Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 736466a1-6936-90f0-c4c5-09cb62100e06.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH PHẠM VĂN HÒA: KỲ VỌNG DỰ ÁN LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI) SẼ ĐƯỢC THÔNG QUA VỚI TỶ LỆ ĐỒNG THUẬN CAO SAU QUÁ TRÌNH CHUẨN BỊ THẬN TRỌNG, KỸ LƯỠNG

17/01/2024

Theo Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội khoá XV, sáng 18/01 Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi). Sau quá trình chuẩn bị thận trọng, kỹ lưỡng, đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp kỳ vọng, dự Luật sẽ được thông qua với tỷ lệ đồng thuận, tán thành cao; đáp ứng được các yêu cầu đặt ra, tạo nguồn lực phát triển đất nước;…

PHIÊN HỌP UBTVQH TRONG KỲ HỌP BẤT THƯỜNG LẦN THỨ NĂM: CHO Ý KIẾN GIẢI TRÌNH, TIẾP THU, CHỈNH LÝ DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5

Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) là dự án Luật lớn, có tính chất quan trọng đặc biệt, có tác động sâu rộng đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và đời sống người dân. Vừa qua, dự thảo Luật đã được Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại 03 kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về dự án Luật tại 07 phiên họp, Chính phủ đã tổ chức nhiều phiên họp chuyên đề để hoàn thiện dự án Luật. Dự thảo Luật đã được lấy ý kiến Nhân dân, quá trình hoàn thiện dự thảo Luật đã có sự tham gia của đông đảo các cơ quan, tổ chức, chuyên gia.

Tiếp đó, tại Kỳ họp bất thường lần thứ 5, Quốc hội đã thảo luận tại Hội trường về dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Trên cơ sở 29 ý kiến phát biểu và 09 ý kiến góp ý bằng văn bản của đại biểu Quốc hội (ĐBQH), Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan chủ trì thẩm tra, Cơ quan soạn thảo và các cơ quan, tổ chức có liên quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Theo Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ năm, sáng 18/1 tới đây Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi).

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp

Phóng viên: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội tiến hành thảo luận phiên toàn thể tại hội trường vào sáng 15/1 ngay sau khi khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ năm. Trực tiếp tham gia thảo luận, đại biểu có đánh giá như thế nào về dự thảo Luật được trình Quốc hội tại Kỳ họp lần này?

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp: Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) được Quốc hội xem xét thông qua 4 kỳ họp. Dự án luật có quá trình soạn thảo, tiếp thu, chỉnh lý hết sức công phu, kỹ lưỡng, đặc biệt trong quá trình xây dựng dự thảo luật đã có Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về việc lấy ý kiến rộng rãi các tầng lớp Nhân dân.

Có thể thấy, đây là dự luật lớn, đặc biệt quan trọng, có liên hệ mật thiết, ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ người dân, nội dung dự thảo luật khắc phục rất nhiều những vấn đề bất cập, vướng mắc đặt ra trong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2013. Xác định đây là luật chi phối tất cả các luật khác nên việc Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành nhiều thời gian thảo luận một cách thận trọng, khách quan với sự tham gia đóng góp của nhiều đại biểu, các chuyên gia, nhà khoa học và đặc biệt lấy ý kiến Nhân dân là cực kỳ quan trọng và hết sức cần thiết.

Nội dung góp ý đã được các cơ quan có trách nhiệm tập hợp, tiếp thu, giải trình hết sức kỹ lưỡng, công phu cho thấy tinh thần cầu thị, quyết tâm của Ban soạn thảo, của Chính phủ; sự vào cuộc quyết liệt ngay từ đầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm đảm bảo chất lượng cao nhất của dự án luật..

Qua nhiều lần tiếp thu, chỉnh lý đến Phiên thảo luận tại Hội trường vào sáng 15/1, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến đã có nhiều tiếp thu, hoàn thiện hết sức hợp lý. Qua thảo luận, các ý kiến đã phân tích làm rõ những phương án còn quan điểm khác nhau và đã cơ bản thống nhất với những nội dung lớn, trọng tâm của dự thảo Luật. Tiếp đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội trên cơ sở góp ý của đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận kỳ họp bất thường lần thứ 5 cũng sẽ tiếp hành tiếp tục tiếp thu, giải trình, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo Luật đảm bảo chất lượng cao nhất trước khi trình Quốc hội thông qua vào ngày 18/1 tới đây.

Phóng viên: Thưa đại biểu, theo Chương trình Kỳ họp bất thường lần thứ năm, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) vào sáng 18/1 tới đây. Vậy đại biểu có kỳ vọng gì khi dự án Luật được thông qua?

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp: Qua các kỳ thảo luận, tính đến thời điểm này, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã có sự hoàn thiện, nâng cao về chất lượng. Cơ quan chủ trì soạn thảo và cơ quan thẩm tra trong quá trình tiếp thu, chỉnh lý  đã rất lắng nghe, chắt lọc đầy đủ, thận trọng các ý kiến tham gia hợp lý của các vị đại biểu Quốc hội, của các chuyên gia, các nhà khoa học và các cơ quan, tổ chức có liên quan, ý kiến của cử tri và Nhân dân cả nước. Đối với những vấn đề lớn, vấn đề khó và còn có ý kiến khác nhau được tiếp thu, giải trình rất thận trọng, thỏa đáng.

Vì vậy, đến thời điểm này, qua thảo luận, dự thảo luật đã nhận được sự thống cao từ phía đại biểu Quốc hội. Có thể nói, Dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trình tại kỳ họp lần này đã tương đối hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu, đòi hỏi thực tiễn đặt ra, cơ bản khắc phục được những hạn chế của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 5.

Vì vậy, tôi tin tưởng và kỳ vọng Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ được thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ năm với tỷ lệ đồng thuận, tán thành cao; nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao từ phía doanh nghiệp, người dân để dự luật sớm phát huy hiệu quả trong quá trình thực thi khi có hiệu lực.

Phóng viên: Vậy, để Luật Đất đai (sửa đổi) sau khi có hiệu lực sớm đi vào cuộc sống, theo đại biểu cần chuẩn bị những nội dung gì?

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp: Luật Đất đai (sửa đổi) với vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống pháp luật và sức ảnh hưởng, tác động mạnh mẽ về mọi mặt, vì vậy, việc thông qua dự luật nhận được sự quan tâm, chờ đợi của đông đảo người nhân dân và các đối tượng chịu sự tác động.

Để Luật Đất đai (sửa đổi) khi được thông qua có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 sớm được thực thi, phát huy hiệu quả trong thực tiễn cuộc sống, Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan cần quan tâm triển khai kịp thời việc ban hành các Nghị định, văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành luật; tránh tình trạng để luật phải chờ nghị định;...

Ngoài ra, công tác phổ biến, tuyên truyền về những điểm mới của Luật Đất đai (sửa đổi); nội dung trọng tâm của Luật tới người dân, doanh nghiệp cũng cần phải được tăng cường, đổi mới để các đối tượng chịu sự tác động của chính sách nắm vững và thực hiện theo đúng quy định.

Phóng viên: Trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Lê Anh - Phạm Thắng

Các bài viết khác