Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: 919c67a1-d958-90f0-c4c5-0fb34a72e21e.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

BỘ TRƯỞNG BỘ LĐ-TB&XH ĐÀO NGỌC DUNG: CẦN ĐỘT PHÁ TRONG GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP

03/07/2018

Tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XIV vừa qua, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta trong thời gian tới.

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung tại phiên chất vấn

Chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam còn thấp

Đặt câu hỏi chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ LĐ- TB & XH Đào Ngọc Dung, đại biểu Quốc hội Trần Thị Hằng – tỉnh Bắc Ninh cho biết, trong báo cáo kinh tế - xã hội cũng như phát biểu của Bộ trưởng tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội sáng này 26/5 đánh giá chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam còn thấp. Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hằng đề nghị Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ những giải pháp cần ưu tiên trong quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp trong thời gian tới như thế nào?

Nữ đại biểu cũng cho biết, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chọn năm 2018 là năm mở đầu cho đột phá vào lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Bộ trưởng có kỳ vọng kết quả sẽ đạt được như mong muốn không?

Đại biểu Quốc hội Trần Thị Hằng – tỉnh Bắc Ninh đặt câu hỏi chất vấn

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ LĐ- TB & XH Đào Ngọc Dung cho biết, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nguồn nhân lực đóng góp một vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam hiện nay thấp thể hiện ở những mặt sau:

Thứ nhất là chúng ta chưa theo kịp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Nông nghiệp đóng góp vào GDP là 15,34%, công nghiệp là 33,34%, trong khi đó chuyển dịch lao động của chúng ta rất chậm. Hết năm 2017 có 40% lao động nông nghiệp, hết tháng 4/2018 con số này là 38,6%. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bày tỏ lo lắng, với một lực lượng lao động nhiều như vậy nhưng đóng góp thực chất chỉ có 15,34% là vấn đề  mà chúng ta phải bàn tới.

Các đại biểu Quốc hội tại phiên chất vấn

Thứ hai là cơ cấu đào tạo của chúng ta bất hợp lý. Hiện nay theo cơ cấu là 1; 0,35; 0,63 và 0,38, tức là đại học sau đó cao đẳng, trung cấp và sơ cấp. Quan trọng hơn là chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta chưa đáp ứng kỹ năng; các điều kiện lao động, thu nhập, độ an toàn và mạng lưới an sinh cho người lao động cũng chưa đảm bảo. Vì vậy, Bộ trưởng Bộ LĐ- TB & XH Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, thời gian tới việc ưu tiên giáo dục nghề nghiệp là việc tất nhiên và đặc biệt quan trọng. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, giáo dục nghề nghiệp sẽ góp phần rất quan trọng để chuyển dịch cơ cấu lao động và nâng cao chất lượng lao động phù hợp với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trong giai đoạn hiện nay

Cần đột phá trong giáo dục nghề nghiệp.

Bộ trưởng Bộ LĐ- TB & XH Đào Ngọc Dung cho rằng, đột phá giáo dục nghề nghiệp là một chủ trương cực kỳ quan trọng, nó sẽ góp phần làm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của chúng ta thời gian tới. Theo Bộ trưởng, giáo dục nghề nghiệp có 03 việc cần phải quan tâm:

Thứ nhất, cần tiến hành quy hoạch lại toàn bộ mạng lưới giáo dục nghề nghiệp.

Thứ hai, chuyển mạnh sang tự chủ, tạo động lực để phát triển giáo dục nghề nghiệp. Việc tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập là đúng với tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 và đặc biệt là tinh thần của Nghị quyết Trung ương 7. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, đây cũng là một yêu cầu trong đề án đổi mới và tái cơ cấu kinh tế mà Chính phủ đã phê chuẩn.

Bộ trưởng Bộ LĐ- TB & XH Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội

Thứ ba, trong giáo dục nghề nghiệp phải chuyển hẳn sang một hướng mới là kết nối doanh nghiệp. Doanh nghiệp và nhà trường đồng hành. Bộ trưởng Bộ LĐ- TB & XH Đào Ngọc Dung cho rằng, đây là một chủ trương mà nhiều quốc gia đã thành công, đặc biệt là những nước có nền giáo dục nghề nghiệp phát triển cao như Đức, Singapo, Nhật Bản. Năm 2012-2018,

Bộ LĐ- TB & XH sẽ chọn thí điểm 10 trường liên kết, ký kết với 15 tập đoàn và khởi đầu bằng đào tạo theo đơn đặt hàng. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định, đây cũng là một hướng chuyển sang đào tạo gắn với thị trường, gắn với cung cầu, khắc phục điểm yếu của chúng ta thời gian vừa qua. Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tin tưởng, đây là sự mở đầu rất quan trọng để tạo cho chúng ta một hướng đi mới.

Đảm bảo các điều kiện cho người học

Đại biểu Quốc hội Đàng Thị Mỹ Hương – tỉnh Ninh Thuận cho rằng, để đào tạo có chất lượng thì phải có người dạy có chất lượng, cơ sở vật chất và trang thiết bị và hoạt động thực hành, thực nghiệm có chất lượng. Nữ đại biểu đề nghị Bộ trưởng Đào Ngọc Dung giải trình rõ hơn về các giải pháp tích cực của ngành để có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của người học, đó là học có chất lượng, có hiệu quả, ra trường có việc làm, cử tri đang rất mong muốn về điều này.

Đại biểu Quốc hội Đàng Thị Mỹ Hương – tỉnh Ninh Thuận chất vấn Bộ trưởng Đào Ngọc Dung 

Trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ LĐ- TB & XH Đào Ngọc Dung cho rằng, việc nâng cao chất lượng đào tạo trong đó có nguồn lực nhân lực và đặc biệt là đội ngũ thầy cô cũng như các điều kiện đảm bảo quyền lợi cho người học sinh, sinh viên là cần thiết. Bộ trưởng Bộ LĐ- TB & XH Đào Ngọc Dung cho biết, hiện nay đã có chương trình chuẩn hóa giáo viên tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp; các tiêu chí, tiêu chuẩn, chế độ chính sách đối với đội ngũ giáo viên cũng như các điều kiện đảm bảo cho người học, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đảm bảo người học ra trường có việc làm, có thu nhập.

Thu Phương

Các bài viết khác