Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: ea4067a1-a94b-90f0-c4c5-04e6e08f300c.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH VŨ THỊ LƯU MAI: CẦN CHỈ RÕ CHÍNH SÁCH KHẢ THI, ĐỀ XUẤT TIẾP TỤC THỰC HIỆN TRONG TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT SỐ 43 CỦA QUỐC HỘI

02/04/2024

Theo đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách, thành viên Đoàn Giám sát của Quốc hội, các bộ, ngành đã khẩn trương, nghiêm túc triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, một số chính sách chưa đạt như kỳ vọng, do đó trong đánh giá chính sách cần thẳng thắn chỉ rõ các chính sách khả thi, chính sách chưa khả thi. Từ đó, đề xuất chính sách tiếp tục cũng như chính sách nên dừng thực hiện trong thời gian tới….

HIỆU QUẢ TỪ TRIỂN KHAI TÍN DỤNG CHÍNH SÁCH - GÓP PHẦN TÍCH CỰC HỖ TRỢ PHỤC HỒI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 43/2022/QH15

Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội làm việc với các bộ, ngành về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023

Vừa qua, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội đã làm việc với các Bộ: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế và các ngân hàng: Nhà nước Việt Nam, Chính sách xã hội về một số nội dung liên quan đến chuyên đề giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 và các nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023.

Tại buổi làm việc, Đoàn Giám sát nhận định, trước tình hình đất nước vô cùng khó khăn, chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội theo Nghị quyết 43 được thông qua tại kỳ họp bất thường của Quốc hội, với nguồn lực lớn, nhiều chính sách chưa từng có tiền lệ đã phát huy hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô và góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sớm vượt qua khó khăn, phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch Covid 19.

Thực hiện Nghị quyết, các bộ, ngành đã khẩn trương, nghiêm túc triển khai thực hiện Nghị quyết; nhiều chính sách đã phát huy hiệu quả tích cực như: Các chỉ tiêu ngân sách, nợ công tích cực, an toàn; lạm phát, tỷ giá cơ bản ổn định; các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp; chính sách miễn, giảm, gia hạn thuế; giảm lãi suất qua ngân hàng chính sách xã hội đã hỗ trợ tốt cho đời sống nhân dân và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, một số chính sách chưa đạt được như kỳ vọng, mục tiêu đề ra khi ban hành Nghị quyết như: việc hỗ trợ lãi suất 2% qua NHTM kết quả rất thấp; hạ lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng chưa được như kỳ vọng; mục tiêu tăng trưởng tuy ở mức cao so với các nước trong khu vực và thế giới nhưng cần phải rất nỗ lực mới có thể đạt được mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 ; việc triển khai thực hiện các dự án sử dụng vốn của Chương trình còn chậm trễ, không giải ngân hết vốn theo thời hạn đề ra tại Nghị quyết 43, Quốc hội phải gia hạn thời gian thực hiện đến 31/12/2024; việc hỗ trợ trực tiếp cho người dân, người lao động có khó khăn, vướng mắc; một số chính sách tín dụng ưu đãi chưa đạt như kỳ vọng.

Đại biểu Quốc hội Vũ Thị Lưu Mai – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách, thành viên Đoàn Giám sát của Quốc hội

Cho ý kiến đối với các báo cáo của một số bộ, ngành trong thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai nhấn mạnh, các báo cáo cần bám sát vào nội dung Nghị quyết để có phân tích, đánh giá sát hơn với các quy định, mục tiêu đề ra. Đối với những vấn đề còn tồn tại cần có đánh giá/kiến nghị cụ thể trong việc ban hành và triển khai các chính sách nhất là các chính sách ban hành trong tình hình đặc biệt để xử lý tình huống đặc biệt, cấp bách.

Phân tích cụ thể các vấn đề đặt ra, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho biết, qua cả chặng đường triển khai thực hiện Nghị quyết vừa qua, đề nghị các bộ, ngành từ thực tiễn quản lý theo thẩm quyền nêu rõ tính khả thi của tất cả các chính sách trong Nghị quyết số 43. Trong đó, chỉ rõ chính sách khả thi và cả chính sách chưa khả thi. Từ đó, đề xuất các chính sách đã mang lại hiệu quả thiết thực, cần tiếp tục thực hiện và những chính sách nào đến thời điểm hiện nay chưa hiệu quả cần nghiên cứu dừng thực hiện trong thời gian tới.

Về chất lượng xây dựng chính sách, qua báo cáo cho thấy rất nhiều khó khăn, cụ thể là khó khăn về quy trình thủ tục, về đối tượng thụ hưởng, về tính khả thi trong một số lĩnh vực. Mặc dù, trước khi ban hành Nghị quyết số 43, đã có rất nhiều báo cáo từ bộ, ngành địa phương cũng như tổ chức nhiều cuộc họp, thảo luận về nội dung này. Trong đó, cũng đã có đánh giá  về tính hợp lý của từng chính sách, tuy nhiên, để nhìn lại thì có nhiều vướng mắc. Vì vậy, đại biểu đặt vấn đề: “Chất lượng xây dựng chính sách như thế nào? Rõ ràng có những vấn đề hoàn toàn có thể lường trước được tuy nhiên đến nay vẫn có những lý do được đưa ra như quy trình, thủ tục kéo dài, đối tượng không phù hợp… mắc dù quy trình thủ tục áp dụng đã được áp dụng đơn giản tối đa theo đề xuất của Chính phủ trước đó”. Đại biểu đề nghị, trong các báo cáo của các bộ ngành cần quan tâm làm rõ về vấn đề về chất lượng xây dựng chính sách.

Về nguồn lực thực hiện, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cũng đề nghị, làm rõ nguồn lực đưa ra như vậy có tương xứng hay không? Và hiệu quả đạt được từ nguồn lực như thế nào? Từ đó, trong các báo cáo có đánh giá cụ thể về tính hiệu quả.

Đặc biệt quan tâm tới tính kịp thời, đại biểu nhấn mạnh, qua các báo cáo cho thấy, điểm nhấn lớn nhất và quan trọng nhất trong Nghị quyết số 43 là tính kịp thời và cấp bách. Mặc dù là mục tiêu cơ bản trong bối cảnh ban hành Nghị quyết, tuy nhiên, đây lại là điểm hạn chế chưa thực hiện được. Thực tế, triển khai chưa đảm bảo tính kịp thời ở tất cả các lĩnh vực, các địa phương đều chậm tiến độ; thậm chí có tình trạng đến khi hết thời hạn giải ngân mới triển khai ban hành văn bản hướng dẫn thi hành. “Cần nhìn nhận thẳng thắn, chỉ rõ những hạn chế trong đảm bảo mục tiêu, ý nghĩa của Nghị quyết…”, đại biểu nêu rõ.

Liên quan đến đánh giá nguồn lực ngân sách theo kết quả đầu ra, đại biểu đề nghị, trong từng báo cáo của các bộ, ngành cần nêu rõ tính đến thời điểm hiện nay, số lượng công trình dự án, mục tiêu, kết quả đạt được và những nội dung cụ thề chưa đạt được, để có thể định lượng được nhiều nhất kết quả thực hiện thời gian vừa qua.

Ngoài ra, đại biểu cũng lưu ý cần đánh giá kỹ lưỡng các quy định của pháp luật. Theo đó, từ thực tế triển khai các bộ, ngành cần đưa ra đề xuất, kiến nghị trong việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật đối với các vấn đề liên quan. Đồng thời, quan tâm đánh giá tính hợp lý của từng cơ chế đặc thù để sau khi tổng kết đề xuất áp dụng rộng rãi (Ví dụ: chính sách giao cho địa phương làm chủ quản, có tới 11/14 địa phương được giao cơ chế đặc thù được đánh giá là năng lực tổ chức thực hiện không đáp ứng yêu cầu; hay vấn đề đấu thầu, có những nơi không thực hiện chỉ định thầu theo cơ chế đặc thù mà mong muốn thực hiện đấu thầu rộng rãi;..); Chỉ rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức; trách nhiệm của từng bộ/ ngành trong chậm thực hiện một số chính sách, nội dung tại Nghị quyết số 43 của Quốc hội;…/.

Lê Anh

Các bài viết khác