Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: bb4566a1-b954-90f0-c4c5-00d46465d6c2.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

PGS.TS- ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG BẰNG “VĂN HÓA LIÊM CHÍNH”

20/12/2023

Để có thể xóa bỏ triệt để, tận gốc hành vi tham nhũng, tiêu cực, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, việc xây dựng văn hóa liêm chính là giải pháp căn cơ và lâu dài nhằm tạo dựng nền tảng vững chắc về phẩm chất cho cán bộ, đảng viên, từ đó góp phần tăng cường bản lĩnh chính trị, làm cho quyền lực chính trị thấm đẫm tính nhân văn, không bị suy thoái, chệch hướng.

PGS.TS- ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: QUY ĐỊNH 114 VÀ SỰ QUYẾT TÂM XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CÔNG BẰNG, TRUNG THỰC CỦA ĐẢNG TA

PGS.TS- ĐBQH BÙI HOÀI SƠN: KẾT QUẢ TÍN NHIỆM LÀ “HÀN THỬ BIỂU” ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ

GÓC NHÌN: “VĂN HOÁ TỪ CHỨC” - GỢI Ý CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội

Tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong đã báo cáo trước Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023. Theo đó, trong năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng đã nỗ lực lớn, quyết tâm cao, thực hiện nghiêm túc kết luận của đồng chí Tổng Bí thư, Trưởng Ban Chỉ đạo. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn, để lại dấu ấn tốt, củng cố thêm niềm tin của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2023.

Tuy nhiên, tham nhũng ngày càng tinh vi, diễn biến phức tạp; phát sinh nhiều vụ việc có tổ chức, mang tính lợi ích nhóm; tài sản tham nhũng có giá trị lớn, có yếu tố nước ngoài; tham nhũng không chỉ xảy ra trong khu vực nhà nước mà xảy ra ở cả khu vực ngoài nhà nước. Trong năm 2023, các bộ, ngành, địa phương kiểm tra tại 12.029 cơ quan, tổ chức, đơn vị về công khai, minh bạch, từ đó phát hiện 185 cơ quan, tổ chức, đơn vị vi phạm. Tiến hành 7.072 cuộc kiểm tra việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ, phát hiện 331 vụ việc và 624 người vi phạm (tăng 16% số vụ vi phạm so với năm 2022)

Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, để lại dấu ấn tốt

Phóng viên: Ông có đánh giá như thế nào về công tác phòng, chống tham nhũng của nước ta trong năm 2023?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Trong thời gian qua, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu, chung sức, chung lòng của toàn Đảng, toàn dân, đất nước ta tiếp tục phát triển và đạt được những kết quả khá toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực. Trong đó, công tác phòng, chống tham nhũng được chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đạt nhiều kết quả tích cực và những thành tựu nhất định.

Gần đây, trong Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội, Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 đã cho thấy những nỗ lực của các cơ quan Nhà nước trong xây dựng hành lang pháp lý, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng và phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng và hợp tác quốc tế trong phòng, chống tham nhũng, cũng như thực hiện các biện pháp cụ thể để phòng ngừa tham nhũng.

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV 

Nổi bật là, nhiều chủ trương, giải pháp, quy định mới về xây dựng Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được ban hành và quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, phát huy hiệu quả ngay sau khi vừa ban hành, tạo cơ sở chính trị, pháp lý quan trọng để ngăn chặn, phòng ngừa và xử lý tham nhũng, tiêu cực. Các giải pháp phòng ngừa tham nhũng được đẩy mạnh, thường xuyên được rà soát, điều chỉnh phù hợp với thực tế; nhiều biện pháp phòng ngừa đã phát huy hiệu quả trong thời gian qua.

Đặc biệt, việc thành lập, triển khai hoạt động có hiệu quả Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh, tạo sự đồng bộ, thống nhất từ Trung ương đến địa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, bước đầu khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Công tác phát hiện và xử lý tham nhũng đã được chỉ đạo và thực hiện một cách bài bản, đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả, tạo bước đột phá trong công tác phòng, chống tham nhũng, khẳng định quyết tâm rất cao của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng với tinh thần “không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai và không chịu sức ép của bất kỳ cá nhân nào”.

Nhờ vậy, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn, để lại dấu ấn tốt. Nhiều vụ đại án lớn đã được đưa ra xét xử. Tất cả đã củng cố thêm niềm tin của Nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọngtạo động lực mới, khí thế mới để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2023.

Còn một số hạn chế cần tiếp tục khắc phục

Phóng viên: Công tác cán bộ được coi là then chốt của then chốt. Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng  đã liên tục nhấn mạnh vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, không có vùng cấm. Hàng năm cán bộ đảng viên đều có cam kết tu dưỡng rèn luyện nhưng thực tế tội phạm tham nhũng ngày càng tăng. Ông có suy nghĩ thế nào về thực tế này?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được nhiều kết quả to lớn, góp phần làm trong sạch nội bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng được phát hiện, xử lý nghiêm minh, bảo đảm không có vùng cấm, qua đó đã tạo sức răn đe, cảnh tỉnh, được cán bộ, đảng viên và nhân dân đánh giá cao, đồng tình ủng hộ. Tình trạng tham nhũng, tiêu cực, suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Đảng và hệ thống chính trị từng bước được kiềm chế, ngăn chặn.

Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khởi xướng và lãnh đạo đã đạt được nhiều kết quả to lớn, góp phần làm trong sạch nội bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước

Trong năm 2023, những kết quả đạt được trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là rất quan trọng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, góp phần quan trọng nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Tuy nhiên, đúng là so với kỳ vọng, tội phạm tham nhũng vẫn đang rất nhức nhối, nổi lên là các sai phạm lớn trong lĩnh vực đất đai, đấu thầu, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động ngân hàng, đăng kiểm, y tế... gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; và một trong những nguyên nhân là do công tác cán bộ.

Dù chúng ta đã có nhiều khâu, nhiều bước, nhiều quy trình đánh giá, kiểm tra cán bộ, nhưng chúng ta cũng nhận thấy có tình trạng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý có biểu hiện làm việc cầm chừng, né tránh, sợ sai không dám làm, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp; vẫn còn một số nơi, người đứng đầu chưa thực sự gương mẫu, quyết liệt, nói chưa đi đôi với làm và làm chưa đi đôi với nói trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức, trong đó có cán bộ lãnh đạo, quản lý thiếu tu dưỡng, rèn luyện hoặc suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.

Không những thế, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức trong các cơ quan, đơn vị làm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nói riêng còn có mặt bất cập. Tôi cho rằng, đó là những vấn đề cần phải giải quyết sớm để công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng có thêm hiệu quả trong thời gian tới.

Phải cởi bỏ tâm lý “sợ sai” cho cán bộ

Phóng viên: Thời gian qua, có nhiều cán bộ từ trung ương đến địa phương bị xử lý, dẫn đến có tình trạng không ít cán bộ sợ trách nhiệm, sợ sai nên không quyết liệt trong xử lý công việc. Ông nghĩ sao về vấn đề này?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Thực tế cho thấy, ngay từ Đại hội XII của Đảng đến nay, với quan điểm “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được Đảng, Nhà nước ta tiến hành công khai, minh bạch, quyết liệt từ Trung ương đến cơ sở. Thành công của công cuộc đấu tranh này đã khiến hành vi tham nhũng, tiêu cực giảm, tác động đến tâm lý, thái độ và hành vi của nhiều cán bộ. Chúng ta cũng không phủ nhận mối liên hệ của việc này với tâm lý sợ trách nhiệm, sợ sai của cán bộ.

Bởi lẽ trong bối cảnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng ở nước ta đang rất quyết liệt, có một thực tế là một bộ phận nhỏ cán bộ, công chức, viên chức, kể cả cán bộ lãnh đạo, quản lý còn có tâm lý e dè, ngại ngần, sợ sai trong thực thi công vụ của mình dẫn đến không dám làm việc. Và câu chuyện này đã được đại biểu Quốc hội nhắc nhiều tại các Kỳ họp.

Theo tôi, tình trạng không ít cán bộ sợ trách nhiệm, sợ sai nên không quyết liệt trong xử lý công việc gần đây là rất đáng lo ngại, làm chậm trễ, trì trệ hoạt động công vụ, và làm suy giảm niềm tin của người dân và doanh nghiệp đối với cơ quan nhà nước, kìm hãm nguồn lực phát triển.

Điều này có hai lý do chủ yếu: thứ nhất là cán bộ suy thoái về tư tưởng chính trị, né tránh, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, sợ sai, không muốn làm vì không có lợi ích riêng; nhóm thứ hai là cán bộ sợ vi phạm pháp luật, nên không dám làm do một số văn bản quy phạm pháp luật hiện hành còn thiếu tính thống nhất, chưa đồng bộ, khó thực hiện. Cả hai nguyên nhân này đều cần có những giải pháp phù hợp để cởi bỏ tâm lý “sợ sai” cho cán bộ, để đội ngũ cán bộ thực hiện tốt hơn, có trách nhiệm đối với công việc, trước Đảng, Nhân dân về chức trách, nhiệm vụ của mình.

Phòng, chống tham nhũng bằng “văn hóa liêm chính”

Phóng viên: Vậy theo ông, giải pháp căn cơ nào để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu tình hình mới?

PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội: Tôi nghĩ rằng, để có thể xóa bỏ triệt để, tận gốc hành vi tham nhũng, bên cạnh các giải pháp về huy động sức mạnh tổng hợp tham gia phòng, chống tham nhũng; hoàn thiện thể chế ... thì việc xây dựng văn hóa liêm chính, chú trọng giáo dục đạo đức, lương tâm và danh dự là những giải pháp căn cơ và lâu dài.

Theo tôi, việc xây dựng một văn hóa liêm chính có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức. Việc xây dựng phẩm chất liêm, chính cho đội ngũ cán bộ, đảng viên là nền tảng để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, là gốc rễ của công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Văn kiện tại Đại hội lần thứ XIII của Đảng cũng đã nhấn mạnh: Cần nâng tầm liêm, chính lên thành “văn hóa liêm, chính” trong mọi mặt của đời sống xã hội. Cần xem việc xây dựng văn hóa liêm, chính là một bộ phận quan trọng của văn hóa chính trị và là bộ phận không thể thiếu của văn hóa xã hội trong thời kỳ mới. Văn hóa liêm, chính cần được triển khai trên mọi phương diện, ở nhiều cấp độ, trong mọi tầng lớp nhân dân, nhằm xây dựng nên "tuyến phòng thủ" đạo đức chống lại tham nhũng, lãng phí và tiêu cực; thiết lập quy tắc ứng xử tôn vinh đạo đức trong sáng, đồng thời tạo ra một hệ sinh thái chính trị và xã hội văn minh, tiến bộ.

PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng, bên cạnh các giải pháp về huy động sức mạnh tổng hợp tham gia phòng, chống tham nhũng; hoàn thiện thể chế..., việc xây dựng văn hóa liêm chính, chú trọng giáo dục đạo đức, lương tâm và danh dự là những giải pháp căn cơ và lâu dài để đẩy lùi tận gốc tham nhũng, tiêu cực

Để làm được điều đó, tôi cho rằng, trước hết, chúng ta phải xây dựng ý thức tự giác chấp hành, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; chủ động xử lý khi có xung đột lợi ích; xây dựng, thực hiện tốt quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; phê phán, lên án, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; trọng liêm sỉ, danh dự; biết xấu hổ khi bản thân và người thân mắc vào tham nhũng, tiêu cực. Mỗi cán bộ, đảng viên phải đề cao trách nhiệm nêu gương, ý thức tự giác tu dưỡng, rèn luyện đạo đức; thực hiện nghiêm các quy định của Đảng về nêu gương, về những điều đảng viên không được làm; cán bộ giữ cương vị càng cao càng phải tiên phong, gương mẫu.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế, pháp luật, nhất là về quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kịp thời khắc phục những bất cập, sơ hở dễ bị lợi dụng để tham nhũng, tiêu cực; tiếp tục hoàn thiện và thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ quản lý cấp chiến lược có đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới… Cùng với đó là cần tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, tiêu cực

Chúng ta cũng cần tiếp tục rà soát, xem xét cho từ chức, miễn nhiệm, bố trí công tác đối với cán bộ sau khi bị kỷ luật theo đúng chủ trương của Bộ Chính trị; rà soát, khắc phục tình trạng đùn đẩy, né tránh, làm việc cầm chừng, sợ sai không dám làm trong một bộ phận cán bộ, đảng viên; tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý trách nhiệm người đứng đầu ở một số cơ quan, đơn vị xảy ra tình trạng này, gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết công việc cho người dân, doanh nghiệp…

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn ông!

Thu Phương

Các bài viết khác