Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: e54966a1-b9b3-90f0-c4c5-0ef0494ea676.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH NGUYỄN VĂN CẢNH: KIẾN NGHỊ LUẬT HÓA QUY ĐỊNH VỀ ĐIỂM MÙ, ĐIỂM ĐEN GIAO THÔNG

03/04/2024

Theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ được trình Quốc hội khóa XV xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (5/2024) tới đây. Quan tâm góp ý hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định đề nghị cần luật hóa quy định về điểm mù, điểm đen giao thông; bổ sung quy định cấm tự ý can thiệp thay đổi phần mềm điều khiển của xe điện các loại;...

ĐBQH NGUYỄN ĐẠI THẮNG: QUY ĐỊNH RÕ TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN CHỨC NĂNG TRONG VIỆC TUYÊN TRUYỀN, NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT GIAO THÔNG

Tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, các vị ĐBQH đã thảo luận, cho ý kiến về dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trên cơ sở ý kiến của các vị ĐBQH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã chỉ đạo Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh phối hợp với Cơ quan soạn thảo, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật và xây dựng dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý.

Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Trận trự, an toàn giao thông đường bộ

Tiếp đó, ngày 15/3/2024, tại Phiên họp thứ 31 (tháng 3/2024), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Thực hiện kết luận của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thường trực Uỷ ban Quốc phòng và an ninh đã phối hợp với Cơ quan soạn thảo, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan tiếp tục rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật; hoàn thiện dự thảo Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật. Theo đó, so với dự thảo Luật trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6, dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý tính tới thời điểm này, có 09 chương, 88 điều, số chương giữ nguyên và tăng 07 điều do bổ sung 04 điều mới; gộp 04 điều thành 02 điều; tách nội dung của một số điều thành 05 điều khác.

Góp ý hoàn thiện dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh quan tâm tới quy định về nồng độ cồn, quy định về điều khiển phương tiện đối với học sinh; quy định liên quan tới an toàn giao thông;… Cụ thể:

Đại biểu Nguyễn Văn Cảnh – Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Định 

Quy định cụ thể hình thức xử phạt phù hợp với mức độ vi phạm

Về quy định nồng độ cồn: Bày tỏ tán thành quy định cấm người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh đề nghị, tại văn bản hướng dẫn luật, Chính phủ quy định chi tiết về mức vi phạm nồng độ cồn đối với từng phương tiện và mục đích sử dụng. Theo đó, Nghị định của Chính phủ có thể tăng nặng các mức vi phạm cao nhưng đối với mức vi phạm thấp (vi phạm dưới 20 mg hoặc 100 ml máu hoặc 0,1 mg/l khí hơi thở) đối với xe máy của cá nhân sẽ chỉ bị phạt hành chính mà không tước bằng lái xe. Tuy nhiên, đại biểu cũng lưu ý, quy định này không áp dụng đối với những phương tiện mà người lái xe máy hoạt động dịch vụ chở người và chở hàng.

Cấm tự ý can thiệp thay đổi phần mềm điều kiển của xe điện

Liên quan tới quy định về điều khiển phương tiện đối với học sinh, đại biểu cho biết,  xe đạp điện của học sinh quy định chạy 25 km/h là tối đa. Tuy nhiên, khi can thiệp vào các bộ phận điều khiển có thể chạy lên được 40-50 km/h. Vì vậy, để đảm bảo an toàn đại biểu đề nghị trong khoản 12 Điều 8 tại dự thảo Luật cần nghiên cứu bổ sung quy định "cấm tự ý can thiệp thay đổi phần mềm điều khiển của xe điện các loại".

Về hướng dẫn của các cơ sở giáo dục đào tạo đối với học sinh tại khoản 7, Điều 57, đại biểu đề nghị quy định theo hướng, cơ sở giáo dục đào tạo có trách nhiệm hướng dẫn kỹ năng lái xe gắn máy an toàn cho học sinh để tham gia giao thông đường bộ theo thời gian, địa điểm được Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn. Tuy nhiên, nội dung chương trình, hướng dẫn kỹ năng lái cần theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải.

Bên cạnh đó, về quy trình đào tạo học sinh lái xe, cần xây dựng bộ sách lý thuyết các câu hỏi dành cho học sinh, học sinh tự học theo giáo trình, tập lái trong khuôn viên cơ sở giáo dục hoặc nơi có mô hình tương tự. Cơ sở giáo dục ngành công an và ngành giao thông giải đáp thắc mắc và hàng tháng sẽ tổ chức kiểm tra lý thuyết tại trường, kỹ năng lái tại khuôn viên trường hoặc nơi có mô hình tương đương và cấp giấy xác nhận đủ điều kiện (do cơ sở giáo dục cấp giấy). Những trẻ em trên 16 tuổi muốn lái xe trên 50 phân khối cần phải có sự chấp thuận của cha mẹ và người giám hộ đồng thời phải được cấp bằng lái ở Trung tâm sát hạch.

Luật hóa quy định về điểm mù, điểm đen giao thông

Đặc biệt quan tâm tới quy định liên quan tới an toàn giao thông, đại biểu tỉnh Bình Định nhấn mạnh, hiện nay nhiều nội dung chỉ quy định tại văn bản dưới luật tuy nhiên để dễ tiếp cận và người dân đều biết và phòng tránh, đề nghị quy định trong luật về điểm mù của ôtô, xe tải, xe bus và điểm đen giao thông. “Tất cả tai nạn chúng ta biết đến điểm đen nhưng điểm đen không quy định trong luật mà quy định ở văn bản dưới luật. Khi chúng ta đưa vào luật điểm đen thì quy trình sẽ rõ ràng hơn. Bên cạnh đó, việc giải quyết điểm đen thì cơ quan về giao thông đó là Ủy ban an toàn giao thông và Ban an toàn giao thông ở các địa phương rất quan trọng mà chúng ta cũng không đưa vào luật… Do đó, đề nghị đưa vào luật để làm rõ các nội dung này.”, đại biểu Nguyễn Văn Cảnh lý giải.

Về phương pháp rẽ trái 2 bước: Đại biểu cho biết, đối với các nước có phương tiện xe gắn máy nhiều như ở Đài Loan hay tại một số nước châu Âu đều đã áp dụng phương pháp này để bảo đảm an toàn đối với xe đạp. Vì vậy, đại biểu kiến nghị, cần tham khảo kinh nghiệm của các nước, có quy định và áp dụng phù hợp với điều kiện giao thông của Việt Nam.  

Bổ sung đầy đủ quy định về dừng, đỗ xe ô tô

Đối với quy định về dừng, đỗ xe ôtô: Cho rằng việc dừng, đỗ xe ô tô ở các thành phố rất phức tạp vì quy định còn đơn giản nên không thực hiện được trong nhiều trường hợp, đại biểu đề nghị quy định cụ thể như sau: Trên vỉa hè có màu sơn trắng là dùng để dừng nhanh cho người lên xuống; xanh lá là dừng có thời gian quy định biển báo; màu vàng là để dừng cho khách lên xuống bốc dỡ hàng; màu đỏ là cấm dừng, cấm đỗ, trừ những trường hợp cho phép đặc biệt; màu xanh dương là chỗ đỗ dành cho người đi lại khó khăn, người tàn tật;…

Về quy định đối với xe đưa đón đối với học sinh: Đại biểu đề nghị dự thảo cần quy định rõ xe đưa đón học sinh được sơn màu nhận dạng hoặc dán đề can nhận diện màu vàng đậm toàn bộ xe hoặc có thể 1/2 xe. Lý giải đề xuất này, đại biểu cho biết, đối với xe của nhà trường và xe chuyên chở đưa đón học sinh thì có thể sơn vàng hoàn toàn nhưng những xe dịch vụ một thời gian ngắn thì linh hoạt cho phép dán một nửa xe bằng đề can để sau có thể tháo ra. Đồng thời, cần có các quy định đối với các phương tiện khi đến gần xe đưa đón học sinh theo hướng: "Khi tới gần xe đưa đón học sinh, các phương tiện chạy chậm 5km/giờ...".

Về cải tạo xe: Đại biểu cho  rằng, thường cải tạo xe gây nguy hiểm tuy nhiên, hiện nay nhu cầu trang trí xe rất nhiều. Đối với xe vận tải cải tạo rất nguy hiểm vì theo quy chuẩn, nhưng đối với xe máy và ôtô chỉ cải tạo, trang trí, gắn thêm một số đồ/phụ kiện theo sở thích riêng. Vì vậy, đề nghị cải tạo xe cần phân biệt 02 loại, bao gồm: cải tạo xe vận tải và cải tạo các xe tư nhân. Việc thay đổi khung sườn và công suất động cơ thì không được phép thực hiện, nhưng những trường hợp thay 1 số phụ kiện đơn giản vẫn theo tiêu chuẩn, đảm bảo độ sáng, không gây ảnh hưởng tới tiêu chuẩn quy định thì có thể thực hiện.

Ngoài ra, đại biểu cũng lưu ý, trong quy định tại dự thảo Luật cũng cần quan tâm, làm rõ về vấn đề ùn và tắc giao thông. Đây là hai nội  dung khác nhau, ùn do lưu lượng quá lớn, còn tắc là do vi phạm và không tuân thủ nên gây tắc. Vì vậy, cần phân tích được điểm khác nhau để việc giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông được hiệu quả hơn./.

Lê Anh

Các bài viết khác