Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: ed1967a1-8976-90f0-c4c5-0cad74872dfd.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Xây dựng một nền dân chủ, một mục tiêu con người mới, sao lại phải nhiều sách giáo khoa? chuẩn mực quốc gia ở đâu?

23/10/2014

Trao đổi với PV Báo ĐBND về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông vừa được Chính phủ trình QH, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH Tỉnh Thanh Hóa - Lê Nam nêu rõ: đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là yêu cầu cấp bách và thiết tha của đời sống, của nhân dân. ĐBQH, cử tri cả nước luôn ủng hộ việc QH có những quyết sách thật mạnh mẽ để tạo đột phá cho đổi mới giáo dục. Nhưng Đề án vẫn còn quá nhiều nội dung chưa rõ ràng, chưa biết phải thực hiện thế nào.

- Ngay trong Phiên khai mạc Kỳ họp, QH đã nghe Chính phủ báo cáo về Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Phó trưởng Đoàn đánh giá như thế nào về Đề án này?

- Thực lòng, tôi và nhiều ĐBQH đang băn khoăn, chưa thấy an lòng, chưa thấy yên tâm với Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng và được cử tri quan tâm tại Kỳ họp này. Tuy nhiên, tôi thấy, dư luận cử tri cũng còn những hoài nghi đối với Đề án. Bởi lẽ, trong những năm gần đây, chúng ta đã có nhiều hoạt động nhằm đổi mới giáo dục, thí điểm nhiều hoạt động từ thi cử, chương trình, sách giáo khoa đến cách dạy, cách học... Cứ mỗi lần đánh giá xem các hoạt động đó có thành công hay không lại là một lần con em chúng ta phải trả giá. Cứ mỗi lần chúng ta đặt ra vấn đề đổi mới giáo dục thì dư luận cử tri, nhân dân đều hết sức quan tâm và đặt ra yêu cầu, đòi hỏi rất gay gắt.

Cách đây hơn 10 năm, QH cũng đã ban hành Nghị quyết số 40 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông. Tôi không biết khi đó, các ĐBQH có tâm trạng giống như chúng tôi lúc này hay không? Chúng tôi đọc đề án, tờ trình, báo cáo thẩm tra và tự hỏi, nếu mình thông qua đề án này, nếu mình thay mặt dân bấm nút thông qua dự thảo Nghị quyết này thì có lẽ chục năm nữa, các ĐBQH nhiệm kỳ sau sẽ lại phải ngồi như mình bây giờ để tiếp tục sửa đổi nghị quyết hoặc lại ban hành một nghị quyết mới về đổi mới giáo dục. Từ lúc Chính phủ báo cáo QH về Đề án này, đề nghị QH thông qua một nghị quyết mới về vấn đề này, tôi cứ tự hỏi, những mục tiêu rất lớn, rất hay như thế này nhưng 10 năm nữa thì thế nào? Nếu cứ đổi mới kiểu như thế này thì có lẽ một khoảng thời gian nữa, chúng ta sẽ lại đặt gánh nặng lên đầu những đứa trẻ là con em của chính chúng ta và là tương lai của đất nước chúng ta.

- Có thể thấy, mục tiêu, tham vọng của Đề án là rất lớn, thưa Phó trưởng Đoàn?

- Theo Tờ trình của Chính phủ, mục tiêu của Đề án gồm có: tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân; phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn; phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời; bảo đảm cho học sinh trung học cơ sở có tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau giáo dục cơ bản; học sinh trung học phổ thông có định hướng nghề nghiệp, chuẩn bị tốt cho giai đoạn học sau phổ thông và học tập suốt đời. Mục tiêu tổng quát như vậy là rất đúng rồi. Chúng ta nói trang bị cho con em mình những kiến thức căn bản, chúng ta đổi mới phương pháp giáo dục từ truyền đạt thụ động sang chủ động để con em mình tiếp thu kiến thức, phát huy năng lực cá nhân... thì đúng quá! Nhưng trong số rất nhiều mục tiêu như thế thì mục tiêu nào là căn bản nhất, quan trọng nhất? Bây giờ, chúng ta cứ dàn đều các mục tiêu ra như vậy thì có làm được không? Nhân đây, tôi cũng nói lại câu chuyện này, khi xây dựng một đề án, soạn thảo một chính sách, chúng ta thường làm theo kiểu một chính sách nhưng đa mục tiêu và không xác định được đâu là mục tiêu quan trọng nhất mà các mục tiêu cứ dàn hàng ngang, đều đều như nhau thôi. Tôi cho rằng, cách làm như vậy không thể đạt được hiệu quả. Với Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa cũng vậy. Chúng ta phải xác định rõ mục tiêu trung tâm, quan trọng nhất của đổi mới chương trình, sách giáo khoa là cái gì và tập trung nguồn lực để đạt được mục tiêu đó, từ mục tiêu này lan tỏa ra các mục tiêu khác, thúc đẩy thực hiện các mục tiêu khác.

Một nội dung quan trọng là đổi mới sách giáo khoa. Thế thì bây giờ phải đổi mới theo hướng nào? Tôi nghĩ, trước hết, phải xác định rằng, bộ sách giáo khoa phải có tuổi thọ lâu dài. Tôi năm nay gần 60 tuổi, vẫn nhớ như in những bài thơ được học từ hồi lớp 1. Mấy chục năm rồi nhưng những bài học trong sách giáo khoa tôi vẫn không quên và tôi tin rằng nhiều người thuộc thế hệ chúng tôi cũng không quên. Như thế để thấy rằng, những bài học trong sách giáo khoa đồng hành với mỗi con người suốt cả cuộc đời chứ không phải học hôm nay rồi ngày mai quên ngay, vứt bỏ ngay, ngày mai lại thay sách khác. Chúng ta có thể bổ sung, chỉnh sửa nhưng nền móng của bộ sách giáo khoa phải vững. Trên nền tảng đó, qua từng thế hệ, chúng ta có thể bồi đắp thêm để bộ sách giáo khoa ngày càng tốt đẹp hơn, ngày càng chuẩn mực hơn, kết hợp hài hòa giữa truyền thống dân tộc, vừa cập nhật, bổ sung những kiến thức mang tính thời đại. Tôi nghĩ, phải quán triệt quan điểm như vậy khi biên soạn sách giáo khoa thì mới đạt được mục tiêu đề ra. Ví dụ, về khoa học tự nhiên, cả thế giới người ta học như thế thì giáo dục khoa học tự nhiên của Việt Nam kế thừa cái gì của thế giới - phải kết luận rõ ràng trong này chứ. Vì sao trẻ em Nhật giỏi thế, trẻ em Mỹ giỏi thế? Trí tuệå của trẻ em Việt Nam đâu có thua kém! Chẳng qua là do mình dạy như thế nào thôi! Chúng ta kế thừa được gì từ các nước có nền giáo dục hiện đại, hiệu quả như thế thì kế thừa cho nhanh chứ tại sao lại cứ phải loay hoay thí điểm cái này, thử nghiệm cái kia làm gì, sao cứ phải tổ chức lắm hội thảo như thế để làm gì? Có cái gì mà phải bàn nhiều thế? Kinh nghiệm giáo dục của thế giới cái gì rõ rồi, được kiểm nghiệm trong thực tế rồi, được đo bằng chất lượng nền giáo dục của người ta rồi thì mình kế thừa đi, áp dụng đi; còn những gì là giá trị truyền thống của dân tộc, cái gì là bản sắc của người Việt Nam thì mình phải giữ, phải phát huy lên.

- Chúng ta đang trở lại với một câu chuyện đã được các ĐBQH chỉ ra nhiều lần ngay trên diễn đàn của QH là, chính sách rất tốt, mục tiêu rất hay nhưng khâu thực hiện lại yếu…

- Đúng vậy. Cách thức thực hiện Đề án này, theo tôi cũng chưa ổn. Nói thực, tôi đọc xong đề án, cũng không phải chỉ đọc một lần thôi đâu, nhưng vẫn không thể hiểu được là cuối cùng, nếu đề án này được QH thông qua thì cách thức thực hiện đề án sẽ như thế nào? Ví dụ, đối với sách giáo khoa, Đề án dự định theo hướng: Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ là cơ quan chủ trì biên soạn một bộ sách giáo khoa chuẩn và có cơ chế để các chủ thể khác biên soạn các bộ sách giáo khoa. Tức là trong hệ thống giáo dục sẽ có 1 bộ sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các bộ sách giáo khoa do các chủ thể khác biên soạn. Nhiều bộ sách giáo khoa như thế, tôi thấy lung tung quá. Tôi cũng chưa hiểu, với nhiều bộ sách giáo khoa như thế thì con em chúng ta sẽ học cái gì, học bộ sách nào, các cháu có bị loạn cả lên hay không? Chúng ta nói bộ sách giáo khoa chuẩn, chuẩn là như thế nào? Hay chỉ xây dựng một cái sườn, một cái nền còn lại, các kiến thức, các bố cục, thể hiện thì đa dạng theo từng chủ thể được biên soạn sách giáo khoa? Tôi không hiểu, sau này con em mình nó học thế nào? Đánh giá chất lượng giáo dục kiểu gì? Tôi là ĐBQH còn thấy mông lung như thế thì người dân sẽ còn cảm thấy hoang mang đến như thế nào nữa?

Theo tôi, Đề án này phải khẳng định rõ ai là người chịu trách nhiệm về việc biên tập sách giáo khoa. Tôi cho rằng, đó là trách nhiệm của Chính phủ, trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ chứ không thể giao cho ai khác được. Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Việc biên soạn một bộ sách giáo khoa chuẩn là việc quốc gia đại sự. Thủ tướng Chính phủ phải chịu trách nhiệm trước QH, chịu trách nhiệm trước 90 triệu người dân Việt Nam về nội dung, chất lượng sách giáo khoa chứ không phải là chủ thể nào khác. Tôi đề nghị QH phải yêu cầu, phải khẳng định trách nhiệm đó là của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Bây giờ chúng ta lại bảo để đấu thầu, tổ chức này tổ chức kia được biên soạn sách giáo khoa thì quả thực, tôi chưa thông suốt được. Còn Thủ tướng, Chính phủ tổ chức thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm đó như thế nào thì phải tính thêm. Ông có thể huy động, phát huy trí tuệ của các chuyên gia giáo dục, các nhà khoa học, các nhà văn hóa, lịch sử... cả trong nước, cả nước ngoài tham gia biên soạn bộ sách giáo khoa, kể cả việc phải có các giải pháp xã hội hóa... nhưng đó là cách làm, là giải pháp thực hiện, còn nội dung sách giáo khoa thì phải do Chính phủ, do Thủ tướng trực tiếp là người chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn và chịu trách nhiệm cuối cùng về chất lượng của bộ sách giáo khoa.

- Trong những năm gần đây, cơ quan quản lý nhà nước đã đưa ra khá nhiều ý tưởng đổi mới giáo dục, nhiều ý tưởng được thực hiện thí điểm, nhiều ý tưởng đã trở thành hiện thực, được áp dụng đại trà… Nhưng có một thực tế là, dường như, càng làm thì dư luận xã hội càng cảm thấy băn khoăn. 4 chữ đổi mới giáo dục lẽ ra phải làm cho người ta thấy hoan hỷ, phấn khởi thì nhiều khi lại khiến cả phụ huynh lẫn học sinh nơm nớp lo lắng…

- Đổi mới giáo dục đúng là việc cực kỳ khó nhưng có khó đến mức chúng ta cứ phải loay hoay mãi như vừa qua hay không? Tôi nghĩ là không. Cả thế giới người ta làm chứ có phải riêng chúng ta làm đâu? Do chúng ta thôi. Chúng ta cứ nói đổi mới giáo dục là việc quốc gia đại sự nhưng thực tế, đôi khi là do ý tưởng của một ông bộ trưởng thôi. Có khi, ông bộ trưởng này làm thế này nhưng ông bộ trưởng sau lên lại bảo, không được, không kế thừa ông trước được, phải có sáng kiến mới, thế là lại đề xuất, lại thí điểm và con em của chúng ta lại bị biến thành chuột bạch. Tôi có theo dõi một trường thực nghiệm ở Hà Nội trong nhiều năm thì thấy, chất lượng giáo dục của trường này rất tốt, phụ huynh, học sinh đều rất phấn khởi. Thế nhưng bao nhiêu năm nay, trường này vẫn là trường thực nghiệm thôi, cũng không thấy nhà quản lý giáo dục nào nghiên cứu xem có nhân rộng mô hình này được hay không. Bây giờ, Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa cũng có nhắc đến hai chữ thực nghiệm, tức là nếu được QH thông qua thì mới đi bước đầu tiên là thực nghiệm, rồi mới tổng kết, tốt thì mới nhân rộng. Chúng ta đang có sẵn mô hình như thế rồi sao không tổng kết đi xem có nhân rộng được hay không? Cần bổ sung thêm vấn đề gì để cho nó tốt hơn? Nếu không nhân rộng được, nếu thấy không tốt thì thôi, giải tán luôn mô hình thực nghiệm đi. Bây giờ lại thí điểm, rồi mới tổng kết... Cứ làm như thế này thì tôi vẫn thấy nghi ngờ về việc chúng ta có thể đạt được mục tiêu như đề án đề ra. Khi nào chưa khẳng định được, đây là trách nhiệm của Thủ tướng, chưa khẳng định được đây là nhiệm vụ của Chính phủ, chưa khẳng định được phải xây dựng một chương trình, sách giáo khoa để thực hiện ổn định, lâu dài và có chất lượng thật tốt thì tôi vẫn chưa yên tâm.

- Chính phủ đề nghị QH ban hành một Nghị quyết mới về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, thay thế cho Nghị quyết số 40 được QH ban hành năm 2000. Với những nội dung và cách thức thực hiện Đề án còn nhiều băn khoăn như vậy, theo Phó trưởng Đoàn, QH có nên chấp thuận đề xuất của Chính phủ?

- Đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới giáo dục là yêu cầu cấp bách và thiết tha của đời sống, của nhân dân. Tôi luôn ủng hộ việc QH có những quyết sách thật mạnh mẽ để tạo đột phá cho đổi mới giáo dục, trong đó có đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Nhưng với Đề án này, như tôi đã phân tích ở trên, vẫn còn quá nhiều nội dung bị bỏ ngỏ. Tôi tin rằng, nhiều ĐBQH khác cũng có suy nghĩ, lo lắng như tôi khi tiếp cận Đề án này. Vì vậy, quan điểm của tôi là: nếu Đề án vẫn như thế này thì QH chưa nên ban hành Nghị quyết. Chưa có cái gì rõ ràng để QH có thể yên tâm mà ban hành nghị quyết cả. Đổi mới giáo dục rất cấp bách nhưng đồng thời, phải hết sức thận trọng, căn cơ. Chính phủ phải có lý lẽ thuyết phục hơn nữa. Đề án này có những công việc cụ thể gì phải làm? Sách giáo khoa thì có bao nhiêu bộ? Bộ nào là chuẩn mực? Bậc tiểu học, trung học cơ sở là phổ cập giáo dục thì Nhà nước phải có trách nhiệm chăm lo. Nội dung, chương trình, mục tiêu giáo dục của các cấp học này là gì, toán thế nào, văn thế nào, các môn khoa học tự nhiên thế nào, các môn khoa học xã hội như thế nào... phải được hoạch định rõ ràng, cụ thể chứ đưa chung chung như Tờ trình, Đề án hiện nay thì QH quyết làm sao được?

- Xin cám ơn Phó trưởng Đoàn!

(Theo Đại biểu Nhân dân)