Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 8c2067a1-f9b3-90f0-c4c5-004f8f1f0241.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH Hà Công Long - Gia Lai: Giao thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự cho Viện kiểm sát

28/10/2014

Trước hết, tôi bày tỏ sự nhất trí cao với báo cáo tiếp thu, giải trình, trỉnh lý dự án luật mà đồng chí Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp vừa trình bày. Bởi vì tôi nhận thấy các ý kiến đại biểu Quốc hội đã được tiếp thu, báo cáo, giải trình đầy đủ. Theo gợi ý của Đoàn chủ tịch, tôi xin tham gia ý kiến về hai vấn đề còn ý kiến khác nhau:

Đại biểu Quốc hội Hà Công Long - Gia Lai phát biểu ý kiến

Thứ nhất, về thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra Viện kiểm sát. Về vấn đề này tại kỳ họp thứ 7 tôi đã phát biểu. Sau khi nghiên cứu dự thảo, tôi tán thành cao với tiếp thu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát điều tra tội tham nhũng xảy ra trong hoạt hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ các cơ quan tư pháp.

Tuy nhiên, với quy định như trong dự thảo luật thì chưa giải quyết được triệt để các vướng mắc trong thực tiễn của hoạt động điều tra của cơ quan điều tra viện kiểm sát. Sở dĩ như vậy là vì theo chương các tội phạm về chức vụ trong Bộ luật hình sự thì ngoài Mục a các tội tham nhũng thì còn có Mục b, các tội phạm khác về chức vụ mà trong thực tiễn hoạt động tư pháp cho thấy đã xảy ra nhiều vụ cán bộ các cơ quan tư pháp làm lộ bí mật công tác, như làm lộ thông tin về bắt giam, khám xét, kê biên dẫn đến người phạm tội chạy trốn, tiêu hủy chứng cứ, tẩu tán tài sản. Như các đại biểu chắc đều đã rõ tuy thông tin bắt Dương Chí Dũng vụ án Vinalines bị lộ đã gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào. Ngoài ra, còn rất nhiều hành vi như môi giới hối lộ, đưa hối lộ, lợi dụng ảnh hưởng của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan tư pháp để chiếm đoạt tài sản mà xã hội thường gọi là chạy án. Đây là những tội phạm thực sự xâm phạm đến trật tự hoạt động tư pháp. Nếu cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân không được giao thẩm quyền điều tra những tội phạm nêu trên thì Viện kiểm sát nhân dân khó có thể nào bảo đảm thực hiện được tốt chức năng thực hành quyền công tố, vốn là mục tiêu của cải cách tư pháp, cũng như yêu cầu của việc sửa đổi luật này là khắc phục những vấn đề khó khăn, bất cập trong thực tiễn. Vì vậy, tôi đề nghị bổ sung vào dự thảo luật giao cho cơ quan điều tra Viện kiểm sát điều tra một số tội phạm khác về chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp mà người phạm tội là cán bộ các cơ quan tư pháp.

Theo tôi, dự án luật này là quy định về tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát, nên không cần phải viện dẫn thêm cụm từ "theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự" tại Điểm g, Khoản 3, Điều 3 và Điều 20 dự thảo luật, đương nhiên cơ quan điều tra của Viện kiểm sát sẽ được và phải thực hiện hoạt động theo quy định của Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự. Hơn nữa, tại kỳ họp này chúng ta thông qua dự thảo Luật tổ chức Viện kiểm sát, nhưng Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự vẫn trong chương trình và Quốc hội chưa cho ý kiến và theo dự kiến đến hết nhiệm kỳ này mới thông qua được.

Vấn đề thứ hai là vấn đề thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân. Tôi tán thành phương án giao thẩm quyền này cho viện kiểm sát, vì nhận thấy đây là cơ chế pháp luật hữu hiệu để bảo đảm cho viện kiểm sát chịu trách nhiệm bảo vệ lợi ích nhà nước, xã hội như quy định tại Điều 2 của dự án luật, khi các chủ thể được giao thẩm quyền khởi kiện ra tòa, nhưng không thực hiện quyền này. Đây không phải là vấn đề mới mà là vấn đề đã được quy định trong các Luật tổ chức Viện kiểm sát trước đây, chỉ khi ban hành Bộ luật tố tụng dân sự vào năm 2004, chúng ta quá nhấn mạnh và nói rằng tôn trọng quyền định đoạt của đương sự mới quy định là viện kiểm sát thôi không khởi tố vụ án dân sự. Nhưng tổng kết thực tiễn thi hành luật về vấn đề này cho thấy chúng ta gặp không ít khó khăn khi một số doanh nghiệp nhà nước vì nhiều lý do khác nhau đã không khởi kiện ra tòa để bảo vệ tài sản nhà nước được giao quản lý sử dụng. Tôi cho rằng, việc giao thẩm quyền khởi tố vụ án dân sự cho Viện kiểm sát không hề ảnh hưởng đến quyền tự định đoạt của đương sự. Mà chỉ có tốt hơn, bảo đảm hơn về cơ chế bảo vệ lợi ích nhà nước xã hội trong điều kiện thực tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta.

Nghiên cứu tài liệu cung cấp cho đại biểu Quốc hội, chúng tôi thấy một số nước như Nga, Nhật, Pháp, Mỹ cũng quy định quyền khởi tố dân sự của cơ quan công tố Viện kiểm sát. Trên đây là một số ý kiến của tôi tham gia vào dự án luật.

ĐBQH Hà Công Long - Gia Lai

Các bài viết khác