Error

Web Part Error: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe. Correlation ID: ebe467a1-9952-90f0-c4c5-05335647adc9.

Error Details:
[UnsafeControlException: A Web Part or Web Form Control on this Page cannot be displayed or imported. The type TVPortal.Publishing.Category.wpMenuLeftDaiBieuQuocHoi2, TVPortal.Publishing.Category, Version=1.0.0.0, Culture=neutral, PublicKeyToken=616514c961de576d could not be found or it is not registered as safe.]
  at Microsoft.SharePoint.ApplicationRuntime.SafeControls.GetTypeFromGuid(Boolean isAppWeb, Guid guid, Guid solutionId, Nullable`1 solutionWebId, String assemblyFullName, String typeFullName, Boolean throwIfNotSafe)
  at Microsoft.SharePoint.WebPartPages.SPWebPartManager.CreateWebPartsFromRowSetData(Boolean onlyInitializeClosedWebParts)

NGUYÊN ĐBQH BÙI THỊ AN: GIẢI PHÁP GIẢM Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ CHƯA ĐẠT HIỆU QUẢ NHƯ MONG MUỐN

22/03/2019

Tại Việt Nam, ô nhiễm không khí, khói bụi luôn duy trì ở ngưỡng cao đang là những hệ lụy chưa thể giải quyết. Ô nhiễm không khí cũng được xem là nguyên nhân lớn nhất gây bệnh tật và tử vong sớm trên toàn cầu. Theo bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội khóa XIII, người dân không có nhiều thông tin về ô nhiễm không khí, trong khi đó những biện pháp giảm ô nhiễm không khí đang được triển khai chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Ô nhiễm không khí vượt mức cho phép

Hàng ngày, các chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội đều được cập nhật từ các trạm quan trắc tự động và được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội công khai để nhân dân biết và chủ động phòng tránh. Các số liệu chất lượng không khí đo được đều cho kết quả vượt chuẩn cho phép. Trong đó, màu vàng là chất lượng không khí ở mức TRUNG BÌNH, cảnh báo nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp) NÊN hạn chế thời gian ở ngoài. Màu da cam là thể hiện chất lượng không khí KÉM nhóm nhạy cảm CẦN hạn chế thời gian ở ngoài. Màu đỏ là chất lượng không khí XẤU nhóm nhạy cảm TRÁNH ra ngoài, những người khác hạn chế ở ngoài.

Chất lượng không khí ở Hà Nội ngày 21/3/2019 cho thấy, nhóm nhạy cảm (trẻ em, người già và những người mắc bệnh hô hấp) nên hạn chế thời gian ở ngoài

Theo các chuyên gia môi trường, nguồn phát thải ô nhiễm không khí tại các đô thị là do hoạt động giao thông vận tải, xây dựng, từ các cơ sở sản xuất công nghiệp nội đô; hoạt động đun nấu, sinh hoạt của dân cư; quá trình xử lý rác thải và các nguồn ô nhiễm từ ngoại thành chuyển vào, đốt rác rơm rạ khi mùa vụ kết thúc...

Bà Trần Lệ Thùy - Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Truyền thông và Phát triển, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, khẳng định: "Ô nhiễm không khí ở Hà Nội đang tăng rất nhanh và mức độ ngày càng nghiêm trọng, thường xuyên thuộc top 4 trên thế giới, có thời điểm top 2 của thế giới. Bắc Kinh, Trung Quốc là thành phố ô nhiễm không khí nghiêm trọng nhưng tại Hà Nội, có những ngày mức độ ô nhiễm không khí cao hơn cả Bắc Kinh, Trung Quốc. Ô nhiễm không khí ở Hà Nội ở mức khá nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới người dân".

Bà Trần Lệ Thùy, Giám đốc Trung tâm Sáng kiến Truyền thông và Phát triển, thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam

Theo thống kê, tại Hà Nội, vào giờ cao điểm, số ô tô hoạt động là 500 chiếc/km2 và xe máy là 6000 chiếc/km2. Tại Tp.Hồ Chí Minh, con số này là 7 triệu ô tô, xe máy chạy mỗi ngày, chưa kể các công trình xây dựng,… Điều đó khiến ô nhiễm không khí ô nhiễm tồi tệ hơn. Điều lo ngại, tình trạng ô nhiễm không khí không phải là lần đầu tiên được đề cập ở Việt Nam đặc biệt tại các đô thị lớn. Đã có thời điểm Thủ đô Hà Nội được cảnh báo đứng trước nguy cơ lọt vào nhóm các thành phố có mức ô nhiễm không khí nhất thế giới. Dựa trên cơ sở dữ liệu chất lượng không khí của Tổ chức Y tế thế giới, Trung tâm Phát triển và Sáng tạo xanh phân tích và chỉ ra rằng người dân Hà Nội đang phải tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm xếp thứ 2 trong số 23 thành phố được khảo sát ở một số quốc gia Đông Nam Á. Bình quân 91% số ngày trong 3 tháng đầu năm 2018, mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội vượt tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế thế giới. Kết quả này dựa trên dữ liệu thu thập tại trạm quan trắc chất lượng không khí của Đại sứ quán Mỹ tại Hà Nội.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông, cho rằng cần giảm bớt phương tiện quá cũ, xả khói đen nhưng cần làm cương quyết thì mới giảm bớt được ô nhiễm do phương tiện giao thông gây ra. Muốn làm tốt được việc này thì cần có giải pháp phát triển giao thông công cộng, giảm bớt xe cá nhân.

Ô nhiễm không khí là nguồn cơn của bệnh tật

Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia Việt Nam đã chỉ rõ, ô nhiễm môi trường không khí gây ra những tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng. Tỷ lệ người dân ở các đô thị lớn mắc các bệnh liên quan đến ô nhiễm không khí chiếm tỷ lệ khá cao, trẻ em là nhóm đối tượng chịu tác động lớn nhất. Trong đó, bụi mịn (PM 2.5) là những hạt bụi nhỏ li ti mà mắt thường không nhìn thấy, được coi là tác nhân gây ô nhiễm có ảnh hưởng nhất đối với sức khỏe, do có khả năng lắng đọng, thẩm thấu, di chuyển trong phổi. Vì thế, các hạt bụi này có thể gây tác động sức khỏe tức thời như kích ứng mắt, mũi, họng và phổi, ho, hắt hơi, chảy nước mũi và khó thở. Phơi nhiễm lâu dài với bụi mịn cũng có thể tăng tỷ lệ viêm phế quản mạn tính, suy giảm chức năng phổi và tăng tỷ lệ tử vong do ung thư phổi và bệnh tim.

Tại các đô thị lớn như Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh, nồng độ bụi mịn và siêu mịn ở một số khu vực đang vượt tiêu chuẩn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới. Một số khu vực nội thành của các đô thị lớn, nồng độ bụi mịn PM10 và bụi siêu mịn PM2.5 vượt ngưỡng cho phép của Quy chuẩn Việt Nam, chiếm tỷ lệ hơn 1/5 tổng số ngày trong năm. Đối với các đô thị miền Bắc, số ngày có nồng độ bụi cao thường tập trung vào các tháng mùa Đông.

Thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm, trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí như các bệnh về tim, phổi và đột quỵ. Hàng ngày có khoảng 93% trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi (tương đương với 1,8 tỷ em) phải hít thở bầu không khí ô nhiễm khiến cho sức khỏe và sự phát triển của các em bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Mối nguy hại này được Tổ chức Y tế thế giới nhận diện trong một báo cáo vừa được công bố trước khi diễn ra Hội nghị Toàn cầu lần đầu tiên về ô nhiễm không khí và sức khỏe vừa diễn ra.

Tại Việt Nam, theo Tổ chức Y tế thế giới, trong 10 bệnh có tỷ lệ tử vong cao nhất tại Việt Nam có 6 bệnh liên quan đến đường hô hấp có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí và chất lượng không khí. Trong cơ cấu bệnh tật, các bệnh về đường hô hấp cũng là 1 trong 5 nhóm bệnh bị mắc phải cao nhất.

Giải pháp nào cải thiện ô nhiễm không khí ở đô thị lớn?

Theo kết quả khảo sát do Trung tâm Sáng kiến Truyền thông và Phát triển cung cấp cho thấy, 78-90% người dân Hàn Quốc tin rằng, ô nhiễm không khí có thể đe dọa tính mạng đáng lo hơn cả nguy cơ hạt nhân từ Bắc Triều Tiên. Hàn Quốc và Việt Nam có cùng tiêu chuẩn quốc gia về nồng độ bụi mịn là 50mg/m3- mức này gấp đôi tiêu chuẩn mà Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là 25 mg/m3. Năm 2017, Seoul có 20 ngày có nồng độ bụi mịn trong 24h vượt quy chuẩn quốc gia (50mg/m3), trong khi đó cũng trong năm 2017, Hà Nội có tới 99 ngày như vậy. Ở Seoul, mỗi khi nồng độ bụi mịn chạm mức 50mg/m3, Phòng phụ trách ô nhiễm của thành phố này sẽ họp khẩn cấp bàn cách đối phó và gửi tin nhắn cho người già và trẻ em hạn chế ra ngoài. Đồng thời triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người dân phòng tránh ô nhiễm như phát vé xe bus miễn phí, hạn chế ô tô vào thành phố, xe công vụ có thể ngừng hoạt động, trường học cũng có thể đóng cửa…

Còn tại Hà Nội, trong năm 2017, chỉ có đúng 38 ngày không khí sạch. Riêng tháng 11/2018 có 22/30 ngày nồng độ bụi mịn vượt quá 50 mg/m3. Mặc dù Hà Nội đã tiến hành lắp đặt các trạm quan trắc không khí tự động và cập nhật thông tin trên trang web của Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố, nhưng số lượng các trạm quan trắc này vẫn còn ít và cũng chỉ có số ít người biết đến những chỉ số chất lượng không khí và các kỹ năng, kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khoẻ gia đình mình.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Lanh, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí ở các đô thị thì nhiều nước trên thế giới đều triển khai các giải pháp là tăng giao thông công cộng, giảm phương tiện giao thông cá nhân. Ở Việt Nam cũng đang thực hiện phương án này nhưng còn gặp nhiều khó khăn là hệ thống hạ tầng giao thông công cộng của chúng ta chưa đạt được tiêu chí cần thiết để phục vụ người dân. Ngoài giảm phương tiện cá nhân thì cũng cần có chính sách đồng bộ và điều quan trọng nhất là phải thay đổi ngay từ trong quan điểm, nhận thức của người dân, tất cả mọi người cần chung tay ngăn chặn các hành vi gây ô nhiễm không khí, đó không chỉ là việc “nên” hay “không nên”, mà đó là trách nhiệm của mỗi người.

Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy cho rằng, số lượng lớn phương tiện giao thông cá nhân là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm không khí, nước và chất thải rắn gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, thiệt hại về kinh tế cũng như các vấn đề xã hội. Theo số liệu quan trắc, mức độ ô nhiễm bụi tại các đô thị vẫn ở ngưỡng cao, chưa có dấu hiệu giảm trong suốt 5 năm qua. Giải pháp nào giảm ô nhiễm không khí, đặc biệt tại các đô thị lớn? Phóng viên Cổng thông tin điện tử Quốc hội đã có cuộc trao đổi với bà Bùi Thị An, đại biểu Quốc hội Khóa XIII, nguyên Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường về nội dung này:

Phóng viên: Xin cảm ơn đại biểu đã trả lời phỏng vấn. Thưa đại biểu, Việt Nam là một trong những quốc gia có mức độ ô nhiễm không khí lớn nhất trên thế giới hiện nay, đặc biệt là ô nhiễm không khí diễn ra tại các khu đô thị lớn. Bà đánh giá như thế nào về thực trạng này?

Bà Bùi Thị An, Nguyên Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội: Nếu đi thi đứng top đầu thì rất mừng, nhưng ô nhiễm môi trường đứng top đầu thì đáng buồn. Hà Nội là một trong những thành phố có mức ô nhiễm không khí ở mức báo động. Điều này ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người và gây ra nhiều hệ lụy. Ai cũng biết thực trạng này, từ cơ quan chức năng tới người dân nhưng làm thế nào để giải quyết vấn đề này. Thời gian vừa qua, thành phố Hà Nội đã đưa ra nhiều giải pháp cũng mang tính căn cơ, như di chuyển toàn bộ các làng nghề trong nội đô ra khỏi khu dân cư; đưa các trường học, bệnh viện ra ngoại thành… nhưng giải pháp này chưa được giải quyết triệt để. Vẫn còn lác đác các làng nghề tồn tại trong nội đô của thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội. Đó là chưa kể hiện chung cư ở Hà Nội mọc lên rất nhiều, mật độ dân số tăng đồng nghĩa với việc ô nhiễm không khí. Đây là những vấn đề nan giải đặt ra không chỉ ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh mà tất cả các đô thị ở Việt Nam

Bà Bùi Thị An, nguyên Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội

Phóng viên: Theo đại biểu, đâu là nguyên nhân khiến tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực đô thị ở Việt Nam hiện nay?

Bà Bùi Thị An, nguyên Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội: Theo tôi, nguyên nhân đầu tiên là khí thải từ các khu công nghiệp, nhà máy ở ven đô, thậm chí nhiều làng nghề đang tồn tại ở nội đô đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Thứ hai, phương tiện giao thông đang quá lớn, hiện chưa có biện pháp nào để giảm phương tiện cá nhân, vì đây là phương tiện mưu sinh của người dân. Ô nhiễm không khí là vấn đề toàn cầu không chỉ riêng Hà Nội, không ai tránh được do phải hít thở thường xuyên, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe đặc biệt là người già, trẻ em. Mặc dù có đeo khẩu trang cũng không thể loại bỏ hoàn toàn không khí bị ô nhiễm đặc biệt là tại các thành phố lớn. Mặc dù Bộ Y tế có cố gắng nhưng cũng không phòng được hoàn toàn các bệnh do ô nhiễm không khí gây ra.

Phóng viên: Vậy để giải quyết thực trạng đáng báo động này, cần có những giải pháp mang tính tổng thể nào từ phía ngành chức năng và chính quyền địa phương, thưa đại biểu?

Bà Bùi Thị An, nguyên Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội: Để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí cần làm từng phần, theo lộ trình. Nếu có điều kiện, cần có chế tài nghiêm ngặt hơn đối với cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường, nhưng ô nhiễm ở mức độ nào, phải đo được mức độ ô nhiễm do cơ sở đó gây ra mới có cơ sở xử phạt. Trong khi đó, hiện nay vẫn chưa làm được điều này. Tôi nghĩ, bên cạnh chế tài xử phạt, chúng ta cần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức của người dân cũng như các cơ sở sản xuất tự nguyện thực hiện các biện pháp giảm ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Giải pháp hiệu quả nhất vẫn phải là kết hợp tổng thể hiệu quả các giải pháp; đồng thời phải gắn trách nhiệm với chính quyền địa phương, người đứng đầu chính quyền địa phương phải coi đây là trách nhiệm, nghĩa vụ góp phần vào giảm ô nhiễm không khí.

Phóng viên: Xin trân trọng cảm ơn Đại biểu!

Lan Hương