Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 272e67a1-4987-90f0-c4c5-04cab334c927.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Dung hòa chất lượng và cơ cấu đại biểu là việc rất khó

17/11/2014

Luật hợp nhất bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND lần này đưa ra một tiêu chí cho ứng cử viên từ HĐND cấp xã cho tới QH, tôi thấy không ổn. Ứng cử ĐBQH tiêu chuẩn phải cao hơn nhiều.

Ở đây ứng cử ĐBQH không chỉ là những người không vi phạm pháp luật mà còn liên quan đến phạm trù đạo đức, không phải chỉ không có vấn đề về tiền án mà kể cả tiền sự. Tôi thấy nhiều nước khi ứng cử ĐBQH họ phải điều tra lý lịch. Nói chung tiêu chuẩn là phải sống sạch về luật pháp, về đạo đức, chứ không phải đơn giản như Điều 32 dự thảo Luật, tôi thấy không ổn, chưa kể là nó vô lý. QH quyết định những vấn đề quốc kế, dân sinh, nói nôm na ngày xưa ta gọi giống như phép vua, còn HĐND xã quyết lệ làng; phép vua - lệ làng giống nhau, cùng một tiêu chuẩn là không ổn. Còn thiết kế tiêu chuẩn kiểu nào thì do UBTVQH quy định. Nhưng nếu đọc mà thấy ra ứng cử HĐND cấp xã cũng được mà lên QH cũng ứng cử được - cùng một tiêu chí thì không ổn.

Tôi thấy rất bức xúc, cử tri làm mất uy tín trong bầu cử là bầu hộ, một người đi bầu cho cả nhà, cả xóm và để đạt 100% tỷ lệ cử tri đi bầu, nhanh là đi khua từng nhà, gom lại làm sao bầu cho nhanh, 3 - 4 giờ chiều cho xong. Đây là cách làm mất uy tín ghê gớm trong bầu cử. Bầu xong người ta không biết là cả nhà bầu cho ai hết. Ở nhiều nơi người ta quy định muốn bầu cử thì ngoài thẻ cử tri phải có chứng minh nhân dân hay thẻ căn cước. Hai việc này xác định người đến còn thiếu là người đó, không phải người khác. Quy định như vậy thì không thể bầu hộ. Ta chấp nhận 70-80% không cần 99% hay 100% đi bầu, miễn là cử tri quan tâm đi bầu để đánh giá thực sự bao nhiêu người dân quan tâm. Có vẻ ta thích làm sao 99 - 100%, còn 80%, 90%, 70% là không quen. Đây cũng là một kiểu thành tích. Để bầu cử thực chất tôi đề nghị quy định chặt chẽ trong Luật. Không có chuyện đi bầu giùm và địa phương nào để cho bầu hộ là vi phạm Luật Bầu cử.

Về cơ cấu, trước hết, về hệ thống chính trị của ta, tôi rất đồng tình cơ quan dân cử phải có cơ cấu thành phần dân tộc, tôn giáo... để có tiếng nói chung. Nhưng để nâng cao hoạt động QH thì tiêu chuẩn về chất lượng đại biểu phải cao hơn. Như vậy, giải quyết làm sao để dung hòa được giữa chất lượng và cơ cấu – đây là quá trình nói thì dễ nhưng làm rất khó. Bởi nếu như để cơ cấu cứng, kết quả cứng như ta muốn, thành phần này bao nhiêu phần trăm thì các nước làm một cách không cần bầu, chỉ định QH 500 ghế, quân đội bao nhiêu ghế, ông kia bao nhiêu ghế thì đúng cơ cấu. Đã qua dân bầu thì chỉ tương đối.

Tôi đồng tình với việc cần tăng tỷ lệ đại biểu là nữ, nhưng mấy lần ứng cử của tôi chung đơn vị bầu cử với ứng cử viên là nữ thì toàn nữ rớt. Chúng ta không thể nóng vội và có ngay một cơ cấu như chúng ta muốn. Tôi cho rằng đây là một quá trình giải phóng, tạo điều kiện cho phụ nữ hoạt động xã hội... Chúng ta gò ép cơ cấu không là không ổn. Khi đã bầu là phải tôn trọng phiếu của người dân.

Đề nghị cần có sự chỉ đạo của QH để không có chuyện bầu hộ, bảo đảm chúng ta không thúc ép cơ cấu, làm giảm đi chất lượng và tiêu chuẩn của ĐBQH.

ĐBQH Trần Du Lịch (TP Hồ Chí Minh)

(Theo Đại biểu nhân dân)