Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 912e67a1-c969-90f0-c4c5-0830ae31ed4d.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Phải có cơ quan quản lý tập trung khối tài sản 1 triệu tỷ đồng vốn nhà nước đang nằm phân tán tại các bộ, ban, ngành, địa phương

12/11/2014

Hiện nay vốn nhà nước đang nằm trong doanh nghiệp nhà nước khoảng 1 triệu tỷ đồng và số vốn này đang được rải rác, phân tán ở nhiều bộ, ban, ngành và ở cả 63 tỉnh, thành phố. Sự phân tán như vậy dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả. Do vậy, nhiều ĐBQH cho rằng rất cần xác định rõ mô hình đại diện chủ sở hữu theo hướng giao cho một cơ quan quản lý tập trung và giám sát toàn bộ vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Và cơ quan này chịu trách nhiệm trước hơn 90 triệu cổ đông, chính là 90 triệu dân. Đây là tài sản của Nhà nước, của nhân dân. Quốc hội là cơ quan đại diện cho nhân dân để giám sát khối tài sản này.

ĐBQH Trần Hoàng Ngân (TP Hồ Chí Minh): Cần có cơ quan chuyên môn quản lý tập trung nguồn vốn nhà nước

Dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh đến nay tuy còn nhiều quan điểm khác nhau, còn nhiều điểm chưa đồng thuận, nhưng tôi rất ủng hộ việc thông qua trong Kỳ họp thứ Tám. Việc thông qua Luật này sẽ giúp chúng ta có một cơ sở pháp lý để đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước một cách hiệu quả hơn, thành công hơn; giúp chúng ta sử dụng nguồn vốn nhà nước hiện nay đang nằm trong các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp nhà nước một cách hiệu quả và căn cơ hơn; đồng thời, chúng ta thực hiện được Điều 51 của Hiến pháp, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

Thời gian qua, có một số doanh nghiệp nhà nước đã để lại hậu quả nghiêm trọng. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta phủ nhận những đóng góp của doanh nghiệp nhà nước, không nên nhìn mặt trái của một số doanh nghiệp nhà nước để rồi bó hẹp lại, siết chặt lại, thu hẹp lại khu vực doanh nghiệp này, đưa ra những quy định ràng buộc đến mức độ bó tay, bó chân doanh nghiệp nhà nước. Hiện nay, trong doanh nghiệp nhà nước có khoảng gần 2.000.000 lao động, họ rất tâm tư vì tự nhiên bị xã hội nhìn giống như tội đồ trong việc gây ra những thiệt hại vừa qua, trong khi những việc đó là lỗi ở cơ chế, lỗi ở luật pháp, chúng ta không làm rõ được, không minh bạch được những cá nhân đã làm ảnh hưởng đến uy tín của quốc gia, ảnh hưởng đến tài sản của nhân dân. Ở đây, chúng ta cần bình tĩnh. Tôi không đồng tình quan niệm phải cổ phần hóa cho được 400 - 500 doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn hiện nay, không đồng tình việc phải thoái vốn cho bằng được những khoản đã đầu tư ngoài ngành. Bởi vì nếu không khéo, sau này chúng ta mới thấy tại sao lại thoái vốn chỗ này, trong khi nó hiệu quả rồi lại phải mua lại cổ phần dẫn đến bán thì bán với giá thấp và mua lại với giá cao. Tôi đề nghị hết sức bình tĩnh xử lý vấn đề này.

Một điểm nữa, tôi đồng tình với một số đại biểu là nên ưu tiên cho khu vực tư nhân. Nhưng điều đó không có nghĩa là khu vực tư nhân hiện nay đã đủ sức đảm đương gánh vác hết những lĩnh vực mà doanh nghiệp nhà nước đang giữ. Vì vậy, phải hài hòa giữa doanh nghiệp nhà nước và khu vực tư nhân, nếu không khéo là khu vực nước ngoài nuốt hết.

Về mô hình quản lý, hiện nay vốn nhà nước đang nằm trong doanh nghiệp nhà nước là hơn 1 triệu tỷ đồng và số vốn này đang được rải rác, phân tán ở nhiều bộ, ban, ngành và ở cả 63 tỉnh, thành phố. Sự phân tán như vậy dẫn đến việc sử dụng vốn không hiệu quả, thậm chí chỗ thừa thì vẫn để gửi trong ngân hàng hưởng lãi suất thấp, còn chỗ thiếu phải đi vay với lãi suất rất cao. Do đó, rất cần có một cơ quan chuyên môn quản lý tập trung nguồn vốn 1 triệu tỷ đồng này và cơ quan chuyên môn đó chịu trách nhiệm trước 90 triệu cổ đông, mà 90 triệu cổ đông đó là ai, chính là 90 triệu dân. Bởi vì tài sản này là tài sản của Nhà nước và QH là cơ quan đại diện cho người dân để giám sát khoản tài sản đó, cho nên, tôi nghĩ rất cần mô hình quản lý tập trung.

ĐBQH Trịnh Ngọc Phương (Tây Ninh): Thủ tướng Chính phủ không thể là người vừa có thẩm quyền thành lập, vừa là cơ quan đại diện chủ sở hữu

Liên quan đến quản lý, sử dụng vốn nhà nước vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp, tôi thấy cần quy định cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Vấn đề này trong Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự án Luật, UBTVQH cũng đề nghị là không quy định trong Luật, giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất mô hình phù hợp. Tuy nhiên, tôi thấy chưa an toàn và xin có một số ý kiến để UBTVQH xem xét, bổ sung. Theo nội dung quy định tại Điều 41, 42 của dự thảo Luật có chủ thể thành lập doanh nghiệp là Thủ tướng Chính phủ và cơ quan đại điện chủ sở hữu. Tại khoản 2, Điều 42 quy định đối với doanh nghiệp được giao quản lý, cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền, trách nhiệm quy định tại khoản 1 điều này, trừ quyền trách nhiệm quy định tại Điều 41 của luật này. Như vậy cơ quan đại diện chủ sở hữu được giao quyền quản lý nhưng không bao gồm quyền hạn và trách nhiệm đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Theo khoản 1, Điều 41 của dự thảo, Thủ tướng Chính phủ được quyết định thành lập doanh nghiệp, quyết định cơ cấu, tổ chức, quyết định chuyển đổi hình thức chủ sở hữu, quyết định điều chuyển vốn... Tuy nhiên, ngoài vấn đề theo Điều 40 của dự thảo, các chế định của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ thành lập và do Chính phủ quy định. Vấn đề đặt ra là: đối với doanh nghiệp được thành lập hoặc chịu sự quản lý của cơ quan đại diện chủ sở hữu thì thực hiện đầy đủ quyền, trách nhiệm theo Điều 42. Còn đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập thì ai là chủ sở hữu và ai là đại diện chủ sở hữu? Nếu cho rằng Chính phủ là chủ sở hữu và Thủ tướng Chính phủ là đại diện chủ sở hữu có hợp lý hay không? Vấn đề này cần xem xét kỹ, vì nó liên quan rất nhiều đến tính hiệu quả của doanh nghiệp cũng như việc quản lý vốn.

Tại Điều 40 của dự thảo, Chính phủ chỉ ban hành Điều lệ đối với doanh nghiệp do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập được quy định tại khoản 2. Sau đó tại khoản 1, Điều 7, Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước trong việc đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định tại Điều 40 của luật này. Vậy, các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ thành lập có chủ sở hữu là Chính phủ. Nhưng nếu Thủ tướng Chính phủ là đại diện chủ sở hữu thì sẽ không phù hợp bởi lẽ:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 98, Hiến pháp năm 2013 và Điều 3 Luật Tổ chức Chính phủ, thì Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ trong hệ thống hành chính nhà nước. Vì vậy, Thủ tướng Chính phủ không thể là người vừa có thẩm quyền thành lập, vừa là cơ quan đại diện chủ sở hữu. Để thực hiện tốt quyền hạn, trách nhiệm của doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ thành lập, cơ quan nào sẽ thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu như quy định tại Điều 42 và các văn bản còn lại?

Thứ hai, theo quy định tại khoản 1, Điều 78, dự thảo Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) thì doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập sẽ là Công ty TNHH một thành viên và có mô hình, cơ cấu tổ chức, quản lý là Hội đồng thành viên. Do đó tại điểm đ, khoản 1, Điều 41 dự thảo quy định Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên, mà đã là Chủ tịch Hội đồng thành viên thì sẽ có các thành viên. Vậy các thành viên còn lại thì do ai bổ nhiệm?

Thứ ba, theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cũng như trong dự thảo sửa đổi Luật này quy định Chính phủ có thẩm quyền ban hành Nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định. Như vậy, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định thành lập và quy định các nội dung về Công ty TNHH một thành viên như tại Điều 41 dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh không? Khi doanh nghiệp đã thành lập thì có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, chủ sở hữu hoặc đại diện chủ sở hữu sẽ có các quyền và trách nhiệm tương xứng. Chính phủ có tư cách là chủ sở hữu sẽ dùng văn bản nào để ban hành cho từng doanh nghiệp cụ thể theo các nội dung quy định tại Điều 40?

Thứ tư, trong quá trình thực hiện quyền và trách nhiệm đòi hỏi chủ sở hữu hoặc cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp có những quyết định, giải pháp kịp thời. Đối với doanh nghiệp do Thủ tướng quyết định thành lập sẽ có những khoảng trống mà nếu không có cơ quan đại điện chủ sở hữu thực hiện thì sẽ không phát huy được hiệu quả, quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoảng trống đó là:

Một, các quy định cần thiết áp dụng doanh nghiệp tại Điều 42 thì không áp dụng được cho doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập theo quy định Điều 41. Hai, trong khi các cơ quan đại diện chủ sở hữu giao vốn cho doanh nghiệp do mình thành lập thì ai sẽ giao vốn cho doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập? Ba, trong khi cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyền phê duyệt, đề nghị Hội đồng thành viên thì doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ thành lập không biết ai sẽ bổ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị và ai sẽ phê duyệt các đề nghị này...

Vì vậy, tôi kiến nghị cần quy định cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Do vậy, sửa đổi, bổ sung khoản 2, Điều 42 như sau: đối với doanh nghiệp không phải do mình thành lập mà được giao quyền quản lý cơ quan đại diện chủ sở hữu thì thực hiện quyền, trách nhiệm quy định tại khoản 1 điều này. Theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, một chủ thể thành lập thì doanh nghiệp đó chỉ có thể là doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty TNHH một thành viên. Tại khoản 1, Điều 3 của dự thảo giải thích: là cơ quan đại diện chủ sở hữu được giao quản lý và thực hiện quyền, trách nhiệm đối với phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần, công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Vậy căn cứ vào quy định này, nếu công ty TNHH một thành viên do chủ thể khác thành lập thì cơ quan đại diện chủ sở hữu có quyền quản lý hay không? Không có quyền thì cơ quan đại diện chủ sở hữu không có quyền quản lý. Để tương thích mà thống nhất như đã kiến nghị nêu trên, tôi kiến nghị bỏ cụm từ hai thành viên trở lên ở khoản 1, Điều 3 của dự thảo.

Mặt khác, như đã phân tích ở trên, Thủ tướng Chính phủ thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu tại doanh nghiệp do mình quyết định thành lập là không phù hợp với trách nhiệm. Nếu Thủ tướng Chính phủ phải thực hiện thông qua một cơ quan giúp việc, vậy tại sao khi Thủ tướng Chính phủ thành lập doanh nghiệp và không giao lại cho cơ quan đại diện chủ sở hữu thực hiện các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu? Vì vậy, tôi kiến nghị bỏ cụm từ Thủ tướng Chính phủ tại đầu khoản 2, Điều 7 của dự thảo.

ĐBQH Nguyễn Văn Tiên (Tiền Giang): Cần có sự phân loại trong quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh

Qua câu chuyện chúng ta đang đổi mới các đơn vị sự nghiệp công, tôi liên tưởng đến các đơn vị sản xuất, kinh doanh của Nhà nước. Vậy hai cái này xu hướng có gắn gì với nhau không? Kinh nghiệm của đơn vị này có thể học sang đơn vị kia không? Thực tế thời gian vừa qua, Chính phủ, Quốc hội cũng rất trăn trở việc đổi mới các đơn vị sự nghiệp công, Đảng cũng đã có nghị quyết và thực tế hiện đã làm. Chính phủ vừa ban hành Nghị định đổi mới đơn vị sự nghiệp công. Trong đó chúng tôi thấy có một nguyên lý rất hay là: phân loại đơn vị sự nghiệp công. Vậy, trong các đơn vị sử dụng vốn nhà nước chúng ta có phân loại không? Chúng tôi nghĩ chắc phải có chứ. Agribank không thể bằng Vietinbank, Vietcombank được. Dầu khí thì không thể so với anh sản xuất phân bón hay những doanh nghiệp phục vụ nông nghiệp, hoặc không thể so dầu khí với than hay so với dịch vụ bưu chính viễn thông...

Vậy tôi đề nghị trong việc quản lý vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh cũng phải phân loại, giống như đơn vị sự nghiệp công có đơn vị tự chủ 100%, đơn vị tự chủ được một phần và các đơn vị hoàn toàn vốn nhà nước. Từ đó, chúng ta mới quy định việc thu cổ tức, thu cổ phần như thế nào thì hợp lý. Anh nào có tiềm năng nhiều chúng ta thu nhiều, anh nào ít tiềm năng chúng ta để lại. Theo tôi cần có một nguyên tắc như thế. Vậy làm thế nào để áp dụng nguyên tắc này đối với tất các doanh nghiệp, nếu bây giờ cứ để cho các bộ quản lý, mỗi bộ quản lý 10 doanh nghiệp. Tôi lấy ví dụ như ngành y tế hiện đang quản lý mấy doanh nghiệp dược. Có mấy chục bộ quản lý các doanh nghiệp khác nhau. Do đó, tôi đề nghị phải thành lập một cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nguồn vốn này và định hướng chiến lược, phân loại, dựa trên các chiến lược đó để quyết định thu cổ tức theo phân loại. Có thể các đại biểu lo lắng về biên chế, nhưng tôi nghĩ hiện nay nếu để các doanh nghiệp ở các bộ thì các bộ phải có biên chế quản lý, Bộ Tài chính cũng phải có người quản lý những cái này. Do đó, biên chế có lẽ cũng không phải là vấn đề lớn mà nên suy nghĩ để thành lập một cơ quan để quản lý.

(Theo Đại biểu nhân dân)