Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 385767a1-09c3-90f0-c4c5-02c7bc6dc603.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

Ý KIẾN ĐBQH TỈNH QUẢNG NAM: VỀ GIẢI PHÁP NHẰM GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH VỚI NGƯỜI HOẠT ĐỘNG KHÁNG CHIẾN BỊ NHIỄM CHẤT ĐỘC HÓA HỌC

25/04/2018

Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Dũng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, về các giải pháp nhằm giải quyết chế độ chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, đặc biệt đối với người không còn giấy chứng nhận trước ngày 30/4/1975.

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Dũng - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam

Ngày 28/12/2016, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã có văn bản trả lời chất vấn Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Dũng, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam, về các giải pháp nhằm giải quyết chế độ chính sách đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, đặc biệt đối với người không còn giấy chứng nhận trước ngày 30/4/1975.

Nội dung chất vấn của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Dũng - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Nam như sau:

Theo thông tin từ Hội nạn nhân chất độc da cam (dioxin) thì hiện nay cả nước có khoảng 4,8 triệu người phơi nhiễm dioxin và 3 triệu người là nạn nhân, tổng cộng gần 8 triệu người nhưng hiện mới chỉ giải quyết chính sách cho 200.000 người. Phải chăng do thủ tục giải quyết chính sách chưa thuận lợi, chưa phù hợp thực tiễn, nhiều bất cập như cử tri đã phản ảnh? (cử tri Quảng Nam phản ánh họ chiến đấu, làm việc trong vùng bị rải chất độc da cam nhưng không được hưởng chính sách vì không còn giấy chứng nhận trước 30/4/1975; không thuộc danh sách 17 loại bệnh mà Bộ Y Tế quy định; cùng như nhau nhưng người đi giám định trước thì được công nhận người giám định sau lại không được; con được công nhận chất độc da cam nhưng bố mẹ không được công nhận vì không đảm bảo các điều kiện nêu trên...). Đề nghị Bộ trưởng có giải pháp giải quyết và trả lời thắc mắc của cử tri?

Về vấn đề Đại biểu nêu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội báo cáo như sau:

Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung

Triển khai thực hiện Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng năm 2012 và Nghị định số 31 /2013/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện như: Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2013, Thông tư liên tịch số 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 11 năm 2013, Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2014, trong đó có hướng dẫn các nội dung xác nhận và thực hiện chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

Đến nay, trong số hơn 1,47 triệu người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, có hơn 312.000 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học và con đẻ của họ đã được công nhận và hưởng chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng và một số chế độ ưu đãi khác như: chế độ bảo hiểm y tế, điều dưỡng phục hồi sức khỏe, ưu đãi trong giáo dục, đào tạo, hỗ trợ cải thiện nhà ở,...hầu hết hộ gia đình người có công với cách mạng có mức sống bằng và cao hơn mức sống trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật đã tuân thủ nghiêm túc các quy định theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và các văn bản quy định, hướng dẫn khác. Theo đó, thủ tục hồ sơ giải quyết chế độ, xác nhận người có công đã được đơn giản hóa theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính của Chính phủ. Trình tự, thủ tục xem xét xác nhận và giải quyết chế độ hiện nay cơ bản đã đảm bảo sự chặt chẽ, phù hợp với thực tiễn và đang được triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả tại các địa phương trên cả nước.

Tuy nhiên, do chiến tranh kéo dài và phức tạp, vẫn còn một bộ phận người có công chưa được xác nhận và giải quyết chế độ (do không lưu giữ được giấy tờ), trong đó có người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã thường xuyên rà soát, nghiên cứu, hoàn thiện chính sách theo hướng tạo điều kiện tối đa trong việc xác lập hồ sơ công nhận cho đối tượng, đảm bảo người có công thực sự phải được công nhận và được hưởng chế độ ưu đãi.

Bộ đã ban hành Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH ngày 30/7/2014 nhằm sửa đổi, tháo gỡ một số nội dung còn vướng mắc đối với việc xem xét xác nhận đổi với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, cụ thể:

Những trường hợp không còn các giấy tờ theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 27 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH thì việc xem xét xác nhận được căn cứ một trong các giấy tờ chứng minh thời gian tham gia hoạt động kháng chiến tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng chất độc hóa học như sau:

  • Bản sao một trong các giấy tờ: Lý lịch công an nhân dân; hồ sơ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; hồ sơ khen thưởng tổng kết thành tích tham gia kháng chiến; hồ sơ, giấy tờ khác có giá trị pháp lý được lập trước ngày 01 tháng 01 năm 2000;
  • Giấy xác nhận của cơ quan chức năng thuộc Bộ Quốc phòng về phiên hiệu, ký hiệu, thời gian và địa bàn hoạt động của đơn vị.

Ngoài ra, nhằm khắc phục một số hạn chế liên quan tới công tác khám, giám định bệnh tật cho các đối tượng, đồng thời nhằm ngăn ngừa tình trạng giả mạo hồ sơ, bệnh án, Bộ Y tế đã chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư liên tịch số 20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016 hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ (thay thế Thông tư liên tịch sổ 41/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 18 tháng 11 năm 2013).

Tiếp thu ý kiến của Đại biểu và ý kiến của cử tri, trong thời gian tới, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ thường xuyên phối hợp với Hội nạn nhân chất độc da cam, Hội cựu Thanh niên xung phong trung ương và các bộ ngành nghiên cứu, rà soát và từng bước hoàn thiện chính sách tiến tới trình Quốc hội ban hành Luật Người có công với đất nước nhằm khắc phục cơ bản những bất cập hiện nay để người có công với cách mạng thụ hưởng đầy đủ, kịp thời các chính sách ưu đãi của Đảng, Nhà nước.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tăng cường công tác chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc triển khai thực hiện các chính sách ở các địa phương, đơn vị; nâng cao tinh thần trách nhiệm, chấn chỉnh tác phong lề lối làm việc của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, tập trung xử lý hồ sơ tồn đọng và công tác xác nhận và thực hiện các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng trong thời gian tới.

Toàn bộ nội dung văn bản trả lời chất vấn xin xem tại file đính kèm./.

Cổng Thông tin điện tử Quốc hội

File đính kèm