý luật hóa để ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của Hội đồng xét xử của Tòa án, cần làm tốt việc giải thích pháp luật. Còn việc phân định rạch ròi giữa thẩm quyền giải thích áp dụng pháp luật của Tòa án với thẩm quyền chuyên biệt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu đề nghị cân nhắc biên soạn làm sao cho phù hợp, hợp lý để tránh sự hiểu lầm, tránh sự chồng chéo, trùng lặp giữa chức năng, nhiệm vụ./.

Bích Ngọc - Nghĩa Đức

Các bài viết khác