Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 0e2a67a1-6930-90f0-c4c5-061d30930b4f.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

ĐBQH Âu Thị Mai - Tuyên Quang: Cần quy định cụ thể cơ chế, chính sách về quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp

07/11/2014

Tôi cơ bản đồng tình với Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Theo gợi ý của Đoàn thư ký kỳ họp và qua nghiên cứu dự thảo luật, tôi xin tham gia một số ý kiến như sau.

Đại biểu Quốc hội ĐBQH Âu Thị Mai - Tuyên Quang phát biểu ý kiến

Thứ nhất, về tên gọi, phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật. Tôi thống nhất cao với việc đổi tên gọi của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật dạy nghề thành Luật giáo dục nghề nghiệp và mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh của luật để thống nhất lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp. Tạo điều kiện cho giáo dục nghề nghiệp phát triển, đáp ứng cơ cấu nguồn nhân lực, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Đồng thời cũng phù hợp với Hiến pháp năm 2013 quy định. Hệ thống giáo dục nước ta gồm có giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục trung học, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Tuy nhiên, phạm vi điều chỉnh quy định tại Điều 1 của dự thảo luật không quy định các tổ chức đào tạo nghề theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề chưa thống nhất với Khoản 1, Điều 6 quy định chính sách của nhà nước về phát triển giáo dục nghề nghiệp, đó là phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp mở linh hoạt, đa dạng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa, hội nhập quốc tế và Khoản 3, Điều 7 quy đinh xã hội hóa giáo dục nghề nghiệp, đó là khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia đào tạo nghề nghiệp, khuyến khích hỗ trợ các nghề truyền thống và ngành nghề ở nông thôn. Vì vậy, tôi đề nghị cần bổ sung phạm vi điều chỉnh của dự thảo luật bao gồm cả tổ chức đào tạo nghề theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề, tập nghề để đảm bảo mục tiêu giáo dục nghề nghiệp từ sơ cấp đến cao đẳng.

Thứ hai, về các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta hiện nay có hai loại trường trung cấp: Trung cấp nghề và trung học chuyên nghiệp. Cùng trình độ đào tạo, mục tiêu đào tạo cũng gần như nhau, nhưng lại thuộc hai hệ thống khác nhau. Trung cấp nghề thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp, do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quản lý, trung học chuyên nghiệp do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý. Hệ cao đẳng cũng như vậy. Quy định này thời gian qua đã gây lên sự chồng chéo trong đào tạo nguồn nhân lực, dàn trải, lãng phí trong đầu tư, phân bổ nguồn lực cho giáo dục nghề ngiệp. Do vậy, tôi thống nhất cao với dự thảo Luật giáo dục nghề nghiệp là hợp nhất trung cấp nghề với trung cấp chuyên nghiệp, hợp nhất cao đẳng nghề vớ cao đẳng chuyên nghiệp. Sắp xếp lại các trình độ đào tạo của giáo dục nghề nghiệp theo hướng hợp nhất các trình độ đào tạo của hệ thống dạy nghề với các trình độ đào tạo tương ứng của hệ thống giáo dục chuyên nghiệp theo như quy định tại Khoản 2, Điều 4 của dự thảo luật.

Thứ ba, về việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp. Tôi không nhất trí với dự thảo luật quy định đặt toàn bộ hệ thống trung cấp và cao đẳng dưới sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Về nội dung này nhiều đại biểu Quốc hội phát biểu trước tôi cũng đã phân tích, tôi xin phép không nêu lại.

Thứ tư, về trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo. Điều 55 của dự thảo luật quy định giảng viên dạy lý thuyết chuyên môn trình độ cao đẳng có bằng tốt nghiệp đại học trở lên. Giảng viên dạy phải có chứng chỉ kỹ năng nghề để dạy thực hành cho trình độ cao đẳng. Trong thực tế hiện nay, giảng viên các trường cao đẳng chuyên nghiệp đào tạo năng lực hàn lâm làm nền tảng cho sự phát triển nghề nghiệp. Trong khi cao đẳng nghề chủ yếu đào tạo trực tiếp nghề theo modul và tín chỉ. Nếu áp dụng theo như dự thảo luật thì không có giảng viên nào áp dụng được quy định này. Do vậy, đề nghị Ban soạn thảo cần có sự xem xét điểu chỉnh phù hợp với thực tế, nhằm tránh tình trạng không thống nhất giữa dự thảo Luật giáo dục nghề nghiệp với Luật giáo dục đại học. Thậm chí, phát sinh sự tốn kém không cần thiết gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.

Thứ năm, về quy định quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp quy định tại Chương IV. Giáo dục nghề nghiệp có sự liên kết hữu cơ với doanh nghiệp, sự liên kết này có ý nghĩa chiến lược cho sự phát triển bền vững của giáo dục nghề nghiệp. Thực tế hiện nay cũng đã có những cơ chế, chính sách gắn kết doanh nghiệp với cơ sở đào tạo, nhưng sự gắn kết giữa các trường từ trung cấp tới cao đẳng, đại học với các đơn vị sử dụng lao động còn lỏng lẻo, dẫn đến hệ quả là đào tạo thường không đáp ứng ngay được yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Do vậy, tôi đề nghị dự thảo luật cần quy định cụ thể cơ chế, chính sách, giải pháp khả thi nhằm khuyến khích sự liên kết giữa doanh nghiệp với cơ sở đào tạo. Làm cho việc đào tạo nghề nghiệp gắn với thị trường lao động hơn. Sự đánh giá của doanh nghiệp và thị trường lao động đối với người học là tiêu chí quan trọng để đánh giá uy tín, chất lượng của cơ sở giáo dục nghề nghiệp, là căn cứ để mở nghề, xác định số lượng tuyển sinh của cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Điểm cuối cùng, về việc thông qua dự án luật tại kỳ họp này. Theo tôi, Quốc hội cần cân nhắc, vì nhiều đại biểu Quốc hội và cử tri còn băn khoăn. Bởi vì, Luật giáo dục nghề nghiệp không phải là tên gọi khác của Luật dạy nghề, mà là một đạo luật mới. Dự thảo luật có những điều chỉnh rất cơ bản liên quan đến hệ thống, vì vậy cần phải phân tích thấu đáo trên cơ sở khảo sát thực tế, điều tra dư luận để đánh giá đầy đủ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc khi áp dụng các quy định của luật. Nếu không, luật khi ban hành sẽ không có tính khả thi hoặc sẽ gây nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, dẫn đến tuổi thọ luật sẽ không cao. Tôi xin hết ý kiến. Xin cảm ơn Quốc hội.

ĐBQH Âu Thị Mai - Tuyên Quang

Các bài viết khác